Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc

doc 16 trang sangkienhay 22/11/2023 2040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc
 BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN KĨ NĂNG ĐỌC TRONG PHÂN 
 MÔN TẬP ĐỌC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
 Năm học 2019 – 2020, ngành tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới, 
 lấy học sinh làm trung tâm, hướng tới nhằm phát triển năng lực – phẩm 
 chất học sinh cho tất cả các cấp học nói chung, tiểu học nói riêng. Qua đó 
 làm cơ sở tiếp cận việc cải cách giáo dục thay đổi tích cực các phương 
 pháp dạy học hiện nay cho phù hợp với tình hình xã hội trong tình hình 
 mới.
 Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát 
 triển những cơ sở tiền đề, rất quan trọng của nhân cách con người Việt 
 nam. Trong các môn học ở tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí hết sức quan 
 trọng.
 Trong chương trình học hiện nay, môn Tiếng Việt chiếm một thời 
 lượng rất đáng kể (Mỗi tuần có 9 tiết). Chương trình Tiếng việt 2 là sự kế 
 thừa và phát triển cao hơn của chương trình Tiếng Việt 1 và làm nền tảng 
 cho việc học sau này ở các cấp trên. Qua nhiều năm giảng dạy và đổi mới 
 phương pháp dạy và học,tôi nhận thấy vẫn còn đó nhiều khó khăn và bất 
 cập trong việc đổi mới vận dụng các phương pháp dạy học tích cực đặc 
 biệt là phần kĩ năng đọc trong chương trình Tiếng việt 2, đây là mảng 
 kiến thức khá nặng đối với đặc điểm tâm lý của trẻ ở Tiểu học và đối với 
 giáo viên khi dạy chương này. Chính vì những khó khăn đó mà tôi đã 
 quyết tâm nghiên cứu để tìm ra cách dạy đạt hiệu quả nhất ở phân môn 
 này.
 1 Hiểu được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đọc – một vấn đề đang 
 được quan tâm ở lớp 2, tôi đã tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các thầy 
 cô đi trước để đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hợp lí góp phần 
 đem lại hiệu quả học tập cho học sinh. Do đó, tôi chọn đề tài: “Biện pháp 
 giúp học sinh rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc” để nghiên cứu.
II. NỘI DUNG
 1. Thực trạng của vấn đề
 Tập đọc là một phân môn trong chương trình Tiếng việt 2, là một 
 phân môn thực hành. Thông qua phân môn này hình thành kĩ năng/năng 
 lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc gồm 4 yêu cầu chất lượng đọc: đọc 
 đúng, đọc nhanh (trôi chảy, mạch lạc), đọc có ý thức (đọc hiểu), đọc hay 
 (đọc diễn cảm). Bốn yêu cầu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài 
 ra, dạy đọc còn nhằm giáo dục lòng ham đọc sách của các em. Việc dạy 
 đọc sẽ bồi dưỡng tâm hướng thiện, yêu cái đẹp, thông qua đó giáo dục tư 
 tưởng đạo đức cho học sinh. Thế nhưng, phân môn này ở trường tiểu học 
 đang chưa được hiểu đúng vấn đề. GV lẫn HS còn xem nhẹ phân môn 
 này, dẫn tới là nhiều em không đọc tốt hay là không biết đọc và kết quả 
 cuối cùng là làm mất hứng thú học tập ở các em.
 Chính bản thân GV đọc mẫu đôi khi còn qua loa, chưa tìm hiểu bài 
 tập đọc sẽ dạy vào ngày mai; khi hướng dẫn đọc, GV chưa hướng dẫn tận 
 tình, chưa thật sự quan tâm đến học sinh có khó khăn về đọc. HS đọc chưa 
 tốt, đọc chậm, đọc sai, trả lời chưa thành câu thường bị GV bỏ quên mất, 
 vì các em đó sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian tiết học, dẫn đến GV sẽ 
 không gọi đến các em, mà các em mới từ lớp 1 (giai đoạn đầu của việc 
 học đọc).Từ đó dẫn đến giờ dạy hiệu quả chưa. GV chưa phối hợp rèn các kĩ 
 năng đọc, chưa chú trọng và đầu tư cho tiết tập đọc, chưa nắm được trọng tâm 
 của phân môn này.
 3 Cho HS tiếp xúc với các tác phẩm văn chương, bằng cách cung cấp 
thêm các cuốn sách văn học thiếu nhi ở góc thư viện lớp, góc Tiếng Việt.
 Sử dụng thông tin ngoài giờ lên lớp thông qua các trang web học.
 Hình thức tổ chức dạy học kết hợp các PPDH tích cực hoá nhằm khơi 
gợi sự hứng thú của các học sinh.
 Tạo mối quan hệ giữa thầy trò, trò trò tốt.
 Đề cao sự sáng tạo học sinh, các câu trả lời mang tính thực tiễn hơn.
 3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.
Bồi dưỡng vốn sống:
 Tổ chức các buổi tham quan ngoại khoá, vườn trường, thư viện trường. 
thư viện lớp.
 Tổ chức thi đua ngâm thơ (cái bài thơ trong sách Tiếng việt), thi đọc 
diễn cảm, thi kể chuyện, thi các trò chơi Tiếng Việt (hái hoa dân chủ, tìm 
tiếng, tiếp sức..)
 Xây dựng cho các em hứng thú và thói quen đọc sách (1 quyển truyện/ 
sách – báo Nhi Đồng/1 tuần). Khuyến khích HS mua báo Nhi Đồng, làm 
bài Lê Quý Đôn, sau đó là đọc các bài, nêu cảm nhận hay đơn giản hơn là 
ghi lại các tiếng/từ/cụm từ/câu hay vào sổ tay. Sách báo giúp các em có 
vốn sống, hiểu biết nhiều hơn về thế giới bên ngoài, giúp học sinh phát 
triển tối đa sự sáng tạo.
 Cách ghi chép sổ tay văn học: mỗi bài tập đọc hướng dẫn các em ghi 
chép nội dung/các từ/nhân vật hay vào sổ tay.
 4. Giáo viên tổ chức dạy đọc và phát triển ngôn ngữ
 5 + Đọc trơn bài
+ Đọc ngắt nghỉ đúng chỗ
 Ở đây GV phải xác định đúng mẫu ngắt giọng của một bài tập 
đọc. Có như vậy, HS mới tiếp nhận được bài tập đọc một cách hoàn 
chỉnh. Như vậy, thì GV phải đọc mẫu.
 GV đọc mẫu là trực quan sinh động và gây hứng thú cho trẻ. Nó 
có tác dụng làm cho các em bắt chước theo. Khi đọc người GV đọc 
đúng, đọc chuẩn (không đọc theo phương ngữ địa phương của bản 
thân mình hay của đại đa số học sinh cho các em dễ hiểu), rõ ràng, trôi 
chảy, mạch lạc, chú ý ngắt nghỉ hơi đúng, lên giọng/hạ giọng, GV 
cũng cần chú ý nét mặt, thái độ của mình..để làm nổi bật nhân vật/các 
ý của tác giả. Từ đó, giúp các em hứng thú việc đọc hiểu và có ý thức 
đọc bài trôi chảy, mạch lạc.
 GV nên sử dụng tranh ảnh vật thật sử dụng trong các tiết tập 
đọc.
 Giáo viên khi được phân công lớp phải về tìm hiểu kĩ chương 
trình SGK, các tài liệu.
 Giáo viên phải nắm được trình độ “đọc” của học sinh từ những 
ngày đầu nhận lớp, đặc điểm sinh lí mỗi em, trình độ của học sinh. 
Tìm hiểu tại sao em đó lại đọc không tốt, lí do gì, em nào phát âm sai, 
em nào phát âm không chuẩn, sau đó đề ra giải pháp cho từng em một, 
vì mỗi một em là một cá thể, không em nào giống em nào. Cách giáo 
dục, cách tiếp cận vấn đề cũng khác đi. Giáo dục là một quá trình lâu 
dài, không phải ngày một ngày hai. Và rèn đọc cho HS là một việc cần 
sự kiên nhẫn của người GV.
 + Đọc thầm - Đọc hiểu 
 7 sáng tạo. HS sẽ thành công khi GV chỉ ra nhiều lỗi sai của em hay là 
chú trọng vào quá trình cố gắng. 
 Chẳng hạn, khi học sinh phát biểu đọc bài, thì sẽ có em đọc sai, 
có 2 trường hợp. GV thứ nhất giận dữ, mất bình tĩnh, sẽ buông lời chê 
bai thái quá ngay giữa lớp. GV thứ hai nghe em học sinh đọc xong, 
nhẹ nhàng sửa sai và không quên khích lệ, động viên: Hôm nay, em A 
đã có sự cố gắng, cô có lời khen, phát huy thêm nhé! Qua 2 trường 
hợp trên, thì người HS thứ hai sẽ cảm thấy vui vẻ, HS hứng thú, tạo 
tâm lý thoải mái, tự tin trong học tập và cảm thấy sự cố gắng của mình 
được công nhận. Còn HS thứ nhất thì sẽ không phát biểu nữa cũng như 
không thích đọc dẫn đến không thích học. 
 Đôi khi, giáo viên nên có những phần thưởng nho nhỏ cho học 
sinh có cố gắng, có tiến bộ trong lớp, có thể là quyển báo Nhi Đồng, 
một quyển truyện thiếu nhi, một cuốn sách thiếu nhi. Điều này giúp 
động viên các em, làm cho các em thấy rằng mọi cố gắng của mình 
luôn được ghi nhận và trân trọng, và cũng thông qua phần thưởng giáo 
viên tiếp tục khuyến khích học sinh đọc sách báo vì đọc là học suốt 
đời.
 6. Chú trọng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học 
sinh trong quá trình dạy học. 
 Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh để kịp 
thời đưa ra biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng học tập của các 
em. 
 Trong giảng dạy, giáo viên luôn tạo không khí vui tươi, phấn 
khởi cho học sinh, giúp các em thấy được “Mỗi ngày đến trường là 
một ngày vui”. Giáo viên phải tôn trọng học sinh; trò kính thầy, thầy 
quý trò. 
 9 biện pháp này nhằm giúp các em tự ý thức được tầm quan trọng của 
việc đọc, bản thân các em sẽ tự sắp xếp cho mình học ở nhà một cách 
hợp lí nhằm nâng cao kĩ năng đọc bài.
 8. Thành lập nhóm bạn cùng nhau học tập ở lớp và ở nhà.
 Các em nên lập nhóm học tập như đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ 
nhau trong quá trình học tập. Đặc biệt là trong các giờ tập đọc thì 
những em ngồi học cùng một nhóm thì tạo một nhóm học tập, cùng 
nhau hỗ trợ bạn mình đọc, sửa sai kịp thời cho bạn, đồng thời khích lệ 
tinh thần bạn nhanh nhất, hiệu quả dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
Vào giờ ra chơi, nếu các em còn chỗ chưa hiểu về phần đọc hiểu mà 
chưa dám hỏi giáo viên thì các em chia sẻ với bạn mình và cùng nhau 
tìm câu trả lời.
 Ở nhà, các học sinh gần nhà nhau thì học nhóm cùng nhau vào 
những ngày cuối tuần. Trường hợp này, học sinh cùng đọc lại các bài 
đã học, trả lời phần câu hỏi sau đó các em sẽ đọc thêm những kiến 
thức trong sách tham khảo, báo Nhi đồng, báo Rùa vàng, truyện tranh 
Cô tiên xanh, Truyện Những tấm gương hiếu thảo,để trau dồi vốn 
từ, làm tư liệu cho môn tập làm văn. 
 Ngoài ra, các em có thể cùng nhau học bằng những câu hỏi, giải 
ô chữ hay trò chơi mà chính các em tự đặt ra.
 9. Dạy học tích hợp
 Ba phân môn Tập đọc – Luyện từ - câu – Tập làm văn có mối 
quan hệ gần gũi, mật thiết, gắn kết với nhau. Trong tiết tập đọc, nên 
tích hợp từ/tiếng/kĩ năng Luyện từ và câu – Tập làm văn, làm cho HS 
nhận thấy được vẻ đẹp của ngôn từ, của tiếng việt, bồi dưỡng năng lực 
văn học, suy nghĩ tư duy logic bằng hình ảnh sinh động, biết bày tỏ ý 
 11 bài theo nhóm học tập. Tôi cho các em tư duy sáng tạo theo khả năng 
của mình và trao đổi, phát biểu ý kiến khi gặp điều thắc mắc. Tôi còn 
giao những nhiệm vụ về tự nhiên, xã hội, khoa học liên quan đến nội 
dung bài và yêu cầu các em tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu hay đơn 
giản là tích hợp trong các giờ Tập đọc “Cùng đọc báo Nhi đồng” để 
tìm lời giải cho bài thi Tiếng Việt giải Lê Quý Đôn nhằm tiếp thu kiến 
thức dễ dàng, thoải mái mà không tạo áp lực, căng thẳng trong giờ 
học.
 Tôi thường xuyên trò chuyện với học sinh để biết và hiểu được 
những khó khăn trong việc học cũng như những câu hỏi mà các em 
chưa hiểu, chưa thông nhằm kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ. Bên cạnh đó, tôi 
liên hệ với phụ huynh và trao đổi về tình hình học tập của học sinh rồi 
nhờ phụ huynh nhắc nhở việc học ở nhà của các em. Tôi luôn khuyên 
các em sắp xếp thời khóa biểu học ở nhà, viết ra giấy những kiến thức 
mình cần học và mục tiêu mình phải đạt được trong từng học kì. Tôi 
còn gợi ý các em học nhóm ở nhà để ôn tập, kiểm tra kiến thức và giúp 
đỡ nhau cùng tiến bộ.Tôi thường kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 
của học sinh với các tiêu chí sau: vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng 
việc động viên khuyến khích, giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả 
năng của bản thân, không so sánh học sinh này với học sinh khác. Đặc 
biệt, tôi luôn cho các em tự đánh giá lẫn nhau và cùng nhau chia sẻ bí 
quyết học tốt.
 Nhờ kiên trì, cố gắng trong khoảng thời gian dài, kết quả đã 
mỉm cười với tôi. Tôi nhận thấy các em học sinh dần dần có ý thức tự 
học và hào hứng với giờ Tập đọc nói riêng và giờ tiếng việt nói chung. 
Vì thế, nay tôi chia sẻ các biện pháp của mình mong nhận được sự góp 
ý từ quý đồng nghiệp. Qua khoảng thời gian áp dụng, kết quả 10 tuần 
đầu học kì một năm học 2019 – 2020 đã cao hơn kết quả cuối năm học 
 13 KẾT LUẬN
 Mỗi học sinh nên rèn luyện, hình thành cho bản thân một ý thức 
tốt. Trước hết, các em cần xác định rõ mục đích học tập, từ đó tìm cho 
mình phương pháp học đúng đắn giúp phát huy tính tối đa khả năng. 
Các em nên hiểu đọc là học, từ đó tự trau dồi, tích lũy, khám phá tri 
thức một cách chủ động, tích cực mà không phụ thuộc vào người khác. 
Các em phải có tinh thần thích đọc - là tinh thần giúp cho HS hăng 
say, nhiệt tình và nghiêm túc tiếp thu kho tàng kiến thức quý báu. 
Đồng thời, kĩ năng đọc tốt là tri thức còn làm nên sự khác biệt giữa 
mỗi người, đưa đất nước ngày càng phát triển. Như vậy “Biện pháp 
giúp học sinh rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc” là những điều 
tôi tâm đắc nhất, là một đề tài thiết thực và quan trọng trong nhà 
trường đặc biệt là trong công tác giảng dạy. Giáo dục Tiểu học là vấn 
đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính 
quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy chỉ có những 
giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của 
mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 Trên đây chỉ là một số ý kiến nhỏ của bản thân tôi để góp phần 
làm tốt công tác dạy học lớp ở cấp Tiểu học. Nếu có gì sai sót mong 
Hội đồng góp ý để tôi có thể làm tốt hơn ở lần sau.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!.
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_ren_ki_n.doc