SKKN Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành kĩ năng đọc đúng, đọc chuẩn cho học sinh Lớp 2

docx 12 trang sangkienhay 08/03/2024 2060
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành kĩ năng đọc đúng, đọc chuẩn cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành kĩ năng đọc đúng, đọc chuẩn cho học sinh Lớp 2

SKKN Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành kĩ năng đọc đúng, đọc chuẩn cho học sinh Lớp 2
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1.LỜI GIỚI THIỆU
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học, đã được xác định trong nghị quyết TW4 Khóa VII 
(01/1993) nghị quyết TW2 khóa VIII (12/1996) được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12/1998). 
Luật giáo dục điều 24 đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự 
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học bồi dưỡng 
phương pháp tự học, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem 
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 
Tiếp tục thực hiện theo chương trình dạy học theo tinh thần linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực 
tiễn, giáo dục từng địa phương, từng lớp học từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp (CV 896 
BGD-ĐT – GDTH) được ban hành nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hứng tích cực hóa 
hoạt động học tập của học sinh. 
Nhưng thực tế cho đến nay nhiều người vẫn chưa xem việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn 
đề cần quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức. 
Mặt khác trong quá trình giảng dạy đối với học sinh tiểu học nói chung, đối với phân môn tập đọc 
nói riêng, người dạy chưa đặc biệt chú ý rèn cho học sinh một kỹ năng quan trọng. Đó là “Kỹ 
năng đọc”. Từ đó kỹ năng đọc của học sinh trở nên hạn chế, đôi khi đọc các em phải dừng lại để 
đánh vần, dẫn đến tình trạng thụ động, nhàm chán, lười học do mất kiến thức cơ bản 
Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, phân môn Tập đọc là môn học rất cần phải tạo 
điều kiện cho học sinh tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động học tập và 
rút kinh nghiệm và thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Với tầm quan trọng và thực tế trên, việc rèn kỹ năng đọc theo hướng tích cực hóa hoạt động học 
tập trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc là một nhân tố góp phần vào việc giáo dục học 
sinh là một việc làm thực tiễn, có ý nghĩa sâu sắc. 
Từ thực tế đó tôi xin đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh . 
Với mục đích giúp các em có sự ham thích và hứng thú học phân môn Tập đọc qua đề tài “Một 
số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành kĩ năng đọc đúng, đọc chuẩn 
cho học sinh lớp 2” Tôi chọn đề tài này nhằm tiếp cận, vận dụng có hiệu quả các phương pháp 
dạy học. Qua đó đề xuất một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 theo hướng đổi mới 
2. TÊN SÁNG KIẾN: Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành kĩ năng 
đọc đúng , đọc chuẩn cho học sinh lớp 2
 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
- Họ và tên: Phương Thị Thảo
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu họcTam Hợp.
- Số điện thoại: 0984935958 - E_mail: maicuongtm@gmail.com Đọc có ý thức hơn lưu loát hơn, thể hiện rõ hơn, những phản ứng cảm xúc, tình cảm, thông qua 
bài đọc (CV896 BGDĐT – GDTH), học sinh cần đạt yêu cầu tối thiểu sau: 
+ Đọc đúng, không ngắc ngứ 
+ Tốc độ đọc 
. Giữa học Kỳ I : 35 tiếng / phút 
. Cuối học kỳ I : 40 tiếng / phút 
. Giữa học Kỳ II : 45 tiếng / phút 
. Cuối học kỳ II : 50 tiếng / phút 
7.2 Đôi điều về tính tích cực và phương pháp dạy học tích cực. 
7.2.1 Tính tích cực là gì? 
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Tính tích cực của con 
người biểu hiện trong hoạt động đặc biệt trong những hoạt động chủ động của chủ thể. Học tập là 
hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi đi học. 
Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ 
đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác, hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo 
nên tính tích cực. 
Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như : hăng hái trả lời câu hỏi của giáo viên, bổ 
sung các câu trả lời của bạn; thích phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra, hay nêu 
thắc mắc , đòi hỏi giải thích những vấn đề chưa đủ rõ, chủ động vận dụng kiến thức , kỹ năng đã 
học để nhận thức vấn đề mới 
7.2.2. Phương pháp tích cực là gì?
- Phương pháp tính tích cực là một thuật ngữ được rút gọn; được dùng ở nhiều nước, để chỉ những 
phương pháp giáo dục – dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người 
học.
7.2.3. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực 
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học 
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. 
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
7.3.1 Sự hạn chế trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 2 qua việc rèn kỹ năng 
đọc cho học sinh Học sinh không thể hiện đúng các kiểu câu khi đọc do nhầm lẫn về hình thức diễn đạt .
Chẳng hạn : Đọc các câu hỏi tu từ như: câu hỏi thông thường, đọc câu cảm như câu hỏi, đọc lên 
giọng máy móc ở các từ cuối câu hỏi. Khiến cho một cuộc trò chuyện tâm tình được thể hiện như 
một cuộc cải vã. Một số giáo viên, do cách hiểu chưa thật chính xác, khái niệm đọc diễn cảm. Nên 
khi đọc mẫu đã cố gắng uốn gịong một cách cầu kỳ, khiến giọng đọc trở nên thiếu độ trung thực 
cần thiết. Học sinh vì làm theo mẫu, nên cũng đọc thái quá như vậy
* Tóm lại : xuất phát từ thực trạng nêu trên , cho thấy hiệu quả giờ học phân môn tập đọc thông 
qua kỹ năng đọc của học sinh còn nhiều hạn chế, như thế chưa phát huy tính tích cực hoạt động 
học tập, mang tính sáng tạo, tự giác của học sinh. Tâm lý e dè, nhút nhát, ngại giao tiếp trước 
đám đông cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế sự hứng thú. Tất yếu dẫn tới câu hỏi : chúng 
ta có thể làm gì để nâng cao khả năng đào tạo trình độ đọc cho HS? Đây không chỉ là vấn đề nghiên 
cứu lý thuyết thuần túy về đọc mà còn liên quan đến việc phát triển mục đích và phương pháp 
đào tạo, giáo dục việc đọc cho học sinh Tiểu học hiện nay. Với thực trạng nêu trên, trong khuôn 
khổ bài viết này, tôi xin đề cập việc sửa lỗi đọc cho học sinh lớp 2 bằng một hoạt động bổ trợ, đó 
là : sử dụng tổ hợp bài tập rèn kỹ năng đọc cho học sinh trong giờ tập đọc.
7.4 Giải pháp
7.4.1 Vị trí , vai trò của giáo viên trong phương pháp dạy tập đọc theo hướng đổi mới 
Đổi mới phương pháp dạy – học là vấn đề được đặt lên vị trí hàng đầu được các cấp quản lý giáo 
dục đặc biệt quan tâm. Vì nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng và 
hiệu quả giáo dục. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta trực tiếp giảng dạy cần xác định rõ chính xác, 
nắm vững về việc đổi mới sao cho phù hợp với tình hình, năng lực của học sinh. Nghĩa là giáo 
viên không đóng vai trò truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng các phương pháp như : thuyết 
trình giảng giải, song song đó là học sinh chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Mà được vận 
dụng bằng các phương pháp sao cho giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh bằng các câu 
hỏi gợi ý, gợi mở – song song đó là học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập một cách tích 
cực nhằm tiếp thu bài một cách chủ động và hiệu quả hơn. Muốn làm được công việc trên thì bản 
thân giáo viên phải nỗ lực nhiều so với phương pháp dạy học thụ động và phải kiên trì vận dụng 
phương pháp đổi mới nhằm tạo cho các em thích ứng dần với phương pháp học tập chủ động một 
cách vừa sức, từ thấp đến cao. Trong đổi mới phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp giữa 
hoạt động dạy và hoạt động học thì mới thành công. 
 Như vậy khi nhấn mạnh vai trò chủ thể nhận thức, cảm thụ của học sinh. Phương pháp dạy học 
theo hướng đổi mới. Giáo viên không chỉ đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành 
động với phương pháp dạy học trên thì vai trò của giáo viên không những không bị hạ thấp mà 
còn được đề cao với tư cách là người gợi mở, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài trong hoạt động học tập 
của học sinh. 
7.4.2 Bài tập rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập 
a- Bài tập luyện chính âm (còn gọi là bài tập luyện phát âm đúng). 
Đây là loại BT dễ thực hiện nhưng ít xuất hiện trong SGK nên ít được giáo viên sử dụng. Hình 
thức bT có thể là tìm (gạch dưới, đóng khung, liệt kê) những từ ngữ khó đọc trong bài. 
Cách thực hiện : Để đổi mới cho phù hợp với tình hình năng lực thực tế học sinh của lớp, ta không 
nên chọn và ghi sẵn các từ ngữ khó cho học sinh luyện đọc. Và sau khi cho học sinh thực hiện BT, 
GV không đọc mẫu, yêu cầu HS đọc từ ngữ, câu có chứa tiếng HS hay mắc lỗi rồi GV mới chữa, Với dạng bài tập này sẽ giúp cho học sinh nhanh chóng hiểu và phát âm chính xác các tiếng / từ 
khó dễ lẫn mà nguyên nhân chính là do học sinh chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thổ âm của môi trường 
mình sinh sống. 
b- Bài tập luyện đúng trọng tâm 
Đây là kiểu bài tập giúp HS đọc rõ, nhấn giọng hay kéo dài, những từ chìa khóa của bài đọc 
* Cách thực hiện : Khi đến phần hướng dẫn học sinh đọc đoạn. Theo cách dạy thông thường, giáo 
viên ghi sẵn câu hoặc đoạn vào băng giấy hoặc bảng phụ. Dùng các ký hiệu ( /; //) ngắt, nghỉ hoặc 
gạch chân các từ cần nhấn giọng  với cách hướng dẫn trên thì chưa phát huy được tính tự giác, 
chủ động của học sinh . Vì học sinh chỉ làm theo mẫu có sẵn. Nó mang tính chất áp đặt, chưa khơi 
dậy được ở học sinh óc sáng tạo, cũng như sự đam mê hứng thú trong học tập. 
 Với hình thức luyện đọc trên tôi thay thế bằng cách xây dựng bài tập luyện đúng trọng âm. 
VD 1 : Ghi dấu dưới tiếng cần nâng cao giọng và dấu bằng ( = ) dưới tiếng cần hạ thấp giọng khi 
đọc các câu sau : 
+ Bạn là ai? Vì sao bạn khóc? 
+Tôi là cá sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi (quả tim khỉ, TV 2, tập 2, tr.51). 
* Giải đáp 
+Bạn là ai? vì sao bạ n khóc? 
+Tôi là cá Sấu . Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi 
VD 2 : Gạch dưới các từ cần nhấn giọng khi đọc 4 dòng thơ sau của bài Mẹ (TV 2, tập 1 , Tr 
101) 
 Lặng rồi / cả tiếng con ve / 
 Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi //
 Những ngôi sao / thức ngoài kia /
 Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con// 
* Giải đáp 
 Lặng rồi / cả tiếng con ve / 
 Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi //
 Những ngôi sao / thức ngoài kia /
 Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con// 
* Cách tiến hành * Tóm lại : 
Để rèn tốt các kỹ năng đọc đã nêu. Nhằm nâng cao hiệu quả đọc cho học sinh cần phải đảm bảo 
các yêu cầu sau: 
- Giáo dục việc đọc ngay từ đầu phải hướng dẫn sự trãi nghiệm và tạo niềm vui cho học sinh 
- Giáo dục việc đọc cho học sinh cần phải khách quan khoa học, nghĩa là phải chú trọng bản chất 
của hoạt động đọc và quá trình đọc
- Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp giữa hoạt 
động dạy và hoạt động học thì mới thành công.
- Giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp 
học tập chủ động một cách vừa sức, phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách 
theo nguyên tắc từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 
 * Kết quả nhận thấy sau một thời gian vận dụng các bài tập này là:
+ Tạo sự hứng thú, niềm đam mê, yêu thích môn học.
+ Tạo ra bầu không khí sôi nổi, vui vẻ trong các tiết học.
+ Sự hứng thú với phân môn Tập đọc của các em đã được cải thiện rõ rệt từ đó làm cải thiện các 
kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh.
+ Học sinh tự tin hơn trong việc vận dụng kiến thức.
+ Nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt.
- Bài tập này có khả năng áp dụng đối với đối tượng là học sinh khối lớp 2 của Trường Tiểu học 
Tam Hợp và các trường tiểu học khác trong huyện, trong tỉnh.
8. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN :
 Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một yếu tố vô cùng quan trọng được các cấp quản 
lý giáo dục quan tâm và đưa lên vị trí hàng đầu, trong sự nghiệp giáo dục. Nhằm nâng cao chất 
lượng hiệu quả dạy – học giáo dục tiểu học. Để phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. 
Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học chúng ta cần lưu ý tiến hành đổi 
mới một cách đồng bộ và hiệu quả một số vấn đề sau: 
8.1 Công tác quản lý 
-Quán triệt chủ trương của ngành về đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao nhận thức cho 
cán bộ quản lý giáo dục đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, như: tổ chức các giờ 
học, các hoạt động giáo dục diễn ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên – hiệu quả và chất lượng. 
-Tăng cường hoạt động kiểm tra chuyên môn dự giờ rút kinh nghiệm đánh giá xếp loại theo 
chuẩn 14. Bên cạnh đó thường tổ chức cho giáo viên giao lưu trao đổi học hỏi rút kinh nghiệm 
giảng dạy trong và ngoài trường. 
-Thường xuyên kiểm tra đánh giá, xếp lại học sinh theo tinh thần đổi mới 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_nham_hinh.docx