Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dậy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh Lớp 2

doc 12 trang sangkienhay 19/10/2023 2480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dậy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dậy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dậy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh Lớp 2
 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2
 MỤC LỤC 
 MỤC LỤC.......................................................................................................... 1
I . TÊN ĐỀ TÀI....................................................................................................... 2
II. PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 2
1.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................... 2
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 3
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 3
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm......................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 3
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu......................................................................... 4
6.1. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 4
6.2. Kế hoạch nghiên cứu......................................................................................... 4
III. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 4
1. Cơ sở lí luận......................................................................................................... 4
2. Thực trạng............................................................................................................ 4
2.1. Thuận lợi........................................................................................................... 4
2.2. Khó khăn........................................................................................................... 5
3. Các biện pháp cụ thể............................................................................................ 5
3.1. Phối hợp với cha mẹ học sinh để chăm lo chất lượng học tập cho các em...... 5
3.2. Tổ chức lớp học khoa học, hợp lý.................................................................... 6
3.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc theo định hướng giao tiếp................... 6
3.4. Tổ chức cho học sinh thi đua............................................................................. 7
4. Kết quả thực hiện................................................................................................. 10
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 11
1. Kết luận................................................................................................................ 11
2. Kiến nghị............................................................................................................. 11
2.1. Đối với giáo viên............................................................................................... 12
2.2. Đối với nhà trường............................................................................................ 12
2.3. Đối với học sinh................................................................................................ 12
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 
 1 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2
 1.2. Cơ sở thực tiễn:
 - Trường tiểu học Hướng Phùng là một trường thuộc vùng biên giới. Học 
sinh dân tộc Vân Kiều chiếm số đông. Học sinh là người Kinh thì đa số gia đình 
các em ở khắp mọi miền về đây lập nghiệp người dân chủ yếu làm nghề nông, 
nhiều em nhà ở xa trường nên việc đi học vào mùa mưa khó khăn. 
 Do điều kiện gia đình nên số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của 
con em mình. Chỉ nhờ vào sự giảng dạy ở trường của thầy cô. Vì vậy, những HS 
này học yếu mà hiện nay các em không thể học lại lớp một, do mất kiến thức cơ 
bản về âm vần dẫn đến việc các em học yếu môn Tiếng việt. Từ việc đọc yếu dẫn 
đến kỷ năng vận dụng vốn từ của các em hạn chế, gặp khó khăn khi các em học 
phân môn tập đọc...
 Từ thực trạng trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy nên tôi cần phải chú trọng 
việc dạy học môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng cho HS. 
Nhất là dạy cho HS yếu học được môn Tiếng việt, đó cũng là xây dựng nền tảng 
vững chắc trong quá trình học tập cho mỗi học sinh trong hiện tại và cả cuộc đời.
 2. Mục đích nghiên cứu.
 Trong quá trình dạy học tôi đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất 
lượng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2A trường Tiểu học Hướng 
Phùng đồng thời bồi dưỡng cho học sinh yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, 
gia đình, nhà trường và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
 3. Đối tượng nghiên cứu. 
 - Các phương pháp dạy tập đọc ở khối lớp 2.
 - Hiện trạng đọc của học sinh.
 - Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh.
 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
 Đề tài này được áp dụng ở lớp 2A, trong năm học 2016 - 2017, tại trường 
Tiểu học Hướng Phùng. 
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 Để tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
 - Phương pháp quan sát mọi hoạt động học tập của từng học sinh để có biện 
pháp giúp đỡ.
 - Phương pháp đàm thoại được vận dụng qua từng tiết dạy nhằm trao đổi với 
phụ huynh để phối hợp giúp đỡ học sinh ngày càng tiến bộ.
 - Phương pháp luyện tập thực hành.
 - Phương pháp hoạt động theo nhóm nhỏ.
 - Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm là học hỏi những đồng nghiệp, những 
kiến thức đã học ở sư phạm và sự hướng dẫn của chuyên môn nhà trường nên bản 
thân tôi đã đúc rút một số kinh nghiệm trong các phương pháp giảng dạy.
 - Ngoài ra còn sử dụng thêm một số PP khác trong quá trình nghiên cứu:
 + Đọc và nghiên cứu tài liệu, SGK liên quan đến đề tài.
 + Dự giờ thăm lớp ở một số lớp trong trường.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 
 3 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2
 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ nên học sinh có điều 
kiện tốt cho việc học trong ngày.
 - Về phía học sinh: Lớp 2A là lớp học bán trú nên có nhiều thời gian dành 
cho GV phụ đạo. Đa số các em học sinh ngoan, có tinh thần xây dựng tập thể. 
 2.2. Khó khăn :
 - Một số học sinh gia đình khó khăn về kinh tế, vất vả làm ăn để mưu sinh 
 nên việc đầu tư về thời gian cho con còn hạn chế.
 - Một số em chưa có ý thức cao, còn lơ là trong việc học. Chưa coi việc học 
là của bản thân mình mà còn trông chờ vào sự thúc giục của bố mẹ và thầy cô giáo.
 -Trong lớp vẫn còn nhiều em lười học bài cũ, hổng kiến thức cơ bản từ các 
lớp dưới.
 - Nhìn chung học sinh chưa có khả năng tự học, tiếp thu bài còn thụ động.
 - Số lượng học sinh trong lớp đông.
 Qua khảo sát đầu năm ở lớp 2A - Trường Tiểu học Hướng Phùng tôi có kết 
quả như sau:
 Số em đọc Số em đọc còn Số em đọc đánh 
 Số em đọc tốt
 Tổng đúng, rõ ràng chậm vần chậm
 Lớp
 số SL TL SL TL SL TL SL TL
 2A 39 7 17,9% 16 41,0% 10 25,7% 6 15,4%
 Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất 
lượng.
 3. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
 Thời gian tiến hành nghiên cứu vẫn thực hiện theo thời gian biểu của nhà 
trường để đảm bảo tính khách quan và tiện lợi không ảnh hưởng đến tâm lý học 
sinh. 
 Trước thực trạng trên tôi mạnh dạn sử dụng một số biện pháp rèn kỹ năng 
đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, nâng 
cao chất lượng đọc cho học sinh.
 3.1. Phối hợp với cha mẹ học sinh để chăm lo chất lượng học tập cho các 
em.
 - Đầu năm học nhà trường đã tổ chức hội nghị phụ huynh tôi kết hợp họp 
phụ huynh lớp để trao đổi, bàn bạc tìm ra biện pháp tốt nhất để các em học tốt các 
môn học. Yêu cầu phụ huynh giúp đỡ các em học tập tốt ở nhà.
 - Trong lớp tôi sắp xếp những học sinh đọc yếu ngồi cạnh những học sinh 
đọc khá, giỏi để các em giúp đỡ lẫn nhau.
 - Thường xuyên kiểm tra bài cũ để biết được mức tiến bộ của các em để có 
biện pháp hướng dẫn phù hợp.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 
 5 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2
vừa động viên được các em đọc yếu vươn lên tiến bộ mà còn làm cho các em tự tin 
ở mình hơn. Những em khá giỏi tôi thường cho các em đọc đoạn hoặc cả bài và sau 
đó theo dõi các bạn trung bình yếu để nhận xét và nhắc nhở những tiếng bạn đọc 
sai.
 Việc các em tự luyện đọc là rất quan trọng. Tôi có kế hoạch cho các em tập 
đọc trước bài ở những tiết tự học. Những em đọc yếu phải đọc nhiều lượt cho quen 
mặt chữ. Những em đọc khá giỏi đọc ít lượt rồi tìm hiểu nội dung, hiểu nghĩa từ.
 Ngoài việc đọc to các em cần luyện đọc thầm bằng mắt. Những em đọc yếu 
về nhà luyện đọc thêm hôm sau đọc cho cô nghe vào 15 phút sinh hoạt đầu giờ. Tôi 
khuyến khích các em đọc thêm sách báo đặc biệt những cuốn sách tranh truyện, báo 
nhi đồng. Vì loại truyện này ngắn, chữ to có tranh nên rất thu hút các em hứng thú 
đọc.
 3.4. Tổ chức cho học sinh thi đua.
 Thời gian thi 2 tuần 1 lần vào tiết tự học, thi đọc bằng nhiều hình thức: Bắt 
thăm, đọc đồng thanh theo nhóm, cá nhân, tổ chức trò chơi "Thi đọc tiếp sức" hay 
trò chơi "Truyền điện" để gây hứng thú cho các em thi nhau đọc.
 Nhờ phong trào thi này các em trong nhóm đã khích lệ nhau vươn lên. 
Những em nào, nhóm nào đọc tốt được lớp tuyên dương và ghi điểm tốt vào sổ 
theo dõi của tổ để cuối tuần xếp loại. Tổ chức hình thức này rất phù hợp với tâm lý 
các em nên các em rất thích. 
 Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc theo thể loại truyện "Sáng kiến của bé Hà" Tiếng 
Việt 2 trang 78. Sau phần tìm hiểu bài giáo viên tổ chức cho học sinh đặt tên cho 
mỗi đoạn:
 + Chọn ngày lễ
 + Bí mật của hai bố con
 + Niềm vui của ông bà.
 * Luyện đọc nhanh: 
 Biện pháp luyện đọc nhanh: Giáo viên "cầm càng" giữ nhịp cho học sinh đọc 
theo mẫu, cho học sinh đọc nối tiếp luyện đọc các câu dễ bị sai.
 * Luyện đọc diễn cảm:
 Qua nội dung chính của bài đọc giáo viên đọc mẫu giúp học sinh xác định 
giọng đọc chung của cả bài: nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, ngợi ca, trầm lặng, buồn 
thương nhịp điệu của bài nhanh, chậm, hơi chậm để các em đọc hay.
 * Luyện đọc cho những em hay đọc sót tiếng và lạc dòng. Giáo viên luyện cho 
các em làm chủ tia mắt khi đọc. Giáo viên phải quay lại với việc sử dụng que trỏ và 
thước hoặc cho học sinh đặt thước trước từng dòng để đọc, khi học sinh làm quen 
và làm chủ được tia mắt rồi thì giáo viên không dùng que chỉ và học sinh không 
dùng ngón tay để chỉ khi đọc nữa tránh tình trạng đọc như đếm từng tiếng một.
 * Luyện đọc chính âm cho những học sinh hay đọc sai (s/x?/~/.)
 Giáo viên cần uốn nắn ngay và cho các em đọc lại.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 
 7 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2
 -Hướng dẫn HS đọc từng đoạn. Theo nhóm(HS yếu đọc nhiều)
 -Thi đọc giữa các nhóm. 2 nhóm.
 -Cả lớp đọc bài. Đồng thanh.
 8p 2.3) Tìm hiểu bài:
 -Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? Hoa mận tàn.
 -Kể lại những thay đổi của bầu trời khi Càng thêm xanh, nắng vàng 
 mùa xuân đến? ngày càng rực rỡ.
 -Mọi vật thay đổi ntn? Vườn cây đâm chồi nảy lộc.
 -Tìm những từ ngữ trong bài giúp em Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn 
 cảm nhận được hương vị riêng của mỗi ngọt, hoa cau thoảng qua.
 loài hoa xuân? 
 - Vẻ riêng của mỗi loài chim? Chim chích chòe nhanh nhảu, 
 chim khướu lắm điều.
 10p 2.4) Luyện đọc lại:
 -Gọi HS thi đọc lại bài văn. Đại diện các nhóm thi đọc
 5p 3. Củng cố-Dặn dò. 
 -Qua bài văn em biết những gì về mùa Mùa xuân đến bầu trời và mọi 
 xuân? vật đẹp hẳn lên.
 - Mùa xuân về làm cho cả bầu trời và 
 mặt đất trở nên tươi đẹp và giàu sức 
 sống, các em thấy cảnh vật thật đẹp và 
 thơ mộng.
 -Về nhà đọc và trả lời câu hỏi lại bài-
 Nhận xét. 
 ---------------------==----------------------
 Nhận xét tiết học
 Ưu điểm : Học sinh đã đọc được bài tập đọc một cách trôi chảy, phát âm 
 chuẩn hơn, đã biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, từ chìa khóa, đã thể 
hiện giọng đọc của mình, tự tin khi đọc bài và trả lời bài lưu loát, một số em đọc 
diễn cảm rất tốt, thể hiện được tình cảm của mình qua giọng đọc cuốn hút được 
người nghe.
 Tồn tại : Một số ít các em học sinh vẫn còn thể hiện giọng đọc đều đều chưa 
biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ. Vẫn còn một số 
em phát âm còn sai, tốc độ đọc chưa đạt, sai các phụ âm x/s như: xuân/ suân, ngã 
thành hỏi như: rực rỡ thành rực rở...
 Qua tiết dạy trên tôi thấy học sinh hứng thú học, lớp học sôi nổi, đọc bài tốt, 
tiếp thu bài nhanh. Bằng những câu hỏi giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới từ chốt 
trong bài một cách nhẹ nhàng. Các em nắm vững nội dung bài học.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_tap_doc_theo_d.doc