Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học phân môn tập đọc cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học phân môn tập đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học phân môn tập đọc cho học sinh Lớp 2

SKKN: TẠO HỨNG THÚ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay nước ta đang đổi mới giáo dục để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Song song với việc đổi mới nội dung, mục tiêu chương trình thì phương pháp dạy học rất cần được đổi mới. Để có tiết dạy đạt hiệu quả giáo viên cần nắm chắc yêu cầu cơ bản và biết lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động trong một tiết học theo trình tự hợp lí nhằm giúp cho tiết học diễn ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, tạo hứng thú khi tham gia các hoạt động. Học sinh tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức. Cũng như những phân môn khác, phân môn tập đọc là một phân môn vô cùng quan trọng trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung cũng như ở lớp Hai nói riêng. Có lẽ tôi cũng không cần nói gì nhiều thêm về tầm quan trọng của phân môn này vì tôi biết cũng có rất nhiều bài viết, những sáng kiến kinh nghiệm của các đồng nghiệp tôi đã đề cập tới. Phân môn tập đọc là phân môn dạy khô khan theo một trình tự nhất định vậy nên học sinh dễ nhàm chán. Nhằm giúp các em có hứng thú học phân môn tập đọc này nên tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “TẠO HỨNG THÚ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2” II/ THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN Năm học 2011 – 2012 tôi được phân công dạy lớp 2/3, tổng số 38 học sinh trong đó có 16 em nữ. Trong quá trình giảng dạy tôi gặp một số thuận lợi, khó khăn sau: 1/Thuận lợi: Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, của quý ban ngành địa phương cũng như của các bậc phụ huynh. Phòng học, bàn ghế được trang bị đầy đủ. Đồ dùng dạy và học, các phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy tương đối đầy đủ. Đa số các em đã biết đọc. 2/ Khó khăn: Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh 1 Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương SKKN: TẠO HỨNG THÚ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 Trọng tài tính thời gian và ghi lại kết quả số phút toàn bài của từng nhóm; cùng các bạn theo dõi, nhận xét và tính điểm cho nhóm vừa đọc; công bố kết quả về thời gian đọc và số điểm đọc của từng nhóm. Nhóm được nhiều điểm nhất (Ít hoặc không mắc lỗi) và có thời gian đọc ít nhất là nhóm giành phần thắng trong cuộc thi đọc văn tiếp sức. 2/ Đọc thơ tiếp sức. Cũng như trò chơi đọc văn tiếp sức nhằm giúp các em: Rèn kỹ năng đọc đúng và nhanh các bài thơ. Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng dòng thơ tiếp nối. Nhằm tạo hứng thú trong quá trình đọc bài thơ và cũng để các em làm việc nhịp nhàng trong nhóm . Tôi đã sử dụng trò chơi “Đọc thơ tiếp sức” trong phần thực hành của bài Tập đọc. VD: Bài tập đọc Mẹ Sau khi tôi phổ biến luật chơi, tìm ra tổ trọng tài. Từng nhóm 4 người lần lượt đọc tiếp sức như sau: HS1: Lặng rồi cả tiếng con ve HS2: Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. HS3: Nhà em vẫn tiếng ạ ời HS4: Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. HS1: Lời ru có gió mùa thu HS2: Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. HS3: Những ngôi sao thức ngoài kia HS4: Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. HS1: Đêm nay con ngủ giấc tròn HS2: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Trọng tài tính thời gian và ghi lại số phút đọc xong toàn bài của từng nhóm, nhận xét, công bố kết quả, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3/ Đọc thơ truyền điện: Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh 3 Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương SKKN: TẠO HỨNG THÚ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 Băng đầu bài: GỌI BẠN Băng 1: Tự xa xưa thuở nào Trong rừng xanh sâu thẳm Băng 2: Băng 3: Đôi bạn sống bên nhau Băng 4: Bê Vàng và Dê Trắng. Băng 5: Một năm, trời hạn hán Suối cạn, cỏ héo khô Băng 6: Lấy gì nuôi đôi bạn Băng 7: Băng 8: Chờ mưa đến bao giờ? Băng 9: Bê Vàng đi tìm cỏ Băng 10: Lang thang quên đường về Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh 5 Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương SKKN: TẠO HỨNG THÚ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 HS A nêu nội dung ghi ở cột bên trái (Họ và tên; Nam, nữ; Ngày sinh...), HS B đọc tự thuật ở cột bên phải (Bùi Thanh Hà; nữ; 23 - 4 – 1996...). HS lần lượt tham gia chơi theo từng cặp. GV hướng dẫn HS trong lớp lắng nghe, kiểm tra đánh giá và ghi điểm cho từng người. Kết thúc cuộc chơi, giáo viên nhận xét chung và biểu dương những HS đọc tốt. 6/ Biết một câu, đọc cả đoạn: Rèn kĩ năng nghe hiểu, đọc thầm để tìm đoạn văn có câu đã nghe trong bài Tập đọc đã học. Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung sự chú ý; tập đọc thành tiếng rõ ràng, rành mạch đoạn văn tìm được. Cách tiến hành Đầu tiên tôi chia lớp làm 4 nhóm: 2 nhóm chơi , 2 nhóm làm trọng tài. Sau đó lại đổi lại. VD: Trong bài tập đọc Ngôi trường mới. Cho nhóm A (đọc câu - lần 1) : Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhóm B (đọc cả đoạn): Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây. Nhóm B (đọc câu lần 1): Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế! Nhóm A (đọc cả đoạn): Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế! Nhóm A (đọc câu – lần 2): Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. Nhóm B (đọc cả đoạn): Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh 7 Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương SKKN: TẠO HỨNG THÚ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 Nhóm B Nhóm A (3) Một lần khác, chúng con đang đi BẠN CỦA NAI NHỎ dọc bờ sông tìm nước uống thì thấy lão Hổ hung dữ đang rình sau bụi cây. Bạn con đã nhanh trí kéo con chạy như bay. - Bạn con thật thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng cha vẫn còn lo. Nhóm A Nhóm B (4) Tan học Tuấn đến trước mặt Hà, BÍM TÓC ĐUÔI SAM gãi đầu ngượng nghịu: - Tớ xin lỗi vì lúc nãy kéo bím tóc của bạn. Thầy giáo đã phê bình tớ. Thầy bảo phải đối xử tốt với các bạn gái. Nhóm B Nhóm A (2) Sáng hôm ấy, cô giáo gọi Lan lên CHIẾC BÚT MỰC bàn cô lấy mực. Mai hồi hộp nhìn cô, nhưng cô chẳng nói gì. Mai buồn lắm. Thế là trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì. Nhóm A Nhóm B (4) Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới MẨU GIẤY VỤN chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi đem vào bỏ sọt rác. Xong xuôi em mới nói : - Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!” Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá! Nhóm B Nhóm A (3) Bỗng có tiếng cô giáo : NGƯỜI MẸ HIỀN Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh 9 Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương SKKN: TẠO HỨNG THÚ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 Lần lượt từng nhóm thi đọc đồng thanh bài thơ (hoặc khổ thơ). GV ghi bảng trọng tài đã cho lên bảng lớp. Cuối cuộc thi giáo viên và trọng tài tổng hợp kết quả và xếp loại nhóm thắng cuộc để động viên khen ngợi. IV : KẾT QUẢ Sau khi thực hiện những biện pháp nêu trên thì HS tôi đã có những phản ứng với phân môn Tập đọc như sau : Đầu HKI Cuối HKI Không thích Thích Không thích Thích 17 21 3 35 Qua bảng thống kê trên cho thấy các biện pháp mà tôi đưa ra nhằm tạo hứng thú học phân môn tập đọc đã đạt kết quả đáng kể, từ đó các em học môn Tiếng Việt tốt hơn và không những thế nó còn bổ trợ giúp các em học tốt hơn ở những môn học khác . + Một số em đã có thể đọc không cần phải đánh vần để đọc. + Học sinh có ý thức học tốt hơn, say mê học tập hơn, giờ học luôn trôi qua một cách nhẹ nhàng. + Dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên học sinh đã tự say mê tìm tòi và khám phá cũng như chiếm lĩnh tri thức mới. Đây là thành công lớn nhất của tôi trong quá trình tạo hứng thú cho các em học phân môn tập đọc Ở LỚP 2. V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài: Tạo hứng thú học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 2, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: * Giáo viên cần nắm vững nội dung, mục tiêu trương trình. * Giáo viên phải thật sự tâm đắc với nghề, có tinh thần và trách nhiệm cao, phải chịu khó kiên nhẫn trong việc uốn nắn HS. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh 11 Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương SKKN: TẠO HỨNG THÚ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh 13 Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_phan_mon_tap_doc_cho.doc