Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 Môn: Tiếng Việt Cấp học: Tiểu học Tên tác giả: Vũ Thị Hoàng Oanh Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trung Tự Chức vụ: Giáo viên cơ bản NĂM HỌC 2018 - 2019 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tập đọc là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong môn tiếng Việt nhất là trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay. Đọc thông viết thạo là một yêu cầu đặt ra với bất cứ học sinh tiểu học nào, ngay từ những ngày đầu tiên đến trường các em đã phải học đọc mặc dù ở giai đoạn này việc đọc của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện kí hiệu chữ viết và giải mã bằng âm thanh song đây là một giai đoạn rất quan trọng bởi đó là giai đoạn học sinh phải học để đọc và làm nền tảng cho những giai đoạn tiếp theo, giai đoạn đọc để học. Càng về sau yêu cầu đặt ra trong việc đọc càng được nâng cao, từ việc đọc để hiểu được nội dung văn bản đến việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm. Dạy học tập đọc ở Tiểu học là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh, nó khẳng định sự cần thiết cho việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh.Thông qua phân môn Tập đọc mà trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn học văn và phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm trong sáng, yêu cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống, yêu tiếng Việt. Bên cạnh đó theo quan điểm tích hợp các bài tập đọc còn có nhiệm vụ cung cấp ngữ liệu để hình thành và phát triển các kỹ năng khác được quy định trong chương trình. Các bài tập đọc đã trở thành nguyên liệu để các phân môn khác như: Tập làm văn - Kể chuyện - Luyện từ và câu khai thác. Chính vì vậy việc dạy phân môn Tập đọc chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nó làm nòng cốt xuyên suốt toàn bộ chương trình Tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng. Từ nhiều năm nay Bộ giáo dục và đào tạo đã liên tục chỉ đạo đổi mới phương pháp song sự chuyển biến trong phương pháp dạy học của giáo viên đang còn chậm. Kiểu dạy học thuyết giảng đã trở thành nếp nghĩ, nếp làm của nhiều giáo viên trong nhà trường. Thực hiện dạy Tập đọc theo phương pháp mới đòi hỏi giáo viên phải từ bỏ một số thói quen không thích hợp như: Tham giảng bài, nói dài dòng. Ngại sử dụng phương tiện dạy học, bệnh nói nhiều, dàn trải. Trong thực tế giảng dạy việc tổ chức cho học sinh đọc từ, đọc câu, đọc đoạn là rất phù hợp với lớp 2, 3. Tuy nhiên do giáo viên thiếu linh hoạt trong quá trình giảng dạy, kỹ năng đọc của học sinh còn chậm. Việc luyện đọc từ khó - giảng từ của giáo viên còn nhiều bất cập, nên giờ học đã kết thúc mà có khi học sinh chưa được tìm hiểu cái hay, cái đẹp, cái dí dỏm trong nội dung bài tập đọc hoặc giáo viên tham nói, tham giảng từ dài dòng mà học sinh không được luyện đọc bài. Được trực tiếp giảng dạy và qua dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy tình trạng này diễn ra không phải là ít. Người giáo viên cần làm gì? Làm như thế nào? để tiết học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy Tập đọc là điều tôi còn băn khoăn, trăn trở. Thông qua giảng dạy tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp và một phần những việc làm mà bản thân đã khám phá ra trong giảng dạy với một mong muốn tìm ra các biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 để nâng cao hiệu quả giờ tập đọc. Đây chính là lí do khiến tôi chọn đề tài “Một số B. NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Tiếng Việt ở Tiểu học là một môn học độc lập. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học là cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về Tiếng Việt để trên cơ sở đó, các em có khả năng sử dụng một cách hiệu quả Tiếng Việt trong hoạt động học tập và sinh hoạt, đồng thời giúp các em rèn luyện và phát triển tư duy. Hay nói cách khác, qua việc học Tiếng Việt, các em học sinh Tiểu học một mặt vừa lĩnh hội được kiến thức về ngôn ngữ ở mức độ sơ giản, hình thành được năng lực và biết cách tổ chức giao tiếp bằng Tiếng Việt, mặt khác giúp các em hình thành được năng lực tư duy, hình thành được nhân cách của mình. Các em biết tiếp nhận lời người khác, biết tạo ra lời nói riêng của mình vừa đúng với quy tắc ngôn ngữ, phù hợp với quy luật của tư duy, vừa phù hợp với hoàn cảnh, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp. Đó là cơ sở để các em không chỉ học tốt môn Tiếng Việt mà còn học tốt tất cả các môn học khác trong nhà trường. Nhờ học Tiếng Việt mà tư duy của các em phát triển, các em sẽ có được những nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ hình thức sang bản chất... và từ đó, những vấn đề về thế giới quan, nhân sinh quan của các em cũng dần dần được hình thành. Hiện nay, một trong những quan điểm mới của việc biên soạn chương trình và Sách giáo khoa Tiếng Việt là quan điểm tích hợp. Vì vậy, bên cạnh những nhiệm vụ chính nêu trên, môn Tiếng Việt còn giúp các em hiểu được đời sống xã hội, hiểu được phong tục tập quán cũng như lối sống của người Việt Nam, hiểu được truyền thống của cha ông, biết tôn sư trọng đạo, biết bảo vệ môi trường sống. qua những bài tập đọc, qua những bài làm văn hoặc qua những câu chữ dẫn ra như một ngữ liệu trong những bài tìm hiểu về Tiếng Việt. Tuy không phải là nhiệm vụ chính, nhưng theo tinh thần tích hợp thì điều này là không thể không chú ý cả trong biên soạn chương trình, Sách giáo khoa lẫn trong việc lựa chọn nội dung dạy học trên lớp. Tập đọc là môn học có vị trí quan trọng ở Tiểu học. Tập đọc là môn học khởi đầu (được học sớm nhất ở Tiểu học, nối tiếp với học âm, vần). Tập đọc giúp học sinh có một công cụ, một phương tiện quan trọng để học tốt các môn học khác, để chiếm lĩnh kho tàng tri thức văn hoá của nhân loại được tàng trữ trong sách vở. Tập đọc có tính chất thực hành. Khi dạy Tập đọc, giáo viên phải coi trọng việc luyện đọc cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, thời gian giảng bài của giáo viên chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tiết học. II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Thực trạng tình hình dạy học của giáo viên và việc học của học sinh qua điều tra cụ thể là: Đầu năm học khi có ý định làm đề tài này tôi đã trao đổi với các đồng nghiệp trong khối, xin thăm lớp dự giờ các tiết tập đọc ở khối. Qua dự giờ sau các tiết dạy tôi có nhận xét sau: 1. Giáo viên: Đọc đánh vần Lớp SL Đọc diễn cảm Đạt chuẩn Còn chậm 2E 41 5 20 11 5 2G 42 8 26 3 5 2H 41 9 20 7 5 Hiểu Trả lời câu Trả lời Biết nghe và Mạnh dạn xử lý Học sinh hứng nội hỏi trọng tâm thành câu nhận xét bạn tình huống giao thú, thích học dung bài đọc tiếp của bài tập tập đọc đọc. 73% 53% 10% 42% 25% 76% Bên cạnh đó tôi đã trao đổi với giáo viên của năm trước, từ đó có thêm hiểu biết về khả năng học phân môn tập đọc của các em. Từ những hiểu biết trên, tôi lập thành các nhóm học tập. Mỗi nhóm có em khá và em kém để các em giúp đỡ lẫn nhau trong việc học tập và cũng để dễ dàng kiểm tra, hướng dẫn các em. 2. Biện pháp thứ hai: Chuẩn bị chu đáo cho giờ học 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước cho bài học: Để giúp các em học tốt một bài tập đọc, tôi thường hướng dẫn các em chuẩn bị một cách chu đáo, cụ thể như sau: - Trước tiên các em cần đọc thành tiếng ít nhất 5 lần sau đó đọc thầm. Tìm xem bài tập đọc có mấy đoạn, mấy câu (mấy khổ thơ). - Đọc kĩ phần giải nghĩa các từ ngữ ở cuối bài. - Tập trả lời miệng các câu hỏi về tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa, từ đó các em có thể nêu được nội dung bài tập đọc. - Tìm hiểu bài tập đọc thuộc thể loại gì (thơ hay văn xuôi). - Để giúp học sinh đọc tốt, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi với phụ huynh, thống nhất phương pháp hướng dẫn học sinh học môn Tập đọc tại nhà. Từ đó phụ huynh học sinh có thể giúp đỡ các em chuẩn bị tốt bài Tập đọc của giờ học sau. - Chính vì có sự chuẩn bị chu đáo như vậy nên trong những giờ Tập đọc sẽ giúp các em đọc lưu loát, biết cách ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu, dấu phẩy trong câu văn. Ví dụ: Khi dạy bài Ngôi trường mới tôi đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị như sau: -Đọc thành tiếng 5 lần, dùng bút chì ghi số câu trong bài tập đọc. - Đọc kĩ phần giải nghĩa các từ: - > điều này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn nội dung bài đọc. - Học sinh tập trả lời miệng các câu hỏi để tìm hiểu nội dung bài: thích nội dung bài đọc. - Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh Vấn đề đặt ra trước tiên, để đọc mẫu tốt, giáo viên cần tìm hiểu và cảm thụ bài văn, tìm hiểu bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác, vị trí của tác phẩm, tác giả... tiếp đến là việc tìm hiểu nội dung, hình thức bài đọc: thể loại, bố cục, kết cấu, nghệ thuật. Hiểu được nội dung cảm thụ: cảm thụ sâu sắc, tính lôgic sẽ đọc diễn cảm tốt. Giọng đọc hay sẽ bắt đầu với cảm xúc của lòng mình, người đọc phải nhập vai lúc đó khả năng truyền cảm người nghe lớn hơn. Ví dụ: * Bài “ÔngMạnh thắng Thần Gió” - Đoạn 1: Giọng kể chậm rãi - Đoạn 2: Nhịp nhàng hơn, nhấn giọng những từ ngữ tự sự, ngạo nghễ của Thần Gió, sự tức giận của ông Mạnh - “Xô, ngã lăn quay, lồm cồm, quát, ngạo nghễ... ” - Đoạn 3, 4: Đọc nhấn giọng các từ ngữ thể hiện quyết tâm chiến thắng Thần Gió của ông Mạnh; sự điềm tĩnh, kiên quyết của ông trước thái độ tức tối của Thần Gió, “quyết chống trả, quật đổ, thật vững chãi, lớn nhất, thật to, thét, không, giận dữ, lồng lộn... ” - Đoạn 5: Kể về sự thoả thuận giữa ông Mạnh và Thần Gió - Đọc với giọng kể chậm rãi, thanh bình. Đọc thơ phải nắm vững đặc trưng của thơ. Đó là tiếng nói tình cảm mãnh liệt, là sản phẩm của những rung động đột xuất, độc đáo, là kết tinh của trí tưởng tượng, phân tích. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, tính hàm xúc trong trong thơ. Vì vậy, khi đọc thơ cần thể hiện được tình cảm tác giả gửi gắm trong từng từ, từng dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ để truyền cảm xúc đến người nghe. Ví dụ: Nhịp điệu 2/2 trong đoạn thơ dưới đây sẽ góp phần tích cực thể hiện nét vui tươi hoạt bát của chú bé liên lạc. “Chú bé / loắt choắt Cái xắc / xinh xinh Nhảy trên đường vàng. (Tố Hữu - Lượm) Ví dụ: Khi đọc bài “Cái trống trường em ” (TV 2), giáo viên phải đọc những mẫu sao cho thể hiện chờ đợi, mong mỏi khi đọc các dòng thơ: “Suốt ba tháng liền ” (kéo dài “Suốt”, đọc chậm “ba tháng”). Những câu sau tiếp đọc với giọng nhẹ nhàng tâm sự (khổ 3), giọng vui náo nức (khổ 4). Khi đọc mẫu, giáo viên cần giữ được tính tự nhiên của giọng đọc, tránh lên bổng xuống trầm một cách giả tạo, máy móc... Tuỳ đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lối phát âm mà HS dễ mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để luyện đọc trước. Nói tóm lại, việc giáo viên đọc mẫu là rất cần thiết vì muốn học sinh đọc đúng phải giới thiệu cho các em mẫu đúng. Lời đọc mẫu đúng và hay của giáo viên có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, đồng thời giúp các em nhận thức đúng hơn nội dung bài đọc. Nếu bài đọc là một văn bản nghệ thuật thì lời đọc của giáo viên còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của học sinh, làm cho các em dễ đi vào thế giới của tác ngữ cần giảng thì tiết học sẽ dàn trải, thiếu trọng tâm, chiếm nhiều thời gian mà nhiệm vụ của tiết học vẫn không hoàn thành. Theo tôi các từ ngữ cần giảng trong bài tập đọc là: + Từ ngữ được chú giải trong sách giáo khoa. + Từ ngữ phổ thông mà học sinh chưa quen. + Từ ngữ đóng vai trò quan trọng là “chìa khoá” để mở nội dung bài học. Trong một bài tập đọc cần xác định từ cần giảng và cách xác định từ là điều mà nhiều giáo viên còn lúng túng. Giảng ít từ khi thấy còn thiếu, giảng nhiều từ dẫn đến tham nói mất thời gian. Việc rút từ để tìm hiểu nội dung bài tập đọc là việc khó nhất trong giờ tập đọc. Theo tôi có 2 căn cứ giúp giáo viên rút từ chính xác, trọng tâm đó là: - Căn cứ vào nội dung cần truyền thụ chính là mục tiêu bài dạy. - Căn cứ tên bài (tiêu đề bài tập đọc). Giáo viên cần lưu ý việc giảng từ khó và rút từ chìa khoá hoàn toàn khác nhau. Từ khó hiểu chỉ yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa của từ. Còn từ chìa khoá là từ yêu cầu học sinh hiểu để nắm nội dung bài. Khi từ khó trùng với từ chìa khoá giáo viên ghi ở phần “tìm hiểu bài” (phần ghi bảng). Có 6 cách giải nghĩa từ: + Đặt câu với từ cần giải nghĩa. + Tìm từ đồng nghĩa. + Từ trái nghĩa. + Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ cần giải nghĩa. + Tách từ để miêu tả. + Sử dụng đồ dùng dạy hoc (vật thật, tranh ảnh) Cách tìm hiểu từ chủ yếu là phải đặt trong ngữ cảnh. Cần giới hạn việc giải nghĩa từ trong phạm vi nghĩa cụ thể bài đọc giải nghĩa, đơn giản với học sinh lớp 2 - tránh dài dòng, giải nghĩa cồng kềnh quá tải làm mất thời gian luyện đọc của HS. Ví dụ: Bài tập đọc: “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” Phần chú giải có 7 từ. Đó là: cầu hôn, lễ vật, ván, nộp, ngà, cựa, hồng mao. Các từ trên là từ khó hiểu nghĩa đối với các em song không phải là từ chìa khoá. Giáo viên cần căn cứ vào nội dung. Câu chuyện nhằm giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra và nói lên tinh thần chống lũ của nhân dân nên từ chìa khoá ở đây là: đùng đùng nỗi giận, cuồn cuộn, đuối sức. Việc rút từ chìa khoá của giáo viên không yêu cầu từ nào cũng phải giải nghĩa mà chủ yếu là để học sinh hiểu được nội dung bài từ đó giúp các em đọc, viết đúng; đọc hay. 5. Biện pháp thứ năm: Rèn kỹ năng đọc ngắt, nghỉ giọng đúng chỗ cho học sinh: Có 2 kiểu ngắt giọng: Ngắt giọng logic và ngắt giọng biểu cảm. Ngắt giọng logic là những chỗ dùng để tách nhóm trong câu. Ngắt giọng logic phụ thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ trong câu. Ngắt giọng biểu cảm đối lập với ngắt giọng logic đó là những chỗ nghỉ lâu hơn bình thường
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_day_tap.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2.pdf