Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hỗ trợ rèn đọc cho học sinh Lớp 2 trong dạy học trực tuyến
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hỗ trợ rèn đọc cho học sinh Lớp 2 trong dạy học trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hỗ trợ rèn đọc cho học sinh Lớp 2 trong dạy học trực tuyến
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN BẮC MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2A1, TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN BẮC TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Tên tác giả: Hoàng Diệu Hương Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc Môn: Tiếng Việt Cấp học: Tiểu học Chức vụ: Giáo viên Năm học 2021-2022 A.MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có các mạch nội dung môn Tiếng Việt được xây dựng tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, trong đó kĩ năng đọc là kĩ năng rất quan trọng. Kĩ năng này được rèn luyện tốt sẽ giúp HS nắm được nghĩa của từ, hiểu được nội dung văn bản không chỉ ở môn Tiếng Việt mà còn vận dụng vào hiểu nội dung các môn học khác. Mặt khác, ở lớp 2, nếu được luyện đọc thành thạo sẽ tạo nên nền tảng, tiền đề tốt cho các em khi lên các lớp trên. Từ đó, khơi dậy trong các em niềm đam mê, sự tích cực, ham học tập. Đất nước ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh đòi hỏi con người phải tiến lên kịp thời đại. Con người cần phải hiểu biết, giao tiếp rộng hơn... phát triển toàn diện hơn. Dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung, dạy Đọc nói riêng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của HS. Nếu nói “Tiểu học là bậc học nền tảng” thì dạy Đọc có vị trí then chốt, quyết định đến sự thành công của nhiều môn học khác. Bởi lẽ “đọc” là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên của mỗi người đi học. Trẻ có biết đọc thì mới học được các môn học khác. Cho nên ngay từ những ngày đầu tiên đến trường trẻ đã cần được “học đọc”, sau đó trẻ phải “đọc” để “học”. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của mỗi người đi học. Nhờ đọc mà mỗi người có thể bày tỏ ý kiến của mình, có điều kiện tự học, tìm hiểu thế giới xung quanh và hiểu biết các môn học khác. Như vậy, có thể khẳng định rằng “đọc” là cầu nối của mọi tri thức, mọi môn học. Học tập đọc không những giúp học sinh có kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ, trau dồi ngôn ngữ, bồi dưỡng vốn kiến thức về đời sống, là công cụ để học tốt các môn học khác, mà học tập đọc còn góp phần giáo dục đạo đức, tính cách, tình cảm, mĩ cảm cho học sinh. Nội dung trong các tiết dạy đọc mang tính chất tổng hợp. Thông qua các tiết học này, học sinh sẽ được hình thành và phát triển kĩ năng đọc, một trong bốn kĩ năng quan trọng cần rèn (nghe, nói, đọc, viết) của năng lực thực tiễn hoạt động ngôn ngữ. Kĩ năng đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng đọc bộ phận: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Bởi vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc hay là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 1.2. Cơ sở thực tiễn Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy kĩ năng đọc của học sinh còn nhiều hạn chế, có em còn chưa có kĩ năng đọc đúng chứ chưa nói đến đọc hay. Vì vậy, việc rèn 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu áp dụng cho HS lớp 2A1, tại trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc, trong thời gian: Tháng 9/2021 - Tháng 3/2022 - Tiếng Việt là môn học bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới. Việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong giảng dạy sẽ giúp học sinh tự tin tự giải quyết các vấn đề của bài học, nhất là trong khi dạy học trực tuyến. - Hình thành cho HS thói quen tự giác học tập, tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở. 5. Phương pháp nghiên cứu và hình thức dạy học - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu giáo trình, các tài liệu sách báo, phân tích tổng hợp thông tin để rút ra kết luận khoa học cần thiết. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS:!_ + Phương pháp trực quan - Hình thức dạy học cá nhân + Phương pháp phân tích mẫu - Hình thức dạy học nhóm + Phương pháp quan sát sư phạm - Hình thức trò chơi + Phương pháp nêu vấn đề - Hình thức thi đua + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm + Phương pháp thực nghiệm sư phạm Qua nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề ra một số biện pháp rèn đọc nhằm nâng cao chất lượng đọc trong quá trình dạy học trực tuyến, tiến hành thử nghiệm và rút ra kết luận về hiệu quả các biện pháp qua một số tiết dạy cụ thể ở lớp 2A1, Trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc. /p/, /t/, /d/ củaTiếng Việt). Loại phụ âm này gọi là phụ âm ồn, đối lập với loại thứ ba vốn có đặc trưng cấu tạo này mà tỷ lệ tiếng thanh lớn hơn tiếng động gọi là phụ âm vang ( ví dụ: /m/, /n/ trong Tiếng Việt). - Khoang miệng và khoang mũi là hai cộng minh trường tiếp theo của bộ máy phát âm. Khoang miệng và khoang mũi ngăn cách bởi một vách ngăn gọi là ngạc. Những bộ phận của khoang miệng và khoang mũi đều có ảnh hưởng đến cấu tạo âm thanh. - Các bộ phận của bộ máy phát âm của con người chia làm hai loại. + Loại hoạt động được: lưỡi con, nắp họng, lưỡi, môi. + Loại không hoạt động được: răng, lợi, ngạc. Khoang miệng và khoang mũi nhờ sự cộng hưởng của lưỡi và môi có thể thay đổi thể tích bất kì lúc nào, nhờ đó tạo nên những âm có âm sắc khác nhau. 1.3. Ý nghĩa của dạy đọc: Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có vai trò đặc biệt trong việc hình thành năng lực trong hoạt động ngôn ngữ cho HS. Năng lực này được thể hiện trong bốn hoạt động tương ứng bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Như vậy, đọc là một dạng hoạt động của ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói. Dạy đọc là dạy cách đọc văn bản từ đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu đến đọc hay. Tâm lý học cho thấy rằng muốn có kĩ năng, kĩ xảo con người phải trải qua luyện tập, thực hành và càng phải luyện tập, thực hành những gì đã học. Dựa vào đặc điểm tâm lý HSlớp 2, tư duy cụ thể vẫn còn chiếm ưu thế, tư duy trừu tượng chưa phát triển mạnh, khả năng tập trung còn yếu nên trong quá trình học, giáo viên cần phải luôn luôn chuyển đổi hoạt động để các em đỡ mệt mỏi, học theo tinh thần: “ học mà chơi, chơi mà học” từ đó duy trì hứng thú cho HS.Vì vậy, việc dạy đọc có ý nghĩa rất lớn lao. Đọc trở thành một nhu cầu, đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với trẻ ngay từ khi đi học. Đầu tiên, trẻ phải học đọc, sau đó biết đọc để học. Đọc tốt sẽ là một công cụ hữu hiệu để các em học tập tốt ở các môn học khác. Việc rèn đọc trong quá trình dạy học trực tuyến cũng không nằm ngoài ý nghĩa này. 1.4. Nhiệm vụ của dạy đọc ở lớp 2: Dạy đọc ở lớp 2 tiếp nối những nhiệm vụ đã đặt ra từ lớp 1 song mức độ yêu cầu có cao hơn do việc dạy học gắn với hệ thống văn bản đề cập đến những vấn đề rộng rãi và sâu sắc hơn, độ dài của văn bản cũng lớn hơn. Nhiệm vụ cụ thể của dạy đọc ở lớp 2 là: a. Phát triển kĩ năng đọc và nghe cho HS, hai kĩ năng này phải được hình thành, phát triển ngay trong khi học trực tuyến. Chương II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN BẮC 1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội của phường Thanh Xuân Bắc Thanh Xuân Bắc là phường trực thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Phường có diện tích là 23.114 ha, dân số đông lên đến hơn 11 nghìn người. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong phường khá cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tốt. Nơi đây là quê hương của danh nhân văn hóa Đặng Trần Côn. 2. Khái quát về trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc Trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc được thành lập vào tháng 5 năm 2018. Trường được xây dựng rất khang trang, hiện đại và sạch đẹp. Trường có 30 lớp với tổng số 1339 học sinh và 49 cán bộ giáo viên, nhân viên. Tuy mới thành lập, nhà trường đã có các phong trào diễn ra sôi nổi và đạt hiệu quả cao như Thể dục thể thao, Giai điệu tuổi hồng, Vẽ tranh,..Cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên tâm huyết, tài năng. 3. Thực trạng về việc dạyđọc cho học sinh lớp 2 trong dạy học trực tuyến 3.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên của khối 2 * Về số lượng: Gồm 7 giáo viên chủ nhiệm lớp. * Về trình độ chuyên môn: 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn. * Về chất lượng giảng dạy: Trong năm học vừa qua các đồng chí GV trong tổ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có 1 đồng chí đạt danh hiệu GV giỏi cấp quận, 1 đồng chí đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. * Về công tác viết SKKN: Nhiều sáng kiến được phổ biến tới tập thể giáo viên qua các chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên học tập và đã có nhiều kết quả. 3.2. Thực trạng về việc về việc dạyđọc cho học sinh lớp 2 trong dạy học trực tuyến 3.2.1.Thuận lợi Phường Thanh Xuân B ắc có bề dày lịch sử văn hóa, truyền thống hiếu học. * Về phía nhà trường 2022: Số học sinh Đọc tốt Đọc chưa tốt 48 18- 37,5% 30- 62,5% Qua bảng thống kê trên, rất dễ nhận thấy số học sinh đọc tốt và số học sinh đọc chưa tốt đạt tỉ lệ khá cao (62,5%). Kết quả học tập này có thể được nâng cao nếu giáo viên áp dụng những biện pháp hợp lí trong quá trình giảng dạy. Mong muốn HS của mình ham thích đọc, có khả năng đọc tốt luôn nung nấu trong tôi. Sau đây, tôi xin đưa ra một số biện pháp hỗ trợ mà tôi đã thực hiện khi dạy HS lớp 2 rèn đọc trong dạy học trực tuyến môn Tiếng Việt. từng em đúng hay sai, từ đó có hướng giải quyết uốn nắn, sửa sai kịp thời. Chẳng hạn, cần phân loại đối tượng HS như sau: Trước hết, GV phân ra từng nhóm đối tượng HS, nhóm nào thường mắc những lỗi nào thì tìm ra phương pháp khác phục cho HS sửa lỗi đó. Khi đọc những từ có liên quan đến những lỗi mà nhóm HS hay mắc phải, cần yêu cầu những em đó lên đọc thường xuyên. Có như vậy, các em mới phát hiện ra lỗi sai để kịp thời giúp HS khắc phục. * Lỗi chính tả về dấu thanh : + Đọc lẫn lộn giữa các tiếng có thanh ngã với các tiếng có thanh sắc. + Đọc lẫn lộn giữa các tiếng có thanh hỏi với các tiếng có thanh nặng. * Lỗi phụ âm đầu: Đọc lẫn lộn giữa “ n” và “l”; * Lỗi chính tả phần vần: Đọc lẫn lộn giữa các vần: iu/ ưu, anh/ ang, ươu/ iêu, inh/ ưn. Để rèn cho HS thói quen đọc tốt, tôi luôn chú ý hướng dẫn các em tư thế cầm sách khi đứng đọc, ngồi đọc. Khi đọc phải to rõ ràng, đủ cho cả lớp nghe, phát âm chính xác. Khen ngợi động viên kịp thời những em đọc tốt, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Đồng thời tôi cũng thường xuyên gọi những em đọc chưa tốt, hay đọc sai và còn nhút nhát thiếu tự tin. Tôi khuyến khích cả lớp lắng nghe bạn đọc để có những nhận xét sát thực về việc đọc của bạn mình xem bạn đọc đúng chưa, em có nghe rõ bạn đọc không, bạn đọc sai tiếng nào, ... từ đó mỗi HS tự biết điều chỉnh những hạn chế bản thân để cố gắng đọc tốt. Tôi cho các em tự phát hiện những tiếng từ khó và tăng cường luyện đọc nhiều lần theo hình thức cá nhân, nối tiếp để các em ghi nhớ bài học. Hướng dẫn HS đọc đủ số tiếng, không thêm hay bớt tiếng hoặc dấu thanh, đọc theo trỏ chuột của giáo viên (theo thứ tự và không theo thứ tự) Rèn cho HS các hình thức đọc thầm, đọc hiểu và đọc thành tiếng: + Đọc thầm: HS nhìn liếc mắt đọc và phân tích cấu tạo vần, tiếng, từ đọc trong trí nhớ. Tôi yêu cầu những em đã đọc xong trước thì giơ tay để giáo viên kiểm tra tốc độ đọc của HS. + Đọc hiểu: Hướng dẫn HS kỹ năng nhận biết từ mới, từ khó bằng cách chia một số từ đó thành hai cột đảo lộn trật tự để các em đọc ghép lại thành từ có nghĩa. + Đọc thành tiếng: Rèn cho HS cách phát âm tự tin, biết lấy hơi khi đọc; đọc to rõ ràng vừa đủ cho cả lớp nghe theo hình thức đọc cá nhân, nối tiếp theo nhóm bàn và đọc đồng thanh cả lớp. 3. Biện pháp 3 : Sinh hoạt chuyên môn trực tuyến hiệu quả Việc sinh hoạt tổ chuyên môn hiệu quả cũng góp phần nâng cao chất lượng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ho_tro_ren_doc_cho_ho.docx