Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 2

docx 23 trang sangkienhay 12/11/2023 1891
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 2
 A- PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong giáo dục phố thông nói chung và ở trường tiểu học nói riêng, môn Tiếng 
Việt là một môn học chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình, trong đó không thể không 
kể đến phân môn Tập đọc.
 Môn học này có đặc trưng cơ bản là: Nó vừa là môn học cung cấp cho học sinh 
một lượng kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng những mục tiêu, nhiệm vụ từng bài học, nó 
vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác. Nó còn hình thành cho học sinh bốn 
kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết. Không chỉ vậy, nó còn đảm nhiệm việc hình thành và phát 
triển cho học sinh kĩ năng đọc - một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh tiểu học. 
Đối với phân môn tập đọc muốn học tốt học sinh phải có kĩ năng đọc, và hiểu được nội 
dung bài, giá trị nghệ thuật của từng bài từ đó học sinh biết cách thể hiện cảm xúc của 
giọng đọc một cách đúng. Khi đã được trang bị kỹ năng đọc, học sinh sẽ ham thích tìm 
hiểu, biết bộc lộ tình cảm một cách đúng mức trong cuộc sống, ngoài ra để học tốt các 
em cần phải có vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng. Có như vậy các em mới có đủ điều 
kiện để học tốt các môn khác. Chính vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó 
trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Học sinh đọc tốt, đọc một 
cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, 
cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như có hình ảnh, những kỹ năng 
này các em sẽ sử dụng suốt đời. Như vậy dạy đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bao 
gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
 Dạy phân môn Tập đọc trong các trường Tiểu học đang là một vấn đề được các 
trường, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm. Biết đọc là có thêm một công cụ 
mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hàng ngày trong xã 
hội. Xuất phát từ quan điểm dạy tập đọc kết hợp dạy ngữ và rèn đọc cho các em. Tập đọc 
là một phân môn mang tính tổng hợp bởi bên cạnh việc dạy đọc ta cũng trau dồi kiến thức 
tiếng việt, kiến thức về văn học đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh, phân 
môn tập đọc góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới .
 Hiện nay ở nhà trường tiểu học việc rèn kỹ năng đọc đạt kết quả chưa cao, có thể 
có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất là phương pháp rèn đọc chưa được coi 
trọng, thực tế nếu không có kỹ năng đọc tốt thì học sinh không có điền kiện học các môn 
khác, không thể tiếp thu nền văn minh. Chính vì vậy, việc dạy đọc cho học sinh có ý 
nghĩa quan trọng. Thông qua môn học này góp phần đắc lực phục vụ mục tiêu đào tạo 
con người, con người phát triển toàn diện, có đủ đức, đủ tài tiếp cận nền khoa học kỹ 
thuật tiên tiến để đưa nước nhà tiến nhanh, tiến xa hơn nữa.
 Đối với học sinh lớp 2 các em bắt đầu bước sang giai đoạn đọc nhanh đọc đúng 
đọc lưu loát, trôi chảy, với các em học sinh lớp 3,4,5, cũng yêu cầu cao hơn đó là đọc 
diễn cảm, đọc phải thể hiện được nội dung, tình cảm của bài để từ đó các em bộc lộ tình 
cảm của mình qua mỗi bài đọc. Mỗi chúng ta phải làm thế nào để thông qua phân môn 
tập đọc giúp học sinh không những đạt được vấn đề đọc - Phương pháp phân loại thống kê
 - Phương pháp thực hành, luyện tập
 - Phương pháp thực nghiệm
VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 - Phạm vi nghiên cứu: 36 học sinh lớp 2C - Trường Tiểu học
 - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017 - 2018.
 B. NỘI DUNG THỰC HIỆN
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Năm học 2017 - 2018 là năm học mà toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang tiếp 
tục nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy để đào tạo ra những con người năng động, 
sớm thích ứng với đời sống xã hội. Trước tình hình đó, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không 
ngừng đổi mới, cải tiến nội dung, phương pháp dạy học để trong mỗi tiết dạy, học sinh sẽ 
được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, 
đòi hỏi mỗi giáo viên phải có những biện pháp dạy học phù hợp nhằm phát huy tính chủ 
động, tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập.
 Đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người. Nhờ biết đọc, con người 
có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Chính vì vậy rèn kĩ năng đọc ở trường phổ 
thông, nhất là ở các lớp đầu cấp rất quan trọng.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thuận lợi
 - Được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phòng học khang trang đủ ánh sáng và quạt 
mát.
 - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập.
 - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, giúp đỡ của đồng nghiệp và sự ủng hộ của 
phụ huynh.
2. Khó khăn
 - Do trình độ tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh trong lớp không đồng đều.
 - Số lượng học sinh trong lớp tương đối đông ( 36 học sinh )
 - Một số học sinh còn mải chơi, chưa ham học, chưa có sự chuẩn bị bài trước khi đến 
lớp.
 - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình.
III. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 Trong quá trình giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp cũng như tiếp xúc với học sinh, tôi 
nhận thấy: Khả năng tiếp thu môn học tiếng việt của các em còn nhiều hạn chế so với các 
môn toán hay tự nhiên xã hội, ở phân môn Tập đọc lớp 2, đa phần các em đọc được song 
một số em đọc cũng chưa được rõ ràng, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, 
nhiều em phát âm chưa phân biệt rõ phụ âm đầu tr/ch; s/x dấu sắc, dấu ngã ... đặc biệt còn 
ngọng 2 phụ âm l / n. Đối với đối tượng học sinh trung bình và yếu các em chưa xác định 
được đâu là giới hạn những câu đối thoại của mình. Với thực tế trên tôi đi sâu vào nghiên 
cứu vấn đề rèn kỹ năng đọc cho học sinh khối 2, với mong muốn tích lũy thêm cho bản X^xếp loại Hoàn thành Chưa hoàn 
 Hoàn thành tốt thành
 Số HS Số HS % Số HS % Số HS %
 36 4 11,1 23 63,9 9 25
* NGUYÊN NHÂN
 Sau khi khảo sát, tôi thấy kết quả đọc ở lớp tôi còn chưa cao, số học sinh đạt hoàn 
thành tốt còn ít, số học sinh đạt mức hoàn thành và yếu còn khá cao. Tôi tìm hiểu việc 
các em còn đọc sai như vậy là do những nguyên nhân sau:
 - Do các em chưa thật sự hiểu về ý nghĩa của việc ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu.
 - Do các em ít đọc bài trước ở nhà, đọc trong giờ học còn ít.
 - Một số giáo viên đọc mẫu, phát âm còn chưa chuẩn .
 - Do không chú ý nhiều đến việc phát âm sai trong cộng đồng và ngay cả trong 
nhà trường..
 - Là địa phương thuần nông, trình độ dân trí chưa cao, kinh tế còn gặp nhiều khó 
khăn nên việc quan tâm đến việc học của con em mình còn hạn chế.
 - Do còn ảnh hưởng nhiều của tiếng địa phương.
 - Không tạo được môi trường giao tiếp có cơ sở rèn phát âm.
 Với thực trạng như vậy, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra: “ Một số biện pháp 
rèn đọc cho học sinh lớp 2” nhằm giúp học sinh đọc chính xác hơn, khắc phục tình trạng 
đọc sai trong nhà trường, nâng cao chất lượng đọc đúng cho học sinh, từ đó nâng cao chất 
lượng giảng dạy. Hơn nữa, tôi nhận thấy giáo viên Tiểu học là người thầy đầu tiên đặt 
nền móng trang bị cho các em những tri thức về ngôn ngữ và chuẩn văn hóa của lời nói 
đồng thời rèn cho học sinh đọc đúng để giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.
IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Sau khi đã xác định được nguyên nhân, tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu về 
chuyên môn, tài liệu tham khảo, kết hợp với kinh nghiệm bản thân, tôi đề ra được một số 
biện pháp ứng dụng vào thực tế giảng dạy tập đọc cho học sinh lớp tôi như sau:
1. Xác định đúng mục tiêu,nội dung luyện đọc ở từng bài học.
2. Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh hợp lý, xây dựng tốt nề nếp lớp, chuẩn bị cho việc 
đọc.
3. Rèn đọc cho từng đối tượng học sinh trong lớp.
4. Thực hiện tốt các phương pháp đặc trưng của môn học.
5. Luyện đọc thông qua phiếu bài tập.
6. Luyện đọc thông qua các trò chơi học tập
7. Luyện đọc trong mọi lúc, mọi nơi.
8. Phối kết hợp tốt giữa Gia đình - Nhà trường và Xã hội
 V. CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC TIẾN HÀNH
 1. Xác định đúng mục tiêu, nội dung luyện đọc ở từng bài học .
 Một điều vô cùng quan trọng và cần có của nguời giáo viên là phải xác định rõ 
 được mục đích - yêu cầu của từng bài dạy. Từ mục đích - yêu cầu mà người giáo viên 
 sẽ lựa chọn từng câu hỏi, bài tập giao cho học sinh để kiểm soát được mức đọc đến 
 đâu của từng học sinh. Giờ học chỉ hoàn tất khi nào học sinh chiếm lĩnh được các yêu đọc đủ lớn.
3. Rèn đọc cho từng đối tượng học sinh trong lớp.
 - Về cơ bản tôi đã phân loại học sinh theo kĩ năng đọc theo các dạng sau:
 + Học sinh đọc yếu kém
 + Học sinh đọc trung bình
 + Học sinh đọc trên trung bình nhưng vẫn còn một số thiếu sót (ngắt nghỉ sai, có 
hướng đọc diễn cảm nhung chưa chính xác )
 +Học sinh đọc khá tốt.
a. Rèn đọc cho học sinh đọc yếu kém:
 - Học sinh đọc yếu thường có tâm lí chung là ngại đọc, lúng túng khi được 
gọi đọc hoặc kiểm tra đọc, do vậy cần chú ý tạo tâm thế cho học sinh trước khi đọc: 
tư thế đọc của học sinh, đứng hoặc ngồi phải ngay ngắn, cầm sách bằng hai tay, sách 
phải được mở rộng, khoảng cách từ mắt đến tay phải từ 30 - 35 cm. Khi thầy cô gọi 
đọc phải bình tĩnh, tự tin không hấp tấp đọc ngay.
 Giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu khi đọc thành tiếng không phải 
để cho cô giáo, thầy giáo nghe mà cả lớp cùng nghe nên cần đọc đủ cho cả lớp nghe 
rõ. Nhưng không có nghĩa là đọc quá to, thét gào lên, ở điểm này giáo viên cần kiên 
nhẫn động viên các em luyện tập để chất lượng đọc ngày càng tốt hơn.
 - Học sinh đọc yếu kém còn là những học sinh có kĩ năng đọc thành tiếng 
chưa đạt ở mức độ thứ nhất tức là mức độ đọc đúng. Chẳng hạn học sinh còn đọc ê a 
ngắc ngứ, đọc lí nhí, đọc còn sai ở nhiều chữ cái và âm tiết Tiếng Việt, chưa có khả 
năng dọc đúng các thể loại văn bản khác nhau. Học sinh thường đọc chậm, sai dấu, 
sai lỗi chính tả không đúng với văn bản đọc:
 Chẳng hạn: từ “ trời tối” đọc là “chời tối”
 “so sánh” đọc là “xo xánh”
 “ giã giò” đọc là “ dả dò”
 “hoành hành” đọc là “hoàn hành”
 “ rõ ràng” đọc là “ gõ gàng” “lăn tròn” đọc là “năn 
 tròn”
 - Đối với học sinh sai những lỗi như thế này, tôi thường chú trọng đến 
việc luyện đọc và phát âm đúng. Tức là phải thường xuyên luyện đọc theo mẫu ( mẫu 
của thầy cô và mẫu của bạn ) thông qua cách phát âm của giáo viên mà học sinh được 
trực tiếp bắt chước theo, học sinh sẽ nhanh chóng học được cách phát âm đúng tiếng, 
đúng từ, tròn câu.
 - Thông qua các tiết học như Luyện từ và câu ( trong các tiết tìm từ đặt 
câu ); Chính tả ( trong phần tìm và viết lại từ dễ lẫn ) hoặc trong các phần phân tích 
mẫu minh họa ngắn của các môn học, tôi thường ưu tiên cho các dạng học sinh này 
đọc và phân tích kĩ, sửa sai và nhắc nhở kịp thời để học sinh có cơ hội sửa chữa, 
những học sinh có tiến bộ tôi thường biểu dương để những học sinh khác học tập và 
có hướng phấn đấu, sửa sai.
 Chẳng hạn như trong các tiết Tập đọc ( tuần 3 tiết ) Luyện từ và câu - Tập 
làm văn mỗi phân môn 1 tiết / tuần.
 Ví dụ: Trong bài “ Ông Mạnh thắng Thần Gió” Tập đọc tuần 20 có các 
từ: rõ ràng, hoành hành, dõng dạc.
 - Sau khi học sinh có tiến bộ, tôi tiếp tục ưu tiên luyện đọc cho học sinh 
thông qua các bài đọc dễ, có từ tương đối dễ đọc và có các ngắn như các bài thơ, văn 
vần có câu ngắn dễ đọc và nâng dần độ khó ở giai đoạn sau: để co biện pháp hồ trợ vào dịp khác.
 - Ngoài ra, tôi cũng thường luyện cho học sinh đọc đúng các từ có âm đầu dễ lẫn 
như: làm việc, nó nói, phụ nữ, phụ lão, cá rô, khỏe khoắn, ... và cũng thường xuyên 
rèn cho học sinh đọc các âm khó như: chai rượu, con hươu, đêm khuya, lưu luyến, cái 
rìu.
c. Rèn đọc cho những học sinh ngắt nghỉ sai khi đọc và có hướng diễn cảm sai 
khi thể hiện nội dung bài đọc:
 - Đây là dạng học sinh có khả năng đọc to, rõ từ, đọc đúng phụ âm, chính âm tuy 
nhiên còn hạn chế về kĩ năng ngắt nghỉ chưa đúng chỗ làm cho câu từ bị gãy vụn, bị 
bóp méo, biến thể về nội dung văn bản. Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện 
vui kể về một học sinh đọc bài như sau: “Một anh thanh niên đi vào nhà / đầu đội nón 
lá dưới chân / đi đôi dép cao trên chán / lấm tấm mồ hôi”.
 Câu chuyện trên đôi lúc như đùa nhưng đó là một tai hại lớn đối với cả người 
đọc và người nghe. Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong trường tiểu học, hiện 
nay hiện tượng như tôi vừa nêu ra trên đây không phải là hiếm thấy mà là thường gặp, 
và thường gọi đó là cách đọc nhát gừng, vậy đối với trường hợp này, ta phải khắc phục 
như thế nào ?
 - Như chúng ta đã biết, đọc đúng bao gồm đúng cả tiết tấu, ngắt hơi nghỉ hơi, 
ngữ điệu câu. Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, 
nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Tôi đã dựa vào nghĩa của từ và quan hệ ngữ pháp để xác 
định cách ngắt nhịp cho đúng các câu, nghỉ hơi giũa các cụm từ.
- Đối với một bài thơ, bài văn, câu thơ, câu văn học sinh đọc cá nhân chưa ngắt 
nghỉ hơi đúng hoặc đọc sai nhiều như dạng đọc vừa nêu ở trên, tôi cho học sinh khác 
đứng tại chỗ hoặc lên bảng đánh dấu lại chỗ ngắt và cho học sinh đọc đồng thanh. 
Việc đọc đồng thanh trong giờ tập đọc làm cho không khí lớp học vui tươi, phù hợp 
với lứa tuổi học sinh tiểu học. Tạo điều kiện cho tất cả học sinh được đọc thành tiếng, 
đồng thời cũng giúp đối tượng học sinh trên nhận thấy những sai sót mà mình còn 
vướng phải để có điều kiện sửa chữa.
 - Tùy theo tùng bài, từng mức độ đọc của học sinh mà tôi cho học sinh đọc đồng 
thanh cả bài hoặc một đến hai câu văn.
 - Ngoài những học sinh đọc sai kiểu nhát gừng như đã nêu ở trên còn có những 
học sinh khi cầm sách là đọc liếng thoắng ( quá nhanh ) hoặc đọc như hát, đó là những 
học sinh có hướng diễn cảm sai khi thể hiện nội dung bài đọc. Những học sinh này 
thường đọc một giọng đều đều, không lên không xuống tạo nên một không khí ảm 
đạm khi đọc. Tôi thường nêu lên cho học sinh thấy rằng khi đã đọc nhanh là đã có kĩ 
năng nhận diện mặt chữ tốt, cần khen ngợi. Tuy nhiên khi đọc thành tiếng là đọc cho 
người khác nghe, vậy em cần phải chú ý xác định tốc độ cho người nghe kịp hiểu ( tốc 
độ cho phép tối đa là 50 tiếng / phút đối với học sinh lớp 2 ) và biểu đạt đúng cách đọc 
của từng bài.
 - Tôi hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc 
thầm theo. Ngoài ra, còn dùng biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm 
tra lẫn nhau để có nhận xét, sửa chữa. Đồng thời cho học sinh thảo luận về cách đọc 
sau đó thống nhất và làm mẫu để học sinh noi theo.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Mẹ”
 Cho học sinh đọc 2 dòng thơ, tôi hỏi học sinh cách đọc và cách ngắt nhịp: 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh.docx