Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 Trường TH Chiến Thắng

doc 22 trang sangkienhay 04/02/2024 3831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 Trường TH Chiến Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 Trường TH Chiến Thắng

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 Trường TH Chiến Thắng
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP THÁI NGUYÊN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIẾN THẮNG
 ===***===
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”.
 Tác giả: BÙI THỊ THÚY
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường tiểu học Chiến Thắng
 Địa chỉ: Phường Chùa Hang – TP Thái Nguyên
 Tháng 10, Năm 2018 1. Lời giới thiệu 
 Nền giáo dục Việt Nam đó trải qua nhiều năm đổi mới và thu được nhiều 
thành quả tốt đẹp. Tiếp tục phát huy những kết quả đó đạt được, từng bước thực 
hiện các mục tiêu của xã hội. Năm học 2015-2016 toàn ngành giáo dục cùng đẩy 
mạnh phong trào thi đua: Dạy tốt- học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện đi lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 Ngày nay, đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên rất 
cần những con người có tri thức, có khoa học kỹ thuật. Trước yêu cầu của sự 
phát triển kinh tế xó hội đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mục tiêu đào tạo, cải 
tiến lại nội dung và phương pháp dạy học. Đó là việc làm rất bức xúc và cần 
thiết hiện nay.
 Chính vì vậy, chất lượng dạy và học trong nhà trường đang là vấn đề được 
các nhà giáo dục hết sức quan tâm. Đây là một trong những việc làm quan trọng, 
góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Vì thế, biết bao thầy cụ giáo ngày đêm 
miệt mài nghiên cứu để có những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay, nhằm 
cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với nhận thức của học sinh.
 Trong giáo dục phổ thông nói chung và ở trường Tiểu học nói riêng, môn 
học Tiếng Việt là một môn quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình. 
Môn này có đặc trưng cơ bản là: Nó vừa là môn học cung cấp cho học sinh một 
khối lượng kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ của 
từng bài học, vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác. Trẻ em muốn 
nắm được kỹ năng học tập, trước hết cần nghiên cứu tiếng mẹ đẻ chìa khóa của 
nhận thức, của sự phát triển trí tuệ đúng đắn, nó cần thiết cho tất cả các em khi 
bước vào cuộc sống. Ở nước ta, môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng, là một 
môn học chính , trong đó không thể không kể đến môn Tập đọc.
 Dạy môn Tập đọc trong các trường Tiểu học đang là một vấn đề được các 
trường, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm. Biết đọc là có thêm một 
công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra 
hàng ngày trong xã hội. Thông qua việc đọc các tác phẩm văn chương, con 
người không những được thức tỉnh về nhận thức mà cũn rung động về tình cảm, 
nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh 
cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Tập đọc là một phân môn thuộc bộ môn 
Tiếng Việt bậc Tiểu học, này giữ vai trò rất quan trọng, trước hết giúp học sinh 
rèn luyện các kỹ năng đọc (đọc đúng, diễn cảm) một văn bản. .
 Chính vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một 
đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Học sinh đọc tốt, đọc một cách 
có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái 
thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như có hình ảnh, đấu ? ; ! thường chưa biết cách thể hiện giọng đọc như thế nào cho phù hợp. Để 
khắc phục những tồn tại trên nhà trường đó tổ chức cỏc cuộc thi đọc diễn cảm, 
và thi kể chuyện. 
 Vì những lý do trên và do những yêu cầu của giáo dục Tiểu học tôi xin trình 
bày một vài quan điểm của bản thân về đổi mới phương pháp dạy học: “Rèn kỹ 
năng đọc cho học sinh lớp 2”. thông qua môn tập đọc của trường tiểu học Kiên 
Thành
 2. Tên sáng kiến: 
 “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”. 
 3. Tác giả:
 - Họ và tên: Bùi Thị Thúy
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến:Trường TH Chiến Thắng.
 - Số điện thoại: 0918321630 .Email:buithuy76@gmail.com.
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
 Chủ đầu tư : Bùi Thị Thúy
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Sáng kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và bổ sung vốn 
kinh nghiệm, vốn hiểu biết cho bản thân. Từ đó giúp cho học sinh thực hiện bài 
thực hành trên lớp nhanh hơn, đạt hiệu quả học tập tốt hơn.
Lĩnh vực sư phạm . áp dụng vào giảng dạy phân môn: Tập đọc.
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng: Tôi có kế hoạch áp dụng đề tài này vào 
phần dạy – học Tập đọc cho học sinh lớp 2 của năm học 2018 - 2019. Nếu kết 
quả khả quan thì tiếp tục áp dụng cho những năm học tiếp theo ( có bổ sung).
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 - Về nội dung của sáng kiến
 1.Mục đích: 
 Khi tôi nghiên cứu sáng kiến này nhằm mục đích:
 + Tìm ra phương pháp và hướng đi, giúp học sinh đọc tốt hơn, qua đó 
từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh.
 + Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng dạy học của phân môn Tập đọc ở lớp 
2.
 2. khả năng áp dụng của sáng kiến
 Sáng kiến được thực hiện trong các giờ Tập đọc với 20 học sinh ở lớp 2A, 
trường Tiểu học Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, Năm học 2013-2014. Sáng 
kiến có thể áp dụng cho tất cả các lớp của khối 2. Quá trình dạy học gồm 2 mặt có quan hệ mật thiết với nhau: Hoạt động 
dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của 
hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức. Người học sinh 
là đối tượng (khách thể) của hoạt động dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động 
học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức.
 Hoạt động học tập của học sinh chỉ có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến 
hành các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động 
cơ nhận thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành và 
phát triển nhân cách của mình mà không ai có thể làm thay được.
Dạy học là con đường thuận lợi nhất, giúp học sinh trong khoảng thời gian ngắn 
nhất, có thể nắm được một khối lượng kiến thức cần thiết. Nó được tiến hành 
một cách có tổ chức có kế hoạch. Giúp học sinh phát triển một cách có hệ thống, 
năng lực hoạt động trí tuệ và tư duy sáng tạo. Từ đó giúp học sinh có hành động 
đúng đắn trong học tập.
 2. Thực trạng.
 Nhiều năm giảng dạy và làm công tác dạy tiếng việt ở bậc tiểu học nói 
chung và dạy tập đọc ở lớp 2 nói riêng tôi nhận thấy: Khả năng tiếp thu môn học 
Tiếng Việt của các em cũng nhiều hạn chế so với các môn Toán hay Tự nhiên 
Xã hội, ở phân môn tập đọc lớp 2 đa phần các em đó đọc được, song một số em 
đọc cũng chưa được rõ ràng, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, 
nhiều em phát âm chưa phân biệt rõ phụ âm đầu l/n; tr/ch; s/x đặc biệt học sinh 
trường tôi đang công tác thì đa số các em đọc con ngọng phụ âm l/n, về kĩ thuật 
đọc chưa thể hiện được tình cảm, nội dung mà văn bản đề cập tới. Ví dụ như các 
em chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, những từ ngữ trọng tâm, từ chìa khoá, 
trong những trường hợp sắm vai hay đối thoại các em cũng lúng túng, nhiều em 
cũng thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình. Đối với đối tượng học 
sinh trung bình và yếu các em chưa xác định được đâu là giới hạn những câu đối 
thoại của mình, với thực tế trên tôi đi sâu vào nghiên cứu vấn đề rèn kỹ năng 
đọc cho học sinh khối 2 với mong muốn tích lũy thêm cho bản thân những kiến 
thức và kinh nghiện chuyên môn nhằm đạt hiệu quả cao trong việc dạy và học
 Khi tiến hành làm sáng kiến này tôi đã nghiên cứu sách giáo khoa phân 
môn tập đọc khối 2 để tìm hiểu nội dung cấu trúc của chương trình, tìm hiểu 
việc học của các em, tìm hiểu các tài liệu hướng dẫn của ngành, nghiên cứu rút 
kinh nghiệm qua từng tiết dự giờ. Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến phân môn 
Tiếng Việt nhất là phân môn tập đọc.
 Quan sát đội ngũ giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp gì? những 
điểm hợp lý và chưa hợp lý trong quá trình rèn đọc cho học sinh .
 Thường xuyên dự giờ của giáo viên dạy khối 2-3 để rút kinh nghiệm trong 
quá trình dạy học, nhất là môn tập đọc. Trong ý thức của mình các em bắt đầu nhận thức được sự vật một cách 
chủ động, có mục đích nhằm đặt những yêu cầu của tư duy trực quan, từ quan 
sát trực quan chuyển sang tư duy ngôn ngữ lôgíc, trìu tượng cách phát âm thiếu 
lập luận, chuyển sang ngôn ngữ có lập luận chặt chẽ. ở giai đoạn này nhận thức 
của các em mang nặng mầu sắc cảm tính, được củng cố và phát triển trên cơ sở 
nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, chuẩn mực hơn các em đó tin vào lời giảng 
của các thầy cô, vào sách. Những điều kiện mà nhà trường, gia đình dạy giỗ giáo 
dục, học sinh tiểu học thường hiếu động dễ hưng phấn khó tập chung, hay 
hướng tới hoạt động cụ thể kết quả trực tiếp không thích hoạt động kéo dài, khó 
thấy kết quả. Nhất là kiến thức trìu tượng, ít hấp dẫn, lứa tuổi này các em hay 
bắt chước, các em ít hiểu tác dụng của việc mình làm, mà chỉ hiểu đơn giản là 
làm thầy cô và bố mẹ hài lòng.
 Xuất phát từ thực tế tâm lý của trẻ, vậy chỉ có giờ dạy sinh động, trực quan, 
lời giảng dễ hiểu, hấp dẫn giúp trẻ tập trung cuốn hút vào bài giảng của giáo 
viên.
 4.2. Nghiên cứu trương trình sách giáo khoa.
 a. Nội dung chương trình:
 Qua nghiên cứu thống kê chương trình phân môn tập đọc khối 2 cả năm học 
có 35 tuần mỗi tuần có 3 tiết mỗi tiết dạy 40 phút.
 Kỳ I có 18 tuần.
 Kỳ II có 17 tuần gồm 7 
 Cả 2 kì hoc có các chủ điểm như sau :
 -Bảo vệ tổ quốc.
 - Sáng tạo.
 - Nghệ thuật.
 - Lễ hội.
 - Thể thao.
 - Ngôi nhà chung.
 - Bầu trời và mặt đất.
 Qua nghiên cứu chương trình môn Tiếng việt, tôi thấy phân môn tập đọc 
chiếm ưu thế lớn trong môn tiếng việt. Vì vậy môn này gúp phần hình thành kĩ 
năng nghe, đọc, nói, viết ở trường tiểu học.
b. Nghiên cứu sách giáo khoa.
 Sách giáo khoa lớp 2 được in 2 tập.
 Tập 1 gồm 7 chủ điểm.
 Tập 2 gồm toàn bộ nội dung học kì II.
 Sách giáo khoa được cấu tạo gồm 3 phần
 - Phần 1: Bài học
 - Phần 2 : Chú thích và giải nghĩa. Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
 Cho học sinh đọc cá nhân nhiều lần.
 Cho các nhóm đọc thầm bài tập đọc.
 Thi giữa các nhóm.
 1 em đọc cả bài tập đọc.
 Giáo viên hỏi nội dung .
 * Học sinh đọc cá nhân đoạn 1, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
? Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu? ( Đi xem xiếc)
? Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào ? (Chui qua chỗ tường thủng )
 Cho học sinh đọc thầm đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi.
? Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo đó làm gì? (Bác nhẹ tay kẻo cháu đau)
? Cô giáo làm gì khi Nam khóc? ( Cô nhẹ nhàng kéo Nam lại rồi đỡ em ngồi 
dậy, cô phủi đất cát lấm lem trên người em rồi đưa em về lớp.)
? Người mẹ hiền trong bài là ai? ( Là cô giáo)
? Qua câu truyện cho ta biết điều gì?
 Học sinh đọc phân vai.
 Giáo viên tổng kết bài.
 Dặn dò về nhà.
 NHẬN XÉT DỰ GIỜ
 Ưu điểm: Đa số các em học sinh đó đọc được bài tập đọc hiểu nội dung 
bài và trả lời được câu hỏi phần nội dung bài.
 Tồn tại : Nhiều em đọc sai phụ âm, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ.
 Giáo viên chưa chú ý sửa cho các em, khả năng đọc diễn cảm còn yếu.
 Học sinh yếu chưa được đọc nhiều và trong quá trình đọc giáo viên chưa 
động viên kịp thời cho các em.
 5. Đề xuất biện pháp.
 Tập đọc là phân môn chủ yếu rèn đọc cho học sinh, từ mức độ nhận biết 
để đọc đúng, đọc rõ ràng, đọc to, mức độ đọc cao hơn là đọc lưu loát, biết ngắt 
nghỉ lên xuống giọng và thể hiện thái độ tình cảm qua bài tập đọc, từ đúng học 
sinh hiểu nội dung của bài.
 Để đạt được mục đích trên trước hết người giáo viên phải đổi mới phương 
pháp dạy học. Sử dụng bằng nhiều hình thức rèn đọc, trên cơ sở giúp học sinh 
nhận thức được việc rèn đọc trong trường tiểu học là một vấn đề rất quan trọng.
 * PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN:
 Phương pháp này phù hớp với tư duy, Tâm lý lứa tuổi ở bậc tiểu học. 
Phương pháp trực quan là giáo viên đưa ra những bức tranh minh họa hoặc bằng 
vật thật cho từng bài để phục vụ trong quá trình dạy và rèn đọc cho học sinh, kết 
hợp đọc hiểu và đọc diễn cảm.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_2_tru.doc