SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt nhằm gây hứng thú cho học sinh Lớp 2 Theo mô hình trường học mới Việt Nam

docx 33 trang sangkienhay 21/03/2024 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt nhằm gây hứng thú cho học sinh Lớp 2 Theo mô hình trường học mới Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt nhằm gây hứng thú cho học sinh Lớp 2 Theo mô hình trường học mới Việt Nam

SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt nhằm gây hứng thú cho học sinh Lớp 2 Theo mô hình trường học mới Việt Nam
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN RẠNG ĐÔNG
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN
 TIẾNG VIỆT NHẰM GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
 LỚP 2 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM
 Tác giả: VŨ THỊ THUÝ
 Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm
 Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường Tiểu học TT Rạng Đông vì Tiếng Việt không những dạy cho các em biết các kiến thức về ngữ pháp, về ngôn 
ngữ trong giao tiếp mà còn giúp các em giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Tiếng Việt có nhiệm vụ 
làm giàu vốn từ cho học sinh và hướng dẫn học sinh sử dụng từ - câu một cách chính 
xác trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
 Qua thực tế giảng dạy lớp 2 nói chung và ở môn Tiếng Việt lớp 2 nói riêng, tôi 
nhận thấy rằng: “Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 2” giúp học sinh hình thành kĩ năng 
sử dụng Tiếng Việt ( nghe - nói - đọc - viết), kĩ năng thực hành giao tiếp cụ thể. Nội 
dung sách hướng dẫn học tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực mang tính cập 
nhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học trong thời đại mới hiện nay.
 Trẻ em chính là mầm non của đất nước, là người chủ nhân tương lai. Vì vậy các 
em cần được quan tâm, phát triển toàn diện cả về thể chất, đạo đức, tình cảm và trí 
tuệ. Các em không chỉ cần có điều kiện học tập tốt mà còn cần được vui chơi giải trí, 
nhất là với học sinh tiểu học, các em vừa qua giai đoạn mẫu giáo có hoạt động vui 
chơi là chủ đạo. Ở cấp học này, do đặc điểm về tâm lí lứa tuổi, việc hình thành những 
phẩm chất của tư duy, của nhân cách phải được hình thành theo kiểu “ mưa lâu thấm 
đất”. Các em phải được “ học mọi nơi, mọi lúc, mọi cách, qua mọi nội dung”. Chính 
vì lẽ đó, học sinh tiểu học cần phải được tổ chức các trò chơi phù hợp với nội dung 
chương trình.
 Trò chơi học tập là hình thức hoạt động vui chơi nhằm mục đích học tập. Đưa 
trò chơi vào lớp học tức là biến việc học trên lớp thành một cuộc chơi. Và qua việc 
tổ chức vui chơi mà giúp cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng hơn, hào 
hứng hơn, giúp cho việc rèn luyện kĩ năng đạt hiệu quả cao hơn. Đưa trò chơi vào lớp 
học đã đáp ứng đúng được cùng lúc hai nhu cầu của con người : nhu cầu vui chơi và 
nhu cầu học tập. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh cũng được rèn luyện, 
phát triển cả về trí tuệ và nhân cách, đáp ứng mục tiêu môn học theo hướng đổi mới 
đó là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tự lĩnh hội và chiếm lĩnh kiến thức, giáo 
viên chỉ giúp đỡ các em thông qua các hoạt động học.
 Việc xây dựng và tổ chức một số trò chơi học tập vui và nhẹ nhàng về Tiếng năng sáng tạo của cá nhân. Vì vậy cùng với việc đổi mới nội dung chương trình thì 
đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là tổ chức trò chơi trong mỗi tiết học có một 
vị trí hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là việc làm cần thiết góp phần nâng cao 
chất lượng dạy học cũng như thực hiện được mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước, 
ngành giáo dục và đào tạo đề ra.
 Trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn 
hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát triển năng lực cá 
nhân. Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm 
của bản thân để học sinh chiếm lĩnh tri thức rồi vận dụng các tri thức đó vào thực 
hành. Tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động, không dập khuôn máy móc, biết 
tự đánh giá và đánh giá kết quả của bạn. Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm 
vui trong học tập. Đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực, sở trường 
của mình, biết áp dụng kiến thức mới trong bài học vào thực tế đời sống xã hội.
 Môn Tiếng Việt theo chương trình trường tiểu học mới VNEN có một vị trí 
quan trọng trong giáo dục ở Tiểu học. Mỗi trò chơi Tiếng Việt đều có kết quả nhất 
định. Việc hoàn thành những công việc được giao phó, những nhiệm vụ trong lúc 
chơi, việc thể hiện sự nhanh trí, thể hiện tính tích cực là kết quả của trò chơi. Các kết 
quả đó được các em cảm thấy như một thành công nhất định mà các em đã đạt được, 
góp phần tăng năng lực sử dụng Tiếng Việt của các em, hoàn thành mục tiêu bài học 
Tiếng Việt. Mà cụ thể mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là:
 - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( đọc, 
viết, nghe, nói ) và cung cấp những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc học Tiếng 
Việt nhằm từng bước tạo ở học sinh năng lực dùng Tiếng Việt để học tập ở tiểu học 
và các bậc học cao hơn, để giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
 -Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt theo chương trình trường tiểu học mới 
VNEN góp phẩn rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, phán 
đoán tổng hợp,...)
 - Cung cấp cho học những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết + Học sinh có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, được thực hành và vận dụng 
những kiến thức, kĩ năng đó học vào đời sống hàng ngày.
 +Học sinh chủ yếu làm việc theo cá nhân, theo nhóm; được thảo luận, trao đổi 
và tự đánh giá cũng như đánh giá lẫn nhau.
*Khó khăn:
 - Đối với giáo viên:
 + Giáo viên chưa linh hoạt và làm chủ thời gian trong việc hỗ trợ từng cá nhân, 
từng nhóm.
 - Đối với học sinh:
 + Học sinh còn ỷ lại, quen chờ giáo viên hướng dẫn từng thao tác, từng nhiệm 
vụ học tập.
 + Một số học sinh chưa đủ mạnh dạn để hỏi thầy cô những yêu cầu , nội dung 
chưa hiểu trong tài liệu hướng dẫn học.
 + Một số em nhóm trưởng còn lúng túng khi đặt câu hỏi gợi ý, điều hành các bạn 
trong nhóm làm việc.
 - Đối với phụ huynh:
+ Một số phụ huynh chưa thực sự vào cuộc , quan tâm và chưa có hiểu biết nhiều về 
mô hình trường học mới Việt Nam. Chính vì vậy khi học sinh chia sẻ các hoạt động 
ứng dụng với người thân thì kết quả chưa cao.
 Với những thực trạng này bản thân tôi nhận thấy cần phải có phương pháp dạy 
học phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt 2 theo mô hình trường 
học mới Việt Nam. Đó chính là tổ chức trò chơi học tập nhằm gây hứng thú cho học 
sinh và nâng cao chất lượng dạy học.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1 Mục tiêu của giải pháp
 Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh biết hợp tác với các bạn trong nhóm và tự 
làm việc cá nhân. Học sinh phải tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực và 
hứng thú. Nhóm trưởng đóng vai trò hướng dẫn, điều hành tiết học dưới sự trợ giúp - Luyện viết các chữ hoa.
- Nghe viết hoặc tập chép một đoạn văn, đoạn thơ.
3. Thời lượng hướng dân học Tiếng Việt 2 - Bài C ( Thời lượng 3 tiết)
- Đọc và hiểu một văn bản.
- Luyện tập về từ và câu.
- Thi tìm từ, luyện nói theo chủ điểm,
- Luyện tập viết từ đúng quy tắc chính tả.
- Viết đoạn văn về chủ điểm mới.
2.2.2 Nội dung học tập ở các bài A, B, C
- Mỗi hoạt động học tập là một đơn vị bài học Tiếng Việt.
- Một tuần sẽ học 3 bài với 3 hoạt động học tập (ví dụ bài 2A, 2B, 2C ).
- Mỗi hoạt động học tập gồm 2 phần :
 + Phần Mục tiêu: nêu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng học sinh cần đạt được sau 
khi học xong bài.
 + Phần Hoạt động bao gồm 3 loại hoạt động:
 A. Hoạt động cơ bản với các chức năng:
 - Khơi dậy hứng thú của học sinh với bài mới.
 - Giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức và kĩ năng đã có.
 - Giúp học sinh kết nối những kiến thức, kĩ năng đã có với kiến thức, kĩ năng 
mới.
 - Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng mới qua các trò chơi, qua phần đọc sáng 
tạo.
 B. Hoạt động thực hành với chức năng : củng cố kiến thức, kĩ năng mới 
bằng cách thực hành luyện tập, làm các bài tập.
 C. Hoạt động ứng dụng với chức năng : hướng dẫn học sinh vận dụng 
những kiến thức, kĩ năng mới tại gia đình các em và ngoài cộng đồng.
2.2.3 Một số yêu cầu tổ chức trò chơi học tập Tiếng Việt
 Tổ chức trò chơi học tập phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian - Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi.
2.2.5 Cách tổ chức trò chơi học tập
 Cho các em vui chơi trong giờ học là để các em học, cho nên không thể chỉ cứ 
chơi cho vui và kéo dài thời gian cả tiết học. Giáo viên cần bố trí thời gian cho hợp lí 
không làm ảnh hưởng đến tiết học mà lượng tri thức các em vẫn tiếp thu đầy đủ, cuộc 
chơi vẫn sôi nổi, hào hứng.
 - Thời gian tiến hành thường từ 5 - 7 phút ( tiến hành ngay đầu tiết học hoặc có 
thể lồng ghép trong mỗi bài tập để luyện tập hay cuối bài học nhằm củng cố, khắc 
sâu kiến thức của bài).
 - Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:
 + Nêu tên trò chơi.
 + Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành và nêu rõ luật chơi.
 - Cho học sinh chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
 - Chơi thật.
 - Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của học sinh tham gia chơi, giáo viên có 
thể nêu thêm những kiến thức tiếp thu được qua trò chơi.
 - Thưởng - phạt : phân minh, đúng luật chơi sao cho người tham gia chơi cảm 
thấy thoải mái, gây hứng thú cho các em. Phạt học sinh phạm luật chơi bằng những 
hình thức đơn giản và vui như: hát một bài, nhảy lò cò,...
2.2.6 Một số trò chơi được áp dụng và tổ chức trong môn Tiếng Việt lớp 2
1. Trò chơi: "XẾP ĐÚNG TRANH”
 *Mục đích:
- HS xếp được đúng các tranh theo thứ tự đúng với trình tự câu chuyện.
 * Chuẩn bị :
- Các bộ tranh rời ứng với mỗi câu chuyện.
 * Cách tổ chức:
- Số đội chơi: Mỗi đội chơi là một nhóm của lớp học theo mô hình trường học mới.
- Thời gian chơi: 3-5 phút. - Chuẩn bị các bông hoa giấy để làm phiếu. Trên mỗi bông hoa ghi tên 1 bài 
hoặc 1 đoạn của bài tập đọc đã học trong chương trình.
*Cách tổ chức:
 - Số lượng học sinh: từng cá nhân tham gia chơi (khoảng từ 10 đến 12 em 
chơi).
 - Thời gian chơi: 20- 25 phút.
 - Cách chơi:
 Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 + Giáo viên treo phiếu hoa lên cây để hỏi.
 + Từng em lên bốc hoa nhận yêu cầu của mình, thực hiện các yêu cầu ghi trên 
phiếu.
 + Học sinh khác nghe và nhận xét về giọng đọc của bạn và câu trả lời của bạn 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 + Bình chọn bạn đọc hay và trả lời đúng, tuyên dương trước lớp.
 Với trò chơi này tôi tổ chức trong các bài :
 Bài 9A “ Ôn tập 1- HĐCB”
 Bài 9C “Ôn tập 3- HĐ 1 của HĐCB”
 Bài 27 A “Ôn tập 1 - HĐ2 của HĐCB”
 Bài 27 B “Ôn tập 2 - HĐ2 của HĐCB”
 Bài 35 A “Ôn tập 1 - HĐ1 của HĐCB”
 Bài 35 B “Ôn tập 2 - HĐ1 của HĐCB”
 Bài 35 C “Ôn tập 3 - HĐ1 của HĐCB”
3. Trò chơi: “ GIẢI Ô CHỮ”
 * Mục đích:
 - Luyện óc quan sát, nhận xét nhanh nhạy.
 - Luyện kĩ năng nhận biết và đoán từ thông qua nội dung câu hỏi gợi mở 
bằng các ô chữ cụ thể.
* Chuẩn bi: Dòng 1
 S Ơ N T I N H
 Dòng 2
 Dòng 3
 Dòng 4
 Dòng 5
 Dòng 6
 Dòng 7
 Dòng 8
A. Mục đích:
- Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh.
- Nâng cao ý thức hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm từ theo nhóm học tập.
B. Chuẩn bị:
 - Mỗi nhóm một tờ giấy khổ to, bút dạ hoặc bảng phụ và phấn để viết.
C. Cách tiến hành
 Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Mỗi đội chơi là một nhóm của lớp học theo mô hình trường học mới.
- Giáo viên sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề (VD: Đồ dùng 
học tập là những dụng cụ của cá nhân dùng để học tập; vật nuôi là những con vật 
nuôi trong nhà...).Trưởng ban học tập nêu yêu cầu:
 + Hãy kể ra những từ gọi tên đồ dùng học tập (hoặc những từ nói về tình cảm 
gia đình.).
 + Từng nhóm ghi lại những từ đó vào bảng phụ (đã được chia theo số lượng 
nhóm) để treo lên bảng lớp. Thời gian viết khoảng 2- 3 phút.
 + Mỗi từ viết đúng được tính 1 điểm; mỗi từ viết sai bị trừ 1 điểm; nhóm nào 
có số điểm cao nhất sẽ đứng ở vị trí số 1, các nhóm khác dựa theo số điểm để xếp 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_hoc_tap_mon_tieng_vie.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt nhằm gây hứng thú cho học sinh Lớp 2 T.pdf