Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2

doc 9 trang sangkienhay 12/11/2023 3780
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2
 I.1 Lí do chọn đề tài:
 Để đáp ứng yêu cầu khoa học của thời đại trong bối cảnh Việt Nam hội nhập 
vào khu vực và Quốc tế. Việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu bức thiết 
của thực tế dạy học hiện nay ở các trường. Việc tìm hiểu, nghiên cứu nội dung 
chương trình sách giáo khoa, phương pháp và hình thức dạy học môn Tiếng Việt 
tiểu học là nhiệm vụ bắt buộc của người giáo viên tiểu học, bởi Tiếng Việt là 
môn học có vị trí đặc biệt quan trọng, môn học chiếm trên 40% quỹ thời gian dạy 
học của toàn cấp, môn học góp phần tích cực vào rèn các kĩ năng giao tiếp là chìa 
khoá để học tập và chiếm lĩnh tri thức của loài người và trong các phân môn 
học Tiếng Việt thì tập đọc lại là phân môn cơ sở, trọng yếu, phân môn chiếm 
nhiều số tiết dạy, không chỉ tập trung rèn kĩ năng đọc cho học sinh mà còn giúp 
các em được tiếp xúc một thế giới mới để nâng cao tầm hiểu biết, nâng cao về 
những xúc cảm, tình cảm với cuộc sống con người, phân môn tập đọc cung cấp 
cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn 
từ, vốn diễn đạt, hơn nữa phân môn tập đọc với loại hình mới đa dạng phong phú 
phù hợp với môi trường lứa tuổi của các em.
 Như vậy việc tìm hiểu nội dung chương trình, phương pháp dạy học môn tập 
đọc mới là vấn đề không thể không chú trọng đối với người giáo viên tiểu học, 
nhất là nội dung chương trình tập đọc lớp 2, phần đông giáo viên băn khoăn, 
thiếu định hướng khi dạy tập đọc: cần đọc bài với giọng như thế nào? Làm thế 
nào để sửa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay 
hơn, diễn cảm hơn, làm thế nào để các em hiểu văn bản được đọc, làm thế nào để 
phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu, làm thế nào để cho những gì đọc được tác 
động vào chính cuộc sống của các em Đó là những trăn trở của bản thân trong 
mỗi giờ tập đọc và cũng là lí do khiến tôi chọn đề tài “Rèn kĩ năng đọc cho học 
sinh lớp 2”.
 b. Nội dung và cách thực hiện: + Nhìn Bé vút ve Cún, / bác sĩ hiểu / chính Cún đã giúp Bé mau lành. //
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thể hiện đúng tình cảm của các nhân vật qua 
giọng đọc: Lời người dẫn chuyện đọc với giọng chậm rãi; câu hỏi của mẹ (Con 
muốn mẹ giúp gì nào? ) đọc với giọng âu yếm, lo lắng; câu trả lời của Bé (Con 
nhớ Cún mẹ ạ! ) đọc với giọng buồn bã.
 - Luyện đọc đoạn trong nhóm:
 Đây là một hình thức tổ chức dạy học tập đọc mới. Khái niệm nhóm (nhóm có 
thể là hai em, một bàn, một tổ).
 Ví dụ: Học sinh đọc bài “Mẫu giấy vụn” (Tiếng Việt 2, trang 48). Mỗi em đọc 
một đoạn đến hết bài. Trong quá trình đọc nếu bạn nào đọc sai lỗi chính tả, các 
bạn trong nhóm hỗ trợ. Luyện đọc trong nhóm nhằm tạo cho các em được cùng 
luyện, cùng bổ sung và nhanh chóng hiểu nội dung bài, sau đó học sinh tự nhận 
xét lẫn nhau, để nhóm học tập của các em ngày càng học tốt hơn.
 - Luyện đọc lại bài:
 Luyện đọc tổng thể bài là khâu không thể không chú trọng, vấn đề ở đây điểm 
mới của luyện đọc bài chính là hình thức luyện đọc cá nhân, nhóm, luyện đọc 
phân vai Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm đọc phân vai, sẽ tạo hứng 
thú học tập cho các em.
 Ví dụ: Khi đọc bài: “Ông Mạnh thắng Thần Gió” (Tiếng Việt tập 2, trang 13)
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thể hiện đúng tình cảm của các nhân vật qua 
giọng đọc: Lời của Thần Gió thể hiện sự hống hách. Lời của Ông Mạnh thể hiện 
thái độ giận dữ (đoạn 2), sự quyết tâm chống trả Thần Gió (đoạn 3), thể hiện sự 
kiên quyết không khoan nhượng (đoạn 4), (đoạn 5) nói về sự hòa thuận giữa 
Thần Gió và Ông Mạnh đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
 Một trong những hình thức dạy học mới trong dạy tập đọc lớp 2 là khâu hướng 
dẫn học thuộc, đối với văn bản thơ tổ chức không cứng nhắc, máy móc, có thể 
học thuộc bằng các cách khác nhau, một trong hai cách mới là tổ chức luyện đọc 
theo nhóm. Điều cần chú ý là dùng giải nghĩa từ ngữ theo cách nào cũng chỉ nên giới hạn 
trong phạm vi nghĩa cụ thể ở bài đọc, không mở rộng ra những nghĩa khác, nhất 
là những nghĩa xa lạ với học sinh lớp 2. 
 Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài đọc thường xuyên chứa đựng một nội dung 
nhất định nhiệm vụ của người giáo viên là hướng dẫn cho học sinh hiểu được nội 
dung, ý nghĩa của bài đọc đó. Để tìm hiểu nội dung bài đọc giáo viên có thể 
hướng dẫn học sinh như sau: 
 Trả lời các câu hỏi sau mỗi bài đọc, đầu tiên là câu hỏi tái hiện nội dung sau đó 
là câu hỏi suy luận. Dựa vào hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, 
giáo viên tổ chức sao cho mỗi học sinh đều được làm việc và để tự mình nắm 
được bài. Để giúp học sinh hiểu bài, giáo viên cần có thêm câu hỏi phụ, những 
yêu cầu, những lời giải bổ sung. Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần chú ý 
rèn cho học sinh cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn ngắn gọn, rõ ràng. 
 * Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng: 
 - Luyện đọc thành tiếng: 
 Bao gồm các hình thức sau: từng em đọc, một nhóm đọc đồng thanh, cả lớp đọc 
đồng thanh. Việc đọc đồng thanh của học sinh giúp cho các em phát triển được tư 
duy ngôn ngữ nói, khuyến khích các em tự nhiên và nhận thấy những chỗ được 
và chưa được của bạn mình để rút kinh nghiệm đọc tốt hơn.
 - Luyện đọc thầm: 
 + Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thầm đoạn hoặc cả bài. Việc luyện 
đọc thầm có tác dụng giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc, hiểu, khắc sâu 
kiến thức bài học. Tuy nhiên, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thầm 
đoạn hoặc cả bài. Việc luyện đọc thầm có tác dụng giúp cho học sinh rèn luyện 
kỹ năng đọc – hiểu, khắc sâu kiến thức bài học. Giáo viên phải lưu ý tình trạng 
học sinh đọc thầm một cách hình thức để đối phó.
 + Luyện học thuộc lòng: Với những bài đọc có yêu cầu học thuộc lòng thì giáo 
viên phải cho học sinh luyện đọc kỹ hơn, luyện đọc thuộc lòng giúp cho học sinh 
nhớ được toàn bộ nội dung bài đọc. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh học Học sinh từng cặp đọc,từng em đọc và trao đổi với nhau về cách đọc. Giáo viên 
theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc. 
 Các nhóm nối tiếp nhau đọc từng đoạn: nhóm này đọc nhóm kia theo dõi nhận 
xét.
 + Luyện đọc đồng loạt: Hình thức này chủ yếu được luyện với những từ, những 
câu, những đoạn khó để qua đó học sinh nắm được cách đọc (nhấn giọng, ngắt 
giọng trong bài văn, ngắt nhịp trong bài thơ).
 - Trả lời câu hỏi, tìm hiểu bài : 
 + Để hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi nhằm tìm hiểu được nội dung, 
nhằm tái hiện các chi tiết để tìm hiểu được nội dung bài đọc chúng ta có thể vận 
dụng các hình thức dạy học linh hoạt như: từng cá nhân học sinh xung phong 
học giáo viên chỉ định trả lời câu hỏi, nhóm cùng nghiên cứu một nội dung câu 
hỏi và cử đại diện trả lời. 
 Như vậy thực hiện các hình thức luyện tập trong dạy học tập đọc lớp 2 chúng ta 
cần phải chú trọng lựa chọn đến những đồ dùng, thiết bị phù hợp cho mỗi hình 
thức luyện tập sao cho phù hợp với những nội dung dạy học Tiếng Việt.
 * Giúp học sinh khó khăn đọc tốt hơn: 
 Đối với môn tập đọc, nhất là rèn kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc, học sinh bị 
ảnh hưởng bởi ngôn ngữ địa phương. Người giáo viên nên tổ chức cho học sinh 
tự kèm cặp lẫn nhau như: Học sinh khá kèm học sinh yếu đọc; học sinh người 
kinh phát âm chuẩn kèm cho học sinh người dân tộc, học sinh nói ngọng do tiếng 
địa phương.. 
 * Phương pháp tổ chức trò chơi học tập:
 Trò chơi học tập là một phương pháp cung cấp kiến thức hoặc củng cố khắc sâu 
nội dung kiến thức của bài thông qua một trò chơi. Có thể tận dụng trò chơi học 
tập để luyện đọc cho học sinh.
 Trò chơi học tập là hình thức hoạt động rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học 
sinh tiểu học. Trò chơi phù hợp, gắn với nội dung bài, hấp dẫn sẽ có tác dụng tốt Sau khi thi xong học sinh đưa ra nhận xét của mình về bài đọc thi của từng nhóm. 
Sau mỗi lần thi, HS có thể bình chọn nhóm có bài thi đọc tốt, có bạn đọc tốt nhất 
để cả lớp khen.
 III.1 Kết luận:
 Trong quá trình thực hiện đề tài “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2” tôi đã 
tham khảo các tài liệu dạy học của phân môn và một số tài liệu khác cũng như 
học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp và dạy thực nghiệm ở khối lớp 2.
 * Các nội dung mà đề tài đã nghiên cứu:
 - Nắm được nội dung chương trình, phương pháp dạy học tập đọc lớp 2.
 - Đề xuất được các giải pháp dạy học tập đọc lớp 2.
 - Bồi dưỡng thêm những hiểu biết cần thiết, cập nhật về dạy học tập đọc ở tiểu 
học.
 * Kết quả của nội dung nghiên cứu:
 Qua khảo sát thực tế cho thấy khi vận dụng các giải pháp mà đề tài đưa ra:
 - Giáo viên nắm bắt được nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ 
chức dạy tập đọc lớp 2. 
 - Các giải pháp dễ vận dụng vào việc dạy học tập đọc lớp 2 nói riêng và ở Tiểu 
học nói chung.
 - Học sinh yêu thích môn học (tập đọc) và cảm nhận tốt hơn về văn bản được 
đọc.
 Nếu đề tài được xem xét chấp nhận thì đó sẽ là căn cứ làm đường hướng cho 
việc đề xuất phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn tập đọc cụ thể ở trường 
tiểu học nhằm đạt được hiệu quả như mong muốn. Song đề tài cũng không tránh 
khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo 
cũng như các bạn bè đồng nghiệp để đề tài có tính khả thi hơn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_2.doc