Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN

doc 25 trang sangkienhay 12/02/2024 2010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN
 Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
 Mục lục 1
 I. Mở đầu 2
 I.1. Lý do chọn đề tài 2
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
 I.3. Đối tượng nghiên cứu 3
 I.4. Phạm vi nghiên cứu 3
 I.5. Phương pháp nghiên cứu 3
 II. Nội dung 4
 II.1. Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài 4
 II.2. Thực trạng 4
 a. Thuận lợi, khó khăn 5
 b. Thành công, hạn chế 6
 c. Mặt mạnh, mặt yếu 7
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 8
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 9
 II.3. Giải pháp, biện pháp 10
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 10
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 10
 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 20
 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 20
 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 21
 II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 22
 nghiên cứu
 III. Kết luận, kiến nghị 22
 III.1. Kết luận 22
 III.2. Kiến nghị 23
 Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 24
 Tài liệu tham khảo 25
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 1 Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN
đáng kể. Ưu điểm nổi bật của mô hình dạy học này là rèn luyện cho học sinh sự 
tự tin, tích cực, bản lĩnh chủ động xử lý các tình huống trong cuộc sống. 
 Từ những lí do trên, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Phát triển kĩ năng 
giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN” 
để góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2, góp phần nâng cao 
chất lượng học tập, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Nhiệm vụ của đề tài là xây dựng hệ thống các hoạt động và phương pháp 
dạy học nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 để làm tài liệu 
tham khảo cho giáo viên và học sinh khi dạy – học kĩ năng giao tiếp trong môn 
Tiếng Việt 2 theo mô hình VNEN. Đề tài hướng tới mục tiêu nâng cao chất 
lượng dạy – học môn Tiếng Việt, giúp học sinh lớp 2 phát triển kĩ năng giao 
tiếp: giao tiếp bằng lời nói qua học tập môn Tiếng Việt, thực hiện tốt các cuộc 
giao tiếp trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển kĩ năng giao tiếp cho học 
sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN.
 4. Phạm vi nghiên cứu
 Nghiên cứu khối học sinh lớp 2, tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, xã 
Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
 Về thời gian: Nghiên cứu trong năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 - 
2015. 
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu. 
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp điều tra phỏng vấn.
 - Phương pháp khảo nghiệm sư phạm.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 3 Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN
đều thụ động, chưa tự tin, còn rụt rè, nhút nhát và chưa thực sự thể hiện tốt năng 
lực giao tiếp. 
 a. Thuận lợi, khó khăn
 * Thuận lợi 
 - Mô hình VNEN
 + Mô hình VNEN là quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động để khám 
phá và chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng mới. Bản chất quá trình học tập của 
VNEN được diễn ra thông qua đối thoại và tương tác lẫn nhau giữa học sinh với 
học sinh, giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với cộng đồng.
 + Học sinh được học theo mô hình VNEN đã thực sự làm chủ cách học, 
làm chủ kiến thức, có năng lực ứng xử với thực tế cuộc sống tốt hơn. Học sinh 
đã tỏ rõ sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. 
 + Nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp được biên soạn nhiều.
 - Nhà trường
 + Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, của các ban ngành đoàn thể trong 
và ngoài nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được học 2 buổi/ngày nên các 
em được tham gia học tập, rèn luyện nhiều ở trường. 
 + Trường học khang trang, phòng học sáng sủa sạch sẽ, trang bị đầy đủ 
bàn ghế và bảng đen, có thiết bị đồ dùng dạy học. 
 - Giáo viên
 + Nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với học sinh. Có kinh nghiệm dạy học 
theo mô hình VNEN.
 - Học sinh
 + Học sinh đã dần làm quen với mô hình VNEN thông qua các tiết học 
Tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục 1.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 5 Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN
tiếp được phát triển, thái độ học tập có những chuyển biến tích cực, góp phần 
nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt.
 * Hạn chế 
 - Giáo viên thường bị động về thời gian.
 - Thường chỉ tập trung ở một số đối tượng tích cực, có năng lực nên chưa 
mang lại hiệu quả như mong muốn, nhất là đối tượng học sinh yếu.
 - Đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn 
những nội dung thực sự thiết thực và điều chỉnh được các hoạt động học tập phù 
hợp với học sinh.
 c. Mặt mạnh, mặt yếu
 * Mặt mạnh 
 - Giáo viên:
 + Giáo viên trực tiếp điều chỉnh từng hoạt động, quan sát và nhận xét hoạt 
động của học sinh.
 + Giáo viên có sự chuẩn bị về: đồ dùng, tài liệu, phương pháp giảng dạy. 
 + Giáo viên có liên hệ thực tế và nhắc nhở học sinh áp dụng các nghi thức 
lời nói vào cuộc sống.
 - Học sinh:
 + Học sinh thích học các bài có nội 
dung giao tiếp, tích cực tham gia các hoạt 
động học tập. 
 + Học sinh thích và tích cực xử lý các 
tình huống giao tiếp gần gũi, quen thuộc với 
các em.
 + Học sinh được thực hành đóng vai Học sinh đóng vai cô giáo
nhiều, thích được đóng vai, nhất là các vai cô giáo, học sinh giỏi, 
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 7 Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN
 + Việc tổ chức các tiết chuyên đề của môn Tiếng Việt về thực hành giao 
tiếp ở trường Tiểu học chưa nhiều.
 + Giáo viên cho học sinh nói theo câu mẫu làm cho các câu nói của học 
sinh thường giống nhau.
 * Về phía học sinh: 
 + Do đặc điểm học sinh lứa tuổi lớp 2: Vốn từ của các em còn ít, chưa vận 
dụng một cách thành thạo, khả năng đọc còn hạn chế. Khả năng tập trung chú ý 
của các em còn chưa được tốt. 
 + Do phương pháp học tập chưa khoa học: Hầu hết các em học sinh khối 
lớp 2 chưa xây dựng được cho mình phương pháp học tập đúng. Đa số các em 
chưa có ý thức chủ động trong việc tự rèn luyện, bởi các em còn ham chơi, chưa 
quan trọng việc học. 
 * Về phía gia đình 
 + Do sự kèm cặp còn lỏng lẻo của gia đình đối với học sinh trong việc học 
môn Tiếng Việt: Thực tế đã cho thấy đối với môn Tiếng Việt thì nhiều gia đình, 
nhiều bậc phụ huynh cho rằng môn này không quan trọng như học Toán. Vậy 
nên việc phát triển kĩ năng giao tiếp trong môn Tiếng Việt không được các bậc 
phụ huynh chú ý luyện tập ở nhà cho con em mình. 
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Dạy kĩ năng giao tiếp chính là dạy học sinh biết giao tiếp phù hợp với văn 
hóa Việt Nam, biết giao tiếp lịch sự, tế nhị, đạt hiệu quả cao. Đa số giáo viên 
mới xem học sinh đưa ra các lời trao, lời đáp có đúng với các tình huống của 
hoạt động hay không. Khi đánh giá việc thực hiện hoạt động của học sinh cũng 
chỉ tiến hành một cách chung chung, chưa có tiêu chí cụ thể. 
 Học sinh lớp 2 còn nhỏ tuổi nên vốn từ các em còn ít do đó gặp nhiều khó 
khăn trong việc giao tiếp. Các em còn nhút nhát, thiếu tự tin nên nhiều học sinh 
khi được mời nói thì không nói được hoặc không đứng dậy nói trước tập thể. 
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 9 Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN
 b.1.1. Xây dựng đa dạng các dạng hoạt động dạy giao tiếp 
 b.1.1.1. Dạng hoạt động rèn kỹ năng trao lời và đáp lời 
 b.1.1.1.1. Cấu trúc của hoạt động 
 Ví dụ 1: HĐ2/ 3: Quan sát ảnh, đọc mẫu:
 M: - Tôi là Lê Ngọc Bích.
 - Sinh ngày: 12 – 6 - 2003
 - Tôi thích vẽ, thích hát.
 - Tôi muốn trở thành bác sĩ.
 HĐ3/ 3: Thay nhau tự giới thiệu theo gợi ý:
 Tôi là ai?
 Tôi là
 Sinh ngày..
 Tôi thích
 Tôi muốn trở thành
 (Tiếng Việt 1A – trang 3) 
 Cá nhân học sinh thực hiện hoạt động 2 sau đó trao đổi trong nhóm để 
hoàn thành hoạt động. Nếu chỉ dừng lại ở hoạt động quan sát và đọc mẫu thì học 
sinh sẽ không thể khám phá bản chất cũng như mối liên quan giữa hoạt động 2 
với hoạt động 3. 
 Lúc này giáo viên phải can thiệp để 
học sinh biết và hiểu: Đây là hoạt động tự 
giới thiệu. Để tự giới thiệu về mình cần phải 
làm thế nào? Để hoàn thành được hoạt động 
2 học sinh cần đọc kĩ mẫu đã cho và áp dụng 
vào bản thân để hoàn thành hoạt động 3. 
Thông qua hai hoạt động, học sinh sẽ giải 
quyết được nhiệm vụ và cũng thấy được mối 
liên hệ của các hoạt động trong tiết học. Học sinh tự giới thiệu
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 11 Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN
 Ví dụ 2: HĐ 2/ 35: Đọc lại lời các nhân vật trong tranh dưới đây: 
 (Tiếng Việt 2A – trang 35) 
 Đối với hoạt động này, sau khi học sinh đọc hết các lời thoại là đã hoàn 
thành hoạt động. Tuy nhiên, giáo viên sẽ vận dụng phương pháp phân tích mẫu 
để kĩ năng giao tiếp của học sinh được phát triển, vận dụng một cách linh hoạt 
vào cuộc sống .
 Bước 1: Phân tích tình huống mẫu: Em giúp bà cụ qua đường, cụ cảm ơn 
em. Em sẽ đáp lại lời cảm ơn ấy. 
 Bước 2: Để hiểu và thực hiện thì mỗi học sinh phải phân tích được mẫu 
như sau: 
 + Mục đích: Đáp lại lời cảm ơn với bà cụ. 
 + Nhân vật: Em và bà cụ. Quan hệ vai trên – vai dưới. 
 + Hoàn cảnh: Trên đường đi học về, em gặp bà cụ muốn sang đường. Em 
giúp bà cụ qua đường, bà cụ cảm ơn em. 
 + Ngôn ngữ: Vì đây là giao tiếp vai trên – vai dưới nên cần sử dụng ngôn 
ngữ lễ phép, thái độ kính trọng. Giáo viên yêu cầu học sinh bằng sự hiểu biết và 
kinh nghiệm sống của bản thân hãy đưa ra các lời đáp khác phù hợp với tình 
huống trên.
 Học sinh đáp: Chỉ là chuyện nhỏ ấy ạ./
 Giúp đỡ được bà là cháu rất vui ạ./
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 13 Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN
 + Nên sử dụng các đồ dùng, đạo cụ đơn giản để tăng thêm tính hấp dẫn. 
 Ví dụ 3: HĐ5/ 16: Em đạt giải cao trong một cuộc thi. Các bạn chúc mừng. 
Em đáp lại.
 - Các bạn:.
 - Em: 
 (Tiếng Việt 2B, trang 16) 
 Thông thường đối với hoạt động này học sinh sẽ áp dụng một số mẫu câu 
đã học để hoàn thành hoạt động, như:
 - Các bạn: Chúc mừng bạn nhé!
 - Em: Mình cảm ơn./
 - Em: Mình cảm ơn các bạn.
 - Các bạn: Chúc mừng bạn đạt giải nhé!
 Tuy nhiên, để ứng xử của học sinh được linh hoạt và mang lại hiệu quả cao 
khi giao tiếp thì giáo viên vận dụng phương pháp đóng vai qua các bước: 
 Bước 1: Các nhóm thảo luận tình huống cần đóng vai.
 Học sinh thảo luận tình huống
 Bước 2: Thảo luận phân vai, đóng góp lời thoại cho các nhân vật, đóng vai 
trong nhóm để góp ý. Bên cạnh đó còn sử dụng 1 số đạo cụ như: Hoa, quà, 
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_ki_nang_giao_tiep_cho_hoc_s.doc