Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo

doc 37 trang sangkienhay 19/10/2023 5631
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG VÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 BIẾT 
 KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO”
 Lĩnh vực/Môn: Tiếng Việt
 Tác giả: Trần Thị Minh Chính
 Chức vụ: Giáo viên
 NĂM HỌC : 2018-2019 Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo
 - Hình thành kĩ năng kể chuyện cho các em, giúp các em diễn đạt tư tưởng 
tình cảm một cách rõ ràng, chính xác. Đó cũng là cơ sở để các em học tốt các 
môn học khác và bồi dưỡng những tình cảm đạo đức tốt đẹp. 
3. Đối tượng nghiên cứu :
 a - Phạm vi nghiên cứu : Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện 
sáng tạo thông qua kể chuyện theo tranh minh họa, các em biết kể lại nội dung 
cốt truyện bằng lời của mình kết hợp điệu bộ và giúp học sinh biết nhập vai các 
nhân vật trong từng câu chuyện kể. 
 b - Đối tượng nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện 
sáng tạo.
4 . Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
 - Nghiên cứu tài liệu dạy học 
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 
 - Dạy thực nghiệm
 - Kiểm tra đánh giá trước và sau khi thực nghiệm
5. Kế hoạch thực hiện:
 * Thời gian nghiên cứu:
 Qua nhiều năm giảng dạy và cụ thể là từ năm học: 2016 -2017 và 2017 – 2018.
 * Kế hoạch nghiên cứu: 
 - Tháng 9, tháng 10 : Khảo sát điều tra nắm được thực trạng , tìm hiểu 
nguyên nhân.
 - Tháng 11: Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài .
 - Từ tháng 12 đến tháng 3 : Thực hiện các giải pháp.
 - Tháng 4: Kiểm tra, tổng kết - Viết đề tài .
 - Tháng 5: Hoàn thiện, nộp đề tài.
 3/36 Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo
Học sinh được nghe trong hội thoại: Nghe kết hợp kể được đoạn truyện, nói 
trong giao tiếp: Biết chào hỏi, cảm ơn ... Tất cả những chuẩn mực của nhân cách 
con người về lòng trung thực, lẽ phải... những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, 
cái đẹp của thiên nhiên con người Việt Nam ... đều được xây dựng và lưu truyền 
qua các câu chuyện dành cho lứa tuổi học sinh, đặc biệt là lứa tuổi Tiểu học. 
Con đường để học sinh tiếp nhận tốt nhất và gần nhất là con đường học tập. Bên 
cạnh mục tiêu: rèn kỹ năng nghe và nói cho học sinh, phân môn kể chuyện còn 
rèn cho các em tính mạnh dạn, tự tin, vui vẻ, hoà nhã, năng động trong giao tiếp. 
Hơn nữa các em được củng cố, mở rộng, tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư 
duy hình tượng và tư duy lôgic, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi, kích thích 
hứng thú đọc và kể chuyện còn đem laị niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học 
tập.
 Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn kể chuyện và những yêu 
cầu dạy học phân môn này. Giáo viên phải thấy được :“ Việc dạy kể chuyện như 
thế nào để hấp dẫn, thu hút các em ?”. Muốn thực hiện được điều này đòi hỏi ở 
người giáo viên phải có sự đầu tư bài dạy, lòng say mê nghề nghiệp, yêu trẻ, 
hiểu và nắm bắt được tâm lý trẻ em, phải biết được chúng cần gì và muốn gì ?
 Vì vậy phân môn kể chuyện được dạy đúng với phương pháp bộ môn sẽ 
góp phần đắc lực vào việc rèn luyện các kĩ năng nghe nói của học sinh. Nhất là 
khi hướng dẫn học sinh kể chuyện theo cách sáng tạo lại rất phù hợp với phương 
pháp giáo dục hiện nay.
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 
 Năm học 2016 – 2017 tôi được phân công dạy lớp 2B và năm 
học 2017 – 2018 tôi được phân công dạy lớp 2B. Căn cứ vào tình hình đó tôi 
thấy các lớp tôi chủ nhiệm có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi :
 Như chúng ta đã biết, các câu chuyện kể trong tiết kể chuyện lớp 2 là 
những câu chuyện trong bài tập đọc đầu tuần chứ không phải là câu chuyện mới 
lạ.Chính điều này giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong việc nhớ và thuộc nội 
dung câu chuyện. Các đồng chí giáo viên trong khối 2 được dự giờ góp ý giờ 
dạy, thao giảng thường xuyên và cùng các giáo viên khối khác tham gia cùng. 
Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tự nghiên cứu các tài liệu, sách báo, học tập 
đồng nghiệp, vận dụng phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 
 5/36 Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo
 Qua khảo sát từ phía học sinh thông qua môn kể chuyện tôi có 
những nhận xét sau :
 - Nhiều em chưa hiểu được kể chuyện là phải hiểu nội dung cốt truyện 
mà đa số các em thuộc câu chuyện như một bài học thuộc lòng. Các em chưa 
nhập vai vào câu chuyện, khi tham gia kể chuyện theo nhóm vẫn còn một số em 
không kể mà chỉ một vài em trong nhóm kể lại bằng cách đọc lại nội dung tranh. 
các em chưa nói lên được suy nghĩ của mình về câu chuyện đó. Chưa dùng lời 
nói của mình để kể chuyện dù các em hiểu câu chuyện đó nhưng do bản tính 
nhút nhát quá nên em chưa nói lên được suy nghĩ của mình.
 - Khi tôi tiến hành cho các em lên kể chuyện hầu hết các em ít xung 
phong mà giáo viên phải chỉ định. Khi kể các em chưa thể hiện được tâm trạng 
của mình cho phù với nội dung cốt truyện. Các em chưa biết diễn tả, cũng như 
điệu bộ, giọng kể để phù hợp của từng nhân vật trong câu chuyện.
 - Việc phân nhóm đóng vai theo nhân vật trong câu chuyện được các em 
thích nhất. Các em rất thích xem các bạn thể hiện lại nội dung câu chuyện bằng 
cách đóng vai, nhưng các em lại không dám lên đóng vai. Đối với những em 
tham gia đóng vai thì các em chưa hoà mình vào nhân vật trong câu chuyện, 
chưa thể hiện được từng lời nói cũng như điệu bộ của vai mà mình đảm trách.
3.2: Kết quả của thực trạng trong dạy học phân môn kể chuyện: 
 Trong quá trình giảng dạy ở trường, tôi thường xuyên dự giờ thăm lớp. 
Do khuôn khổ của đề tài có hạn tôi không trình bày được diễn biến các tiết học. 
Qua dự giờ các đồng chí trong tổ, tôi nhận xét như sau:
 - Nhìn chung giáo viên đã thực hiện đầy đủ mục tiêu của bài học, kết hợp 
vừa rèn kỹ năng vừa cung cấp kiến thức. Giờ dạy thực hiện đầy đủ các bước, xác 
định đầy đủ kiến thức trọng tâm để truyền đạt cho học sinh, phát huy được tính 
tích cực của học sinh. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đã có hiệu 
quả, học sinh nắm kiến thức của bài học. Song bên cạnh còn bộc lộ hạn chế là 
giáo viên phụ thuộc nhiều vào hướng dẫn thiếu sáng tạo, linh động. 
 - Các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ học còn đơn điệu, 
nghèo nàn. Sở dĩ có tình trạng trên là do bản thân mỗi đồng chí giáo viên chưa 
thấy hết ý nghĩa tác dụng của phân môn kể chuyện.
 Từ nhu cầu thực tế đặt ra tôi nhận thấy việc nghiên cứu, tìm tòi một vài 
biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 kể chuyện sáng tạo góp phần đổi mới 
 7/36 Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo
Tạo điều kiện để HS hiểu bạn mình hơn, HS phát triển tư duy hơn: có thể chọn 
những bạn phù hợp với vai trò nhập vai theo nội dung câu chuyện. HS biết sắp 
xếp và giao việc cho nhau, quyết đoán hơn trong mọi tình huống nhưng lại tôn 
trọng bạn mình hơn.
 Sau đây là mô hình: BỐ TRÍ LỚP HỌC
 NGỒI QUANH BÀN HỌC NGỒI HÌNH CHỮ U
 BẢNG LỚP BẢNG LỚP
Biện pháp 2:. Sự chuẩn bị của giáo viên : 
 Để tiết dạy phong phú và đạt được kết quả tốt thì việc đầu tiên phải làm 
tốt là bước chuẩn bị. Chuẩn bị cả nội dung và hình thức phục vụ tiết dạy. Việc 
chuẩn bị tốt sẽ làm cho giáo viên và học sinh chủ động hơn, mạnh dạn hơn, sắp 
xếp các hoạt động một cách hợp lý có khoa học.
 Phải nắm được tâm lý đặc điểm từng học sinh để biết được tính tình, đặc 
điểm lứa tuổi học sinh tiểu học. Nắm chắc nội dung yêu cầu của bài và nội dung 
cốt truyện. Phải có tranh minh hoạ được phóng to có nhiều màu sắc thu hút được 
học sinh. Giáo viên phải cảm nhận thật sâu sắc về từng câu chuyện của bài. 
Nghiên cứu thật kĩ câu chuyện, nhất là những câu chuyện có tình tiết phức tạp 
trước khi lên lớp. 
 9/36 Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo
khi hướng dẫn học sinh kể chuyện sáng tạo. Để vào bài một tiết kể chuyện bao 
giờ tôi cũng nhắc thật kỹ mục đích – yêu cầu của bài cho học sinh nắm rõ trước 
khi vào nội dung chính của bài sau đó vài em nhắc lại. Nhằm tạo cho các em 
nhớ lại nội dung câu chuyện và để nắm được nội dung câu chuyện thì việc 
nghiên cứu hình ảnh minh họa cũng không kém phần quan trọng, trước khi kể 
tôi yêu cầu các em phải quan sát thật kĩ nội dung của từng tranh vẽ và nhớ lại 
nội bài tập đọc đã học. Không yêu cầu các em phải nhớ thật chi tiết câu chuyện, 
chỉ cần nhớ cốt truyện là đủ. Một số học sinh yếu thì tôi cho các em đọc thầm 
lại bài tập đọc vài lần để các em nhớ lại cốt truyện. Sau đó cho các em nêu tóm 
tắt lại nội dung từng bức tranh. Mỗi tranh là một nội dung của câu chuyện. Kĩ 
năng cần đạt ở giai đoạn này là học sinh biết sắp xếp nội dung tranh vẽ phù hợp 
với nội dung câu chuyện và quan trọng là nhớ lại câu chuyện để có thể diễn đạt 
lại bằng ngôn ngữ của mình. 
 Để kiểm tra trí nhớ học sinh, sau khi học sinh quan sát tôi liền cho đặt câu 
hỏi : “Bức tranh vẽ cảnh gì ? ”. Sau khi học sinh nắm đựơc nội dung tranh thì 
tôi tiến hành cho các em kểâ. Yêu cầu của tôi đặt ra cho các em là phải nắm nội 
dung câu chuyện và kể lại bằng giọng kể và lời nói của mình. Mặc dù các em kể 
y như trong bài tập đọc là không sai nhưng tôi luôn khuyến khích các em kể 
bằng suy nghĩ, cảm nhận của mình về câu chuyện đó. Điều quan trọng ở hoạt 
động này là tôi hướng cho các em được nói lên nội dung câu chuyện thông qua 
từng đoạn tranh chứ không phải là đọc lại nội dung cốt truyện. Vì vậy chính giáo 
viên là người hướng dẫn các em làm được việc đó. Ởû các em chưa biết tự ý 
thức được điều này, muốn hình thành được kĩ năng đó tôi đã áp dụng biện pháp 
các em nhìn tranh quan sát và hướng cho từng nhóm làm việc, nêu rõ yêu cầu 
của bài là em phải biết dùng lời của mình diễn đạt nội dung tranh vẽ, các em có 
thể tham khảo thêm ở bài tập nhưng tôi có một nhận xét chung là hầu hết các em 
đều đã nắm rõ. Vì thông qua nội dung bài tập đọc đã được học 2 tiết thì việc 
nắm cốt truyện các em rất hiểu. 
* Ví dụ: Truyện “Bím tóc đuôi sam ” (lớp 2 - tập 1)
 - Lời kể theo tranh 1 có sáng tạo: Bạn Hà lớp em có mái tóc rất đẹp. Một 
hôm, Hà đến trường với hai bím tóc buộc nơ hồng trông rất xinh. Các bạn gái 
khen Hà có bím tóc đẹp quá!
 -Lời kể theo tranh 2 có sáng tạo: Hà đang vui thì bỗng Tuấn sấn tới nắm 
bím tóc Hà mà kéo. Tuấn lớn hơn Hà. Vì vậy, mỗi lần cậu ta kéo bím tóc, Hà lại 
 11/36 Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo
 Câu trả lời của các em sau khi đã thảo luận xong như sau :
 -Tranh 1 : Có rất nhiều tình huống mà các em đặt ra – có em trả lời là 
 “Ở lớp 1 A giờ tập viết, cô giáo cho bạn Lan lên bảng lấy mực về để 
 viết nhưng có em lại trả lời – “Sáng hôm nay, cô giáo cho bạn Lan viết 
 bút mực vì cô gọi bạn lên lấylọ mực”, có em lại nói theo cách khác : 
 “Cô giáo cho bạn học sinh lọ mực để viết vì bạn ấy không cólọ mực” 
 nhưng cũng có em lại nói y như trong bài tập đọc. Nhìn chung tất cả các 
 em đều nói đúng nội dung của tranh 1 nhưng có em trả lời riêng ýmình 
 không theo nội dung của bài học và tôi luôn khuyến khích rằng em đã 
 trả lời đúng rồi. Và không nên nói lại y như lời trong bài tập đọc mà 
 phải nói lại bằng lời của mình như thế mới gọi là kể chuyện chứ. Để học 
 sinh có thể kể lưu loát thì tôi tập trung cho các em kể theo nhóm và mỗi 
 học sinh trong nhóm đều được kể, các em sẽ kể từng đoạn trong câu 
 chuyện, mỗi em kể một đoạn, như vậy hình thành cho học sinh tập kể 
 rồi nói lại nôäi dung câu chuyện một cách lưu loát. Như thế khi kể 
 trước lớp các em sẽ mạnh dạn hơn và tiến hành kể chuyện kết hợp điệu 
 bộ sẽ dễ dàng hơn.
 -Tranh 2 : Bỗng nhiên,Lan khóc và cô giáo lại hỏi vì sao em khóc.
 -Tranh 3 : Mai ngồi cùng bàn cho bạn ấy mượn bút khi bạn ấy không 
 mang bút theo.
 -Tranh 4 : Cô giáo cho Mai viết bút mực luôn và cô khen rồi cho bạn 
 đó mượn bút.
 Những câu trả lời của học sinh trong từng nội dung bức tranh tôi đều tôn 
trọng và để cho các em nói, hầu hết mỗi em đều có cách diễn đạt riêng của mình 
nhưng tất cả đều có những từ ngữ rất thực tế của các em dù cốt truyện là giống 
nhau. Tôi luôn khuyến khích các em diễn đạt theo suy nghĩ của mình không nên 
rập khuôn của bài tập đọc.
 Khi dạy bài “Con chó nhà hàng xóm”, tranh minh họa có tất cả là 5 tranh. 
Trước khi từng nhóm thảo luận thì tôi dùng một số câu hỏi lại nội dung tranh 
bức tranh nói gì giúp các em nhớ lại diễn biến câu chuyện một cách cụ thể hơn 
sau đó từng nhóm sẽ tự kể lại trong nhóm. Để đạt những yêu cầu tôi đặt ra cho 
các em là phải kể lại từng đoạn truyện bằng một giọng kể thật tự nhiên, dùng lời 
nói và nội dung cốt truyện để kể. Các nhóm thi nhau kể mỗi em trong nhóm đều 
tự kể lại và tất cả các em trong nhóm lần lượt kể, bạn nào chưa kể được, các bạn 
 13/36

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_2_biet_ke_chuye.doc