Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG HỌC SINH LỚP 2 PHẦN I : NHẬN THỨC VẤN ĐỀ Tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp. Ngoài chức năng dạy đọc phân môn này còn trao dồi cho học sinh những kiến thức Tiếng Việt, kiến thức Văn học, kiến thức đời sống và giáo dục tình cảm, mĩ cảm cho các em. Rèn cho các em có được kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng quan trọng mà bậc Tiểu học cần rèn luyện (nghe, nói, đọc, viết). Hiện nay, kỹ năng đọc của học sinh còn rất yếu. Nếu không biết đọc thì con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ trong xã hội hiện đại. Biết đọc con người đã nhận khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Từ đây có thể tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối qan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản, giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác. Thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm văn chương con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nẩy nở nhũng ước mơ tươi đẹp. Khơi dậy đựợc năng lực hoạt động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ. Không thể hình thành một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng nó sẽ giúp cho học sinh sử dụng các nguồn thông tin, đọc chính là học, đọc để tự học và phải học cả đời. Mục tiêu của việc dạy và học Tập đọc ở Tiểu học là hình thành và phát triển kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh. Phân môn học vần cũng thực hiện nhiệm dạy ở mức sơ bộ, nhằm giúp học sinh sử dụng bộ mã ghi âm, việc thông hiểu văn bản thấp chưa có hình thức chuyển thẳng từ chữ sang nghĩa (đọc thầm). Như vậy, tập đọc với tư cách là một phân môn Tiếng Việt tiếp tục những thành tựu dạy học mà học vần đạt được nâng lên một mức đầy đủ, hoàn chỉnh hơn. Yêu cầu đọc của học sinh lớp 2 trong phân môn tập đọc là phải đọc đúng và rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, các cụm từ đọc trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn. Bước đầu biết đọc thầm, biết dùng mục lục sách giáo khoa khi đọc và hiểu được ý chính của đoạn văn vừa đọc. Trần Thị Hòa – Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG HỌC SINH LỚP 2 sinh “đọc đúng” trước tập thể nhà trường, chuyên môn tổ khối và tôi đã nhận thấy có nhiều ý kiến trao đổi khác nhau. Có nhiều ý kiến cho rằng muốn đọc đúng thì trước hết bản thân học sinh phải thích đọc, thích tìm hiểu.Cũng không ít ý kiến cho rằng muốn học sinh đọc đúng thì giáo viên phải luyện đọc nhiều cho các em, giáo viên cần đọc mẫu, học sinh đọc theo. Tất cả ý kiến trên đều được đề cập đến trước tập thể sư phạm, trong tổ khối chuyên môn song vẫn chưa thể rút ra được một kết luận thỏa đáng. Cuối cùng tôi đã đưa ra ý kiến của mình về dạy đọc đúng cho học sinh lớp 2 như sau: Để giúp các em đọc đúng trước hết bản thân giáo viên phải nắm vững chương trình sách giáo khoa. Cải tiến được phương pháp gây sự hứng thú phấn khởi khi học sinh học tập đọc, có khen thưởng đối với những em học đọc tốt. Học sinh phát huy tính tích cực ở từng cá nhân dành nhiều thời gian luyện đọc cho những học sinh đọc chậm, bởi đây là môn tập đọc nên phần luyện đọc là quan trọng nhất. Lời giảng của giáo viên luôn trong sáng, mẫu mực hấp dẫn để tạo cho lớp học một không khí sinh động thoải mái không bị thụ động và đồ dùng trực quan phải to rõ, đẹp để cuốn hút học sinh học tập. Ý kiến của tôi được Ban giám hiệu, tổ chuyên môn đồng ý, họ bổ sung thêm ý kiến để tôi hoàn thành đề tài này. Là một giáo viên đứng lớp tôi luôn mong muốn cho học trò của mình học tập tiến bộ nên tôi tự ý thức rằng học hỏi, trau dồi kiến thức, tìm tòi nghiên cứu để nâng cao năng lực, nâng cao trình độ tay nghề để hoàn thiện mình hơn. Trần Thị Hòa – Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG HỌC SINH LỚP 2 PHẦN III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp: + Phương pháp hỏi đáp . + Phương pháp đàm thoại gợi mở + Phương pháp học nhóm. + Phương pháp thi đọc + Phương pháp thăm dò ý kiến về đọc đúng . + Phương pháp luyện tập. + Phương pháp nêu gương . Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp làm mẫu, quan sát, động viên đểcác em tiến bộ hơn khi đọc bài . Phương pháp nêu gương tôi thấy có hiệu quả vì :Các em rất thích được khen ngợi nên muốn được khen các em phải cố gắng đọc tốt , đọc to , rõ , đọc đúng tốc độ và đọc đúng mẫu . II.CÁC BƯỚC LÊN LỚP CỦA MỘT TIẾT TẬP ĐỌC LỚP 2: 1.Ổn định lớp .(1 phút.) 2.Kiểm tra bài cũ :(3-5 phút). 3.Bài mới : (32 phút) a.Hoạt động 1: Giới thiệu bài –Ghi tựa lên bảng. b.Hoạt động 2: Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài - Hướng dẫn học sinh đọc, kết hợp với giải nghĩa từ. + Đọc từng câu. + Đọc từng đoạn trước lớp. + Đọc từng đoạn trong nhóm. + Thi đọc giữa các nhóm. + Cả lớp đọc đồng thanh. c.Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài mới . Trần Thị Hòa – Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG HỌC SINH LỚP 2 ràng, lưu loát đúng tốc độ, ngắt nghỉ đúng chỗ. Để đạt được mục đích của mình tôi tiến hành khảo sát kỹ năng đọc của học sinh qua bài đọc. * Qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau : - Đọc rõ ràng, mạch lạc, đúng từ, tiếng, ngắt hơi đúng quy định khoảng 18 học sinh. - Đọc lẫn lộn ch/tr, l/n: 4 học sinh - Đọc đúng nhưng ngắt chưa đúng: 7 học sinh - Đọc chậm chưa tròn câu: 5 học sinh - Đọc sai, lẫn, bỏ chữ, sai vần: 4 học sinh. 4. Nhận xét đánh giá phân tích nguyên nhân: - Dựa vào kỹ năng đọc của học sinh tôi thấy các em đọc chưa đạt yêu cầu là do các nguyên nhân: + Do học sinh chua chú ý đến đọc mẫu và phần luyện đọc của giáo viên. + Do ngôn ngữ: Phát âm sai l/n, ch/tr, v/d/gi học sinh không sửa được. + Do học sinh đọc nhanh, đọc cẩu thả dẫn đến bỏ chữ. + Do tư thế đứng và cầm sách khi đọc: có em để sách tại bàn rồi đứng lên nhìn xuống để đọc. + Do giáo viên chưa chú ý đến những chỗ sai để sửa cho học sinh một cách tỉ mỉ. Từ thực trạng trên tôi đã tìm tòi học hỏi và quyết định đề ra một phương pháp luyện đọc để đạt hiệu quả cao trong môn tập đọc. - Muốn học sinh đọc đúng đây là mục đích cuối cùng của người giáo viên sau mỗi giờ dạy học. Kỹ năng này trước hết phải có ở giáo viên. Đọc văn bản là giải mã âm thanh và giải mã nghĩa, ý của văn bản đó. Thầy giáo phải có kỹ năng giải mã này, nghĩa là phải tạo được mẫu hình đọc lý tưởng tức là phải có kỹ năng đọc thành thục. Thầy cô giáo phải đọc được bài tập đọc với đúng giọng cần thiết, giải mã được nội dung bài tập đọc nội dung cần luyện đọc. Thầy không thể hình thành ở học sinh kỹ năng gì mà bản thân anh ta không có. Không thể gặt hái được những gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng. Vì vậy trong dạy học ta không được đòi hỏi ở học sinh những gì mà ta không có, không làm được, nếu giáo viên đọc sai thì nhất định không thể đòi hỏi yêu cầu trò mình đọc đúng. Ví dụ: khi giáo viên không đọc mẫu được thì họ không nhận ra lỗi phát Trần Thị Hòa – Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 7 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG HỌC SINH LỚP 2 * Tôi luyện đọc từng học sinh, khi thấy các em đọc sai tôi đã hướng dẫn đọc đi đọc lại nhiều lần. Nếu đọc vẫn chưa được tôi nhắc nhở về nhà rèn đọc thêm và tôi đã đề ra kế hoạch kiểm tra thường xuyên . - Đối với các em học sinh đọc chậm, hay đọc lẩn giữa các dấu thanh hỏi và ngã như: bảo nỗi / bão nổi; sặc sỡ/ sặc sở Tôi thường gọi các em này đọc bài nhiều hơn và được đọc bài cả trong những môn học khác. - Còn đối với những em đọc quá nhỏ do nhút nhát thiếu tự tin. Tôi thường động viên, nâng đỡ, hướng dẫn cách lấy giọng khi ngắt hơi. Trần Thị Hòa – Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG HỌC SINH LỚP 2 Các em phải đọc đúng: Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp/ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ dở// Lặng rồi cả / tiếng con ve// Con ve cũng mệt vì / hè nắng oi// Nhà em vẫn tiếng / ạ ời// Kẽo cà / tiếng võng / mẹ ngồi / mẹ ru// Ngắt giọng đúng, dạy đọc đúng là nhiệm vụ của việc dạy tập đọc và cũng là phương tiện đểhọc sinh chiếm lĩnh văn bản đọc. Nếu các em biết ngắt giọng đúng thì sẽ giúp các em lĩnh hội được kiến thức dễ dàng hơn. Vì vậy các em phải ngắt là: Lặng rồi / cả tiếng con ve// Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi// Nhà em / vẫn tiếng ạ ời// Kẽo cà tiếng võng / mẹ ngồi mẹ ru// Nếu ngắt đúng như vậy Sẽ giúp người nghe hiểu ngay ý thơ cần diễn đạt . Việc ngắt cũng phải phù hợp với dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu cảm. Với câu cầu khiến cân nhấn giọng để thấy rõ nội dung cầu khiến khác nhau. Ngoài ra cần phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu. Học sinh biết phân biệt được giọng đọc giữa lời kể chuyện và lời các nhân vật . Ví dụ như ở bài : Sáng kiến của bé Hà Học sinh biết phân biệt được : - Lời người dẫn chuyện: Đọc giọng vui - Lời ông bà: Phấn khởi - Lời bé Hà: Hồn nhiên. * Đối với các trường hợp đọc sai vần dẫn đến sai chữ tôi thường nhắc nhở, phân tích để học sinh sử sai một cách triệt để. - Sau khi phân tích cho học sinh thấy cái sai của mình các em có hướng đọc tiến bộ hơn. Tôi chủ động phân loại từng nhóm học sinh và cử nhóm trưởng thường Trần Thị Hòa – Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 11 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG HỌC SINH LỚP 2 PHẦN V: KẾT QUẢ: Theo kinh nghiệm và sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân .Khi tổ chức giờ dạy Tập đọc tôi đã thu được kết quả : L Tổng số học sinh Đọc đúng mẫu Ngắt chưa đúng Đọc sai âm đầu, vần lớp 2 2 38 31 4 3 Qua bảng thống kê trên tôi nhận thấy phương pháp tôi thực nghiệm đã đạt được kết quả đáng kể. Thực tế trên lớp tôi dạy, học sinh tiến bộ hẳn lên không những ở phân môn Tập đọc mà còn ở những phân môn học khác nữa. Các em cảm thấy mạnh dạng, tự tin phấn khởi hơn khi vào tiết học . Đây chính là nền tảng vững chắc cho các em học lớp cao hơn. Từ kết quả trên tôi khẳng định con đường tim tòi, nghiên cứu và áp dụng qua nghiên cứu là đúng, đem lại kết quả khả quan trong giảng dạy . Khi đúng, đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng học tốt môn tập đọc thì với các môn học khác các em cũng học rất tiến bộ nhất là Tiếng Việt nói chung đã đạt được kết quả cao hơn. Từ một lớp đọc chậm qua một thời gian được rèn luyện nay đã đọc tốt hơn nhiều so với đầu năm. * Đặc biệt sau mỗi lần kiểm tra, sau mỗi kì thi số phần quà tặng nhiều hơn, có được kết quả như vậy là do đọc tốt kéo lên. Khi đọc tiến bộ các em ham đọc, ham tìm hiểu thì các em tỏ ra hiểu biết hơn, ngoan hơn biết vâng lời nên chất lượng về đạo đức cũng cao hơn. Đây là một trong những thành công của tôi trong quá trình vận dụng phương pháp mới vào hướng dẫn học môn Tập Đọc và nhất là rèn đọc đúng cho học sinh lớp 2. Trần Thị Hòa – Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_dung_cho_hoc_sinh_lop.doc