Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 - Phùng Thị Thu Hằng

doc 22 trang sangkienhay 19/10/2023 3981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 - Phùng Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 - Phùng Thị Thu Hằng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 - Phùng Thị Thu Hằng
 A. PhÇn më ®Çu
 I. LÝ do chän ®Ò tµi.
 Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chơng trình Tiếng 
Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ 
năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các 
em học tốt các phân môn khác. Thông qua môn Tập đọc rèn cho các em kĩ năng 
đọc như: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn cảm để học sinh có 
những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và ngược lại. Đầu tiên trẻ phải học 
đọc sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp các em lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng 
trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng 
tự học và tinh thần học tập cho cả đời. Phân môn Tập đọc còn trau dồi cho học sinh 
kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, 
thầm mĩ. Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ 
trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết môn tập đọc giúp 
cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng , đọc diễn cảm một bài 
văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có liên quan mật 
thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh đợc 
tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của loài người thông qua sách 
vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ 
của các em được nâng cao nên tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá 
trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng 
của ngôn ngữ văn học. Qua đó có tác dụng tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người 
học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình phân 
tích tổng hợp cho các em.
 Qua nghiên cứu thực tế tôi thấy rằng chất lượng dạy tập đọc ở tiểu học chưa 
cao nguyên nhân là do nhiều lượng kiến thức giáo viên còn áp đặt, nặng nề, truyền 
đạt còn quen sử dụng phơng pháp truyền thống, ít gợi ý để học sinh khám phá, tìm 
hiểu.Khả năng đọc của một số giáo viên còn hạn chế, có những cách hiểu và cách 
giải dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ tập đọc chưa cao. Thực tế ở các trường 
tiểu học hiện nay việc học tập theo phương pháp giảng giải. Giáo viên còn dựa trên 
 1 Để đạt được mục đích rèn đọc cho học sinh tôi đã sử dụng một số phương 
pháp sau:
 - Thu thập tài liệu, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài, tìm hiểu 
sách giáo khoa Tiếng Việt 2, sách giáo viên.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp học 
sinh, giáo viên.
 - Phương pháp trao đổi và tọa đàm với đồng nghiệp. 
 - Dạy chuyên đề ở trường.
 V. Ph¹m vi vµ thêi gian thùc hiÖn.
 §Ò tµi ®­îc thùc hiÖn t¹i líp 2A trong n¨m häc 2015- 2016.
 3 + Tốc độ đọc: 
 . Giữa học Kỳ I : 35 tiếng / phút 
 . Cuối học kỳ I : 40 tiếng / phút 
 . Giữa học Kỳ II : 45 tiếng / phút 
 . Cuối học kỳ II : 50 tiếng / phút 
 II. Thùc tr¹ng vÊn ®Ò.
 1. Sự hạn chế trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 2 qua 
việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh.
 Thực tế cho thấy đến nay phần lớn giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp 
nói chung và giảng dạy phân môn Tập đọc nói riêng chỉ chú trọng về mặt hình thức 
là giảng dạy đầy đủ , không sót kiến thức được in trong sách giáo khoa. Mà chưa 
quan tâm đến vấn đề cốt lõi của phân môn Tập đọc là việc rèn kỹ năng quan trọng 
cho học sinh : “Kỹ năng đọc”. Hơn nữa giáo viên chưa thật sự đổi mới phương 
pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nghĩa là mọi 
hoạt động dạy học diễn ra không nhằm phát huy tính tích cực của người học, mà 
tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. 
 Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Rõ ràng, cách dạy chỉ đạo 
cách học nhưng ngược lại, thói quen học tập của trò có ảnh hưởng tới cách dạy 
của thầy. Có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo 
viên chưa đáp ứng được. 
 * Tóm lại : Từ thực trạng trên cho thấy quá trình dạy học như thế chưa phát 
huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; không phát huy được khả 
năng tìm tòi, khám phá của các em, chưa khuyến khích, phát triển năng lực – năng 
khiếu sở trường của cá nhân học sinh. Làm cho hiệu quả giáo dục không đạt chất 
lượng như mong muốn. 
 2. Hiệu quả học tập và kỹ năng đọc của học sinh trong quá trình học 
phân môn tập đọc. 
 Thực trạng không mấy lạc quan về kết quả đọc còn thấp của học sinh, 
cũng như sự thiếu tự giác và lơ là của các em hiện nay. Các em thường mắc khá 
nhiều lỗi đọc. Cụ thể là các lỗi cơ bản sau: 
 5 * Tóm lại: xuất phát từ thực trạng nêu trên, cho thấy hiệu quả giờ học phân 
môn tập đọc thông qua kỹ năng đọc của học sinh còn nhiều hạn chế, như thế chưa 
phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh. Thể hiện qua kết quả khảo 
sát chất lượng đầu năm của lớp 2B, tôi đã xây dựng phiếu hoc tập về những lỗi học 
sinh hay mắc để từ đó có hướng rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2: 
 Phiếu điều tra học tập
 Họ và tên:
 Lớp : 2B
 Bài đọc: Ngôi trường mới
 Bài tập:
 1.Em hãy đọc các từ sau:
 - xoa đầu, chim sâu, say mê, xâu cá
 - trò chuyện, chung sức, cây tre
 - lao động, nàng tiên, bản làng
 - gia đình, da bò, ra phố
 2. Em hãy ngắt giọng, nhấn giọng và đọc diễn cảm đoạn văn sau:
 Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang 
nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng 
thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
 Sau khi học sinh làm bài vào phiếu điều tra tôi đã thu lại chấm, tổng hợp kết 
quả cụ thể như sau:
 Luyện phát âm Ngắt giọng Nhấn giọng Đọc diễn cảm
 Sĩ Chưa Chưa Chưa Chưa 
Lớp
 số Đúng đúng Đúng đúng Đúng đúng Đúng đúng
 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
 2B 32 16 50,0 16 50,0 15 46,9 17 53,1 13 40,6 19 59,4 10 31,3 22 68,7
 Kết quả trên cho thấy số học sinh mắc lỗi phát âm, đọc ngắt giọng, nhấn 
giọng và đọc diễn cảm quá lớn. Tỉ lệ học sinh đọc yếu còn nhiều cũng như sự thiếu 
tự giác và lơ là của các em hiện nay. Tất yếu dẫn tới câu hỏi : chúng ta có thể làm 
gì để nâng cao khả năng đào tạo trình độ đọc cho HS? Đây không chỉ là vấn đề 
 7 một số biện pháp mà tôi áp dụng có hiệu quả của việc dạy học (đọc thầm, đọc 
thành tiếng).
 a. Luyện phát âm.
 Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm 
người giáo viên phải giúp các em phát âm chuẩn , đọc đúng loại câu, đúng ngữ 
điệu câu. Giúp các em tự hiểu nội dung bài, xác định đúng loại câu, ngữ điệu, giúp 
các em phải biết đặt mình vào vị trí của nhân vật, của tác giả. Ngoài ra còn phải 
biết cách tổ chức một giờ học nhẹ nhàng, sinh động. Xây dựng phong trào thi đua 
đọc đúng, đọc hay , ngoài ra kết hợp với việc rèn đọc trong tất cả các môn học 
khác giúp các em tích cực hoá việc học môn Tiếng Việt. Như chúng ta đã biết một 
số giáo viên, học sinh khi nói và đọc đều mắc một sai lầm là đọc ngọng, thiếu dấu, 
đọc, nói lẫn giữa phụ âm đầu là l- n hoặc với những tiếng có phụ âm quặt lưỡi như 
s - x; r-d; ch- tr đều đọc cố nhấn để phát âm cho rõ nên làm mất cái hay, cái tự 
nhiên khi đọc. Điều này làm cho các em cảm thấy xấu hổ mất tự tin khi đọc, hạn 
chế việc đọc của các em mất đi sự hứng thú với môn học này. Mà quy trình dạy tập 
đọc theo hướng đổi mới của lớp 2 như chúng ta đều nắm được gồm các bước chính 
sau:
 Bước 1: Luyện đọc đúng.
 Bước 2: Tìm hiểu nội dung. 
 Bước 3: Luyện đọc nâng cao (rèn đọc hay, dọc diễn cảm)
 Chính vì vậy khi dạy Tập đọc chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả các đối 
tượng học sinh trong lớp mình và khi dạy học chúng ta phải phụ thuộc vào trình độ 
của học sinh, phải hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu học sinh 
đọc chưa tốt, đọc còn ngọng, sai và ấp úng thì giáo viên phải dừng lại ở bước 1 là 
luyện đọc đúng. Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt rồi thì giáo viên dành cho luyện 
đọc nâng cao (bước 3). Động viên các em và giao nhiệm vụ cho cả lớp cùng giúp 
bạn bằng cách không trêu ghẹo, đùa mà tạo cơ hội cho bạn sửa chữa.
 Qua tìm hiểu tôi thấy lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân : 
 + Nguyên nhân chủ quan : như nói lắp , nói ngắn lưỡi - khó đọc do tật bẩm 
sinh .
 9 - d........
 - r .......
 * Giải đáp 
 + d : dâu, dễ dàng 
 + r : rất, rồi, , rể , ra 
 VD 3 : Đọc đoạn 1 của bài “Mùa xuân đến” (TV 2, tập 2 , Tr 17) vô ghi lại 
những tiếng có chứa i, y vào chỗ trống dưới đây : 
 + i : ......
 + y : .
 * Giải đáp 
 + i : thì, trời, chim, lại 
 + y : ngày, nảy, đầy, bay, nhảy, gáy 
 Với dạng bài tập này sẽ giúp cho học sinh nhanh chóng hiểu và phát âm 
chính xác các tiếng, từ khó dễ lẫn mà nguyên nhân chính là do học sinh chịu ảnh 
hưởng từ môi trường mình sinh sống. 
 b. Luyện đọc ngắt giọng.
 Qua điều tra thực tế tôi thấy ở học sinh lớp 2 nói chung chưa biết cách đọc 
ngắt giọng. Để học sinh biết ngắt giọng trong khi đọc, trước hết phải hướng dẫn 
các em đọc đúng. Từ việc đọc đúng đó sẽ hướng dẫn các em đọc đúng cách ngắt 
giọng. Muốn đạt được điều đó cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa 
các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. đó là đảm bảo nghĩa của từ, cụm từ, đảm bảo 
cấu trúc ngữ pháp của câu. Dạy đọc các bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải trùng 
hợp với ranh giới ngữ đoạn. Dạy đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng 
với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Đọc sai chỗ ngắt giọng phản ánh một cách hiểu sai 
nghĩa, hoặc ít ra là một cách đọc không để ý đến nghĩa. Vì vậy, đọc đúng ngữ điệu 
nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng vừa 
là phương tiện giúp HS chiếm lĩnh nội dung bài đọc. Khi đọc tuyệt đối không được 
tách từ ra làm hai, không tách từ chỉ loại với danh từ nó đi kèm theo. Không tách 
giới từ với danh từ đi sau nó, không tách quan hệ từ là với danh từ đi sau nó.
Ví dụ 1: Không được đọc ngắt giọng:
 Tự xa/ xưa thủa nào
 11 * Giải đáp: Xưa/ có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước liền / bỏ 
tiền ra mua, / rồi thả rắn đi.// Không ngờ / con rắn ấy là con của Long Vương.// 
Đền ơn chàng trai,/ Long Vương tặng chàng một viên ngọc quý.//
 Vì vậy trước khi giảng một bài cụ thể giáo viên cần dự tính những chỗ học 
sinh hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng.
 Ví dụ: Bài: Dậy sớm:
 Tinh mơ / em thức dậy
 Rửa mặt / rồi đến trường
 Núi giăng hàng / trước mặt
 Giáo viên cần lưu ý về cách ngắt nhịp vì theo dự tính học sinh sẽ ngắt:
 Tinh mơ em / thức dậy
 Rửa mặt rồi / đến trường
 Núi giăng / hàng trước mặt.//
 Trong khi đó xét về mặt ý nghĩa và lí thuyết trọng âm hai câu đầu ngắt nhịp 
2/3 và câu sau ngắt nhịp 3/2.
 Bên cạnh dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp 
còn cần phải dạy ngắt giọng biểu cảm, nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, nhằm tập 
trung sự chú ý của người nghe vào những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa.
Ví dụ: Đó là chỗ ngừng lâu hơn trong các câu thơ cuối bài: 
 Mẹ/ là ngọn gió của con suốt đời.//
 c. Luyện đọc nhấn giọng.
 Qua việc giảng dạy và thức tế trên lớp để giúp học sinh đọc diễn cảm, đọc 
nhấn giọng người giáo viên cần phải thực hiện các nội dung sau: 
 Chuẩn bị kĩ cho việc dạy nhấn giọng
 Tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy để hiểu rõ và cảm thụ sâu sắc bài, giúp học sinh 
đọc có hiệu quả hơn.
 Bài đọc trong sách giáo khoa của giáo viên cần nghi vắn tắt cách đọc, cách ngắt 
nhịp, cách nhấn giọng, sắc thái tình cảm đọc.
 Ví dụ :
 - Bài: “Chim sơn ca và bông cúc trắng” (Tiếng Việt 2- tập 2, trang 23)
 Đoạn 1: Đọc với giọng vui tươi khi tả cuộc sống tự do của sơn ca và bông cúc. 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.doc