Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp giúp học sinh Lớp 2 dân tộc thiểu số phát âm chuẩn Tiếng Việt

doc 15 trang sangkienhay 06/12/2023 4030
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp giúp học sinh Lớp 2 dân tộc thiểu số phát âm chuẩn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp giúp học sinh Lớp 2 dân tộc thiểu số phát âm chuẩn Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp giúp học sinh Lớp 2 dân tộc thiểu số phát âm chuẩn Tiếng Việt
 Một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt
 MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH 
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ PHÁT ÂM CHUẨN TIẾNG VIỆT
 PHẦN A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện 
nhân cách con người. Giáo dục cấp Tiểu học là một giai đoạn giáo dục khó nhất, 
đặt nền móng cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. 
Đây là cấp học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, thời gian hình thành 
nhân cách và năng lực. 
 Nghe, nói, đọc, viết là bốn kỹ năng hoạt động khác nhau của con người, 
trong đó đọc là một hoạt động quan trọng và có ý nghĩa đối với học sinh tiểu học và 
đặc biệt là đối với học sinh dân tộc thiểu số. Đối với mỗi người, giao tiếp bằng chữ 
viết chỉ được thực hiện khi bắt đầu biết đọc. Đó là yêu cầu cơ bản đầu tiên với mỗi 
học sinh bước vào trường tiểu học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng 
trong hoạt động học tập và giao tiếp. Nó là công cụ học tập các môn học khác. Nó 
tạo hứng thú, động cơ học tập, đồng thời nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng 
tự học và tinh thần học tập cả đời. Đối với học sinh dân tộc thiểu số do ảnh hưởng 
của tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc Vân kiều) nên khả năng tiếp nhận tiếng Việt, đặc 
biệt là khả năng phát âm chuẩn tiếng Việt đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy với ý 
nghĩa của việc dạy đọc thì việc dạy phát âm chuẩn tiếng Việt cho học sinh dân tộc 
thiểu số đóng vai trò hết sức quan trọng.
 Tập đọc là môn học khởi đầu, là phân môn chính có vị trí đặc biệt to lớn ở 
trường tiểu học bởi vì giai đoạn này là giai đoạn then chốt trong quá trình hình 
thành kỹ năng phát âm cho HS. Việc phát âm và luyện phát âm đúng với chuẩn quy 
tắc tiếng Việt góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn 
hóa Việt Nam. Vì vậy ngay từ đầu bậc tiểu học các em cần được học môn Tập đọc 
một cách khoa học, cẩn thận. Tôi đã giảng dạy tại trường hơn 7 năm nhưng do số 
lượng học sinh dân tộc chiếm tới 100%, khả năng phát âm tiếng Việt của các em 
chưa chuẩn nên chất lượng dạy và học đối với các môn học nói chung và đối với 
phân Tập đọc lớp 2 nói riêng chưa cao.
 Vậy nên, để giúp học sinh dân tộc tại chỗ phát âm đúng, chuẩn tiếng Việt tôi 
phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả. Tôi thấy rằng công việc này cực kì quan 
trọng, nó là nhân tố giúp cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt nói riêng và nâng cao 
chất lượng giáo dục nói chung. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “ Một vài phương 
pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt ”. Mong 
được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các bạn đồng nghiệp.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Người thực hiện: Hồ Văn Tăng 1 Một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt
 Chương 1: CƠ SỠ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
 I. Cơ sở Lý luận
 Xuất phát từ thực tế cuộc sống và nhận thức của một bộ phận người dân tộc 
thiểu số chưa thực sự quan tâm và đề cao việc học tập của con em mình. Từ thực tế 
học sinh phát âm chưa chuẩn tiếng Việt vẫn diễn ra ở các cấp học có học sinh là 
người dân tộc thiểu số trong cả nước nói chung và trên địa bàn huyện HH.
 Hậu quả của việc học sinh phát âm chưa chuẩn tiếng Việt chúng ta không 
lường trước được. Nó tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của 
cả nước nói chung và địa phương có học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Vì các em 
không đọc chuẩn Tiếng Việt thì sẽ không hiểu được nghĩa của tiếng Việt nên các 
em sẽ hiểu sai nghĩa dẫn tới các em sẽ làm sai.
 II. Cơ sở thực tiễn.
 Do đó, khi dạy tập đọc cho học sinh lớp 2 dân tộc thiểu số tôi cần giúp học sinh 
hình thành kỹ năng và thói quen phát âm chuẩn khi đọc. Muốn vậy cần cho các em 
luyện đọc nhiều. Ngoài ra trong quá trình luyện phát âm cho học sinh tôi cần phải 
phát âm mẫu chuẩn theo chính âm và chuẩn chính tả để luyện phát âm cho học sinh 
đạt hiệu quả. Cơ chế của việc phát âm khi đọc là cơ sở của việc dạy đọc. Tập đọc 
biểu thị mối quan hệ mật thiết giữa sự vận động của thị giác với lời nói âm thanh. 
Do đó, trong dạy học tập đọc tôi cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý, ngôn ngữ, tư 
duy cụ thể của học sinh lớp 2 để xác định cho mình những phương pháp giảng dạy 
sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.
 Chương 2: THỰC TRẠNG
 Để sửa lỗi phát âm và rèn kỹ năng phát âm chuẩn trong dạy học tập đọc cho 
học sinh lớp 2 dân tộc thiểu số ngoài việc nắm được các lỗi mà các em thường mắc 
dẫn đến việc phát âm sai, chưa chuẩn, nắm được bản chất hay nguyên nhân mắc lỗi
phát âm tôi cần hiểu được đặc điểm tâm sinh lý các em học sinh. Việc sửa lỗi phát 
âm trong dạy học tập đọc cho học sinh lớp 2 dân tộc thiểu số phụ thuộc rất nhiều 
vào yếu tố tâm lý của học sinh. Ở giai đoạn này các em đã có bước chuyển mới từ 
hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập và hầu hết các em 
đã biết đọc, biết viết. Tuy nhiên, nhận thức của các em vẫn là nhận thức chưa có 
chủ định và đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số có thói quen phát âm của ngôn 
ngữ tiếng mẹ đẻ nên ảnh hưởng nhiều đến việc học tập đọc. Do đó tôi phải nắm 
được tâm lý học sinh, từ đó có những định hướng sửa lỗi phát âm trong dạy học 
phân môn Tập đọc cho thích hợp, để học sinh có kết quả học tập khả quan hơn. 
Thực trạng thứ 1: Khi ở nhà các em học sinh dân tộc thiểu số thường sử dụng 
tiếng mẹ đẻ để giao tiếp nên khả năng nói tiếng phổ thông còn gặp nhiều khó khăn.
Thực trạng thứ 2: Học sinh chủ yếu là con em những gia đình làm nông nghiệp, 
hằng ngày bố mẹ thường đi làm rẫy ở xa nên khó có thể quan tâm đến việc học tập 
của con em mình.
 Người thực hiện: Hồ Văn Tăng 3 Một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt
 Trong quá trình giảng dạy hoặc tiếp xúc nói chuyện với học sinh, với đồng 
nghiệp, với tất cả mọi người tôi cũng phải nói chuẩn tiếng Việt không được nói 
tiếng địa phương để các em bắt chước và học theo.
 Trong giờ dạy tôi phải quan tâm chú ý nhiều hơn đến học sinh đọc sai chính 
tả (dấu thanh, các phụ âm đầu, các vần khó) để uốn nắn các em đọc cho chính xác. 
 Tôi là giáo viên chủ nhiệm tôi phối hợp với lãnh đạo, đoàn thể, hội cha mẹ 
học sinh trong nhà trường để cùng nhau nắm bắt tình hình, nguyên nhân những em 
phát âm sai tiếng Việt để có biện pháp phụ đạo, hỗ trợ, động viên các em đi học 
đầy đủ thì các em sẽ có tiến bộ về cách phát âm.
 Tôi không ngần ngại tiếp thu ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, của phụ huynh 
học sinh, nghiên cứu tài liệu có liên quan để phục vụ công tác giảng dạy phát âm 
chuẩn tiếng Việt cho học sinh có hiệu quả hơn. 
 Đặc biệt cần quan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh yếu, học sinh có 
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm cảm hoá các em để các em coi thầy cô giáo là 
chỗ dựa tinh thần và tạo được mối quan hệ tình cảm thầy - trò, làm cho các em 
thích đến trường hơn ở nhà thì các em sẽ đi học chuyên cần và tích cực học tập do 
đó giảm thiểu được tối đa các em phát âm sai (dấu thanh, các phụ âm đầu, các vần 
khó).
 Nguyên nhân thứ 2: Về học sinh 
 Nội dung môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập đọc nói riêng rất phong phú, 
kênh hình ở sách giáo khoa được trình bày đẹp, phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi các 
em.
 Học sinh lớp 2 đã được học về kĩ năng đọc, kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện. 
Đây là điều kiện để giúp các em học sinh nói chung và nhất là các em học sinh dân 
tộc tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt.
 Tuy nhiên một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa 
chăm học.
 Chưa thực sự nắm được phương pháp học tập.
 Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em, còn khoán trắng 
cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập.
 Do bị chi phối bởi công việc gia đình nên thời gian tự học ở nhà quá ít không 
đảm bảo việc hoàn thành các bài tập, bài đọc và luyện đọc.
 Ngoài ra các trò chơi trên internet cũng như phim ảnh đã trực tiếp tác động 
làm ảnh hưởng không ít đến việc học tập của các em.
 Nguyên nhân thứ 3: Về phía Nhà trường và xã hội
 Như chúng ta đã biết thực trạng để “Học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát 
âm chuẩn tiếng Việt ” là một vấn đề nan giải của trường tiểu học HP nói riêng và 
của toàn ngành giáo dục nói chung. Vậy chúng ta muốn hạn chế được vấn đề này 
thì trước hết Đảng và nhà nước phải tiếp tục duy trì những chính sách thiết thực đã 
và đang thực hiện cho học sinh vùng núi cao, đầu tư xây dựng thêm phòng học, các 
 Người thực hiện: Hồ Văn Tăng 5 Một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt
 Biện pháp 3: Rèn kỹ năng phát âm 
 Để việc rèn kỹ năng phát âm cho học sinh dân tộc thiểu số đạt hiệu quả, trước 
hết tôi phải phát âm chuẩn về tiếng Việt, nếu tôi phát âm không chuẩn thì sẽ làm 
các em phát âm sai theo tôi.
 Việc sửa lỗi phát âm cho các em phải được chú trọng và thực hiện trong mọi 
lúc, mọi nơi, trong tất cả các giờ học, môn học. Tôi đứng lớp phải biết tạo không 
khí thân thiện trong lớp học, tạo môi trường giao tiếp thuận lợi để khuyến khích các 
em phát huy khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Tổ chức các hình thức 
dạy học phong phú cho các em như: trò chơi, hoạt động nhóm để các em có nhiều 
cơ hội được nói. Trong giờ học cần đặt những câu hỏi gợi mở, ngắn gọn, đưa ra các 
tình huống giao tiếp thuận lợi giúp các em chủ động phát triển vốn ngôn ngữ tiếng 
Việt. Đặc biệt tôi phải biết động viên, khuyến khích, đưa ra biện pháp hỗ trợ để các 
em nói khéo léo, biết chỉnh sửa khi nghe các bạn phát âm sai hoặc dùng từ, đặt câu 
chưa chuẩn.
 Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh phát âm 
 Ở giai đoạn tiểu học, do các cơ quan cảm giác chưa phát triển hoàn thiện nên 
bộ máy phát âm của các em chưa chuẩn các em thường đọc lẫn l/n, b/v, l/đhoặc 
đọc các từ khó còn lệch lạc như khúc khuỷu, ngoằn ngoèo, đọc bỏ dấu thanh hay 
những khiếm khuyết nào đấy trong bộ máy phát âm sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây 
ra lỗi phát âm. 
 Ví dụ người có lưỡi hơi ngắn sẽ khó phát âm chính xác các chữ như n, ch, 
rngười có lưỡi dài thường phát âm không tròn vành rõ tiếng, người hở hàm ếch,
răng thưa, lưỡi gà ngắn thường khó phát âm các âm gió, âm sát, âm họng. Ngoài ra
cấu tạo vòm họng, dây thanh ảnh hưởng rất lớn đến việc phát âm. Ảnh hưởng của 
cách phát âm tiếng mẹ đã trở thành thói quen với học sinh dân tộc thiểu số nói 
chung và học sinh lớp 2 dân tộc thiểu số trường Tiểu học HP nói riêng, khi học một 
ngôn ngữ mới các em khó làm quen với thao tác phát âm mới, nhất là những âm 
khó, những âm không có trong tiếng mẹ đẻ, bởi vậy khi các em sử dụng tiếng Việt 
vẫn còn mang dấu ấn của tiếng mẹ đẻ ở đâu đó trong âm sắc ngữ điệu. Cụ thể: Dân 
tộc VK không phân biệt được 6 loại dấu than và những vần khó đọc ênh/êênh, 
ôc/ôôc, vần ong/oong, ong/ông, uân/oanh, ia/uya, ương/ươn,học sinh lớp 2 dân 
tộc thiểu số của Trường Tiểu học HP có điều kiện sống và hoàn cảnh khác nhau, 
nhưng đa phần môi trường sống của các em chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên 
thời gian sử dụng tiếng Việt của các em rất ít, bị bó hẹp. Chính vì vậy khi dạy tập 
đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 2, tôi cần phải chú ý đến cách phát âm, chú ý 
sửa lỗi phát âm cho học sinh một cách có định hướng, toàn diện nhằm giúp các em 
sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong học tập cũng như trong giao tiếp. Học sinh dân 
tộc không phải bao giờ cũng phát âm chuẩn, chính xác, hiểu những từ mình phát 
âm (tiếng mẹ đẻ, yếu tố sinh lý, yếu tố xã hội) nên hầu như toàn bộ sự chú ý của 
các em tập trung vào việc nhận mặt chữ, đánh vần để phát thành âm. Mặt khác học 
sinh dân tộc thiểu số thường phát âm sai nhưng các em không thể phân biệt được 
 Người thực hiện: Hồ Văn Tăng 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lop.doc