Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Kể chuyện

doc 19 trang sangkienhay 12/02/2024 3070
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Kể chuyện

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Kể chuyện
 Giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn Kể chuyện Năm 2017 - 2018 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 1. Đặt vấn đề
 Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước đòi hỏi phải 
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Nhân tố quyết định thắng lợi là 
nguồn lực con người Việt Nam trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao, 
cho nên trước hết phải chăm lo phát triển nguồn lực con người, chuẩn bị lớp 
người lao động có những phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu phát 
triển đất nước trong giai đoạn mới. Điều này cần được bắt đầu từ giáo dục 
phổ thông.
 Năm 2003 - 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng thay sách giáo 
khoa lớp 2 trên toàn quốc. Ở chương trình tiểu học cùng với các phân môn 
như Tập đọc, Tập làm văn phân môn Kể chuyện có mối quan hệ gắn bó, 
quan hệ chặt chẽ với nhau. Nó có sự gắn bó không chỉ ở sự phân bố giờ học 
mà còn ở nội dung dạy, thể hiện rõ quan điểm tích hợp, tạo ra một phong 
cách mới trong dạy học phân môn Kể chuyện. Việc lấy văn bản ở bài Tập 
đọc làm ngữ liệu cho giờ kể chuyện, giúp giáo viên tiết kiệm được khá nhiều 
thời gian, giúp học sinh tìm hiểu truyện; ghi nhớ cốt truyện. Do đó, chương 
trình đã dành được nhiều thời gian cho việc rèn kỹ năng nói cho học sinh.
 Phân môn Kể chuyện ở tiểu học có một vị trí quan trọng. Nó góp phần 
bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, 
phát triển tư duy và ngôn ngữ cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao 
năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng 
ngôn ngữ. Chính vì vậy tiết Kể chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện 
hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói - tập kể chuyện và phát triển ngôn 
ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả (tập kể chuyện). 
Qua mỗi tiết Kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể 
khá lý thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch được những bài học bổ 
ích... nhưng điều quan trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu 
văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài. Đây chính là 
yêu cầu rèn kỹ năng nói cho học sinh.
 Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Giúp học sinh lớp Hai 
học tốt phân môn Kể chuyện”
 2. Mục đích đề tài
 Kể chuyện ở Tiểu học ngoài mục đích giải trí, kích thích hứng thú học 
tập, bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi vốn sống còn nhằm phát triển năng lực trí 
tuệ cho học sinh. Đồng thời mở rộng tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư 
Võ Văn Mẫn - Truường TH Huỳnh Văn Đảnh Trang 1 Giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn Kể chuyện Năm 2017 - 2018 
nhiều khi học sinh không thể nắm bắt được cốt truyện ngay trên lớp, trừ một 
số em đã đọc truyện đó ở nhà một hai lần. Do đó hạn chế kỹ năng kể lại và 
nhận xét bạn kể của các em. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc rèn khả năng 
nghe, nói cho học sinh. Khi tổ chức các hoạt động dạy trong giờ kể chuyện 
chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo, năng động của học sinh. Chưa 
linh hoạt khi xử lí các tình huống có vấn đề khi dạy giờ kể chuyện.
 Ở phân môn kể chuyện trong bộ SGK không có quyển Truyện kể 
dùng riêng cho các giờ Kể chuyện. Trên lớp, học sinh chỉ kể lại hoặc dựng 
lại dưới hình thức hoạt cảnh những câu chuyện đã học trong tiết tập đọc đầu 
tiên trong tuần. 
 Trong quá trình dạy học giáo viên chưa động viên kịp thời học sinh, 
chưa giúp các em nhập hồn vào các nhân vật khi kể dẫn đến giờ học hiệu 
quả chưa cao. Việc chuẩn bị bài của học sinh chưa chu đáo, tình trạng học 
sinh không nắm được yêu cầu, nội dung câu chuỵên cần kể còn hạn chế.
 Chưa chuẩn bị các đồ dùng dạy học thường xuyên để minh hoạ cho 
câu chuyện thêm sinh động.
 Giáo viên chưa gọi các em học sinh hay rụt rè, ngại nói và diễn đạt 
kém lên kể thường xuyên.
 Chưa có tranh phóng to minh họa các bài kể chuyện giáo viên sử dụng 
tranh thì cũng chỉ dùng tranh phô tô ở trong sách giáo khoa cho nên không 
có tính khoa học và thẩm mỹ.
 Từ đó dẫn đến học sinh chưa phân biệt được các mức độ: kể được 
bằng lời trong văn bản, kể bằng lời của mình, kể bằng lời trong câu chuyện. 
Các em diễn đạt chưa lưu loát, chưa biết thay đổi giọng phù hợp với nội 
dung câu chuyện, chưa biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ hỗ trợ cho lời kể. Vì vậy 
chưa phát huy được khả năng nói của học sinh trong giờ học kể chuỵên. 
 Do số học sinh phần lớn là con em gia đình nông nghiệp, đời sống 
kinh tế còn khó khăn nên vấn đề quan tâm của gia đình đến việc học tập của 
con em vẫn bị hạn chế. Phụ huynh học sinh chưa có điều kiện để giúp đỡ 
con em về phương pháp học tập.
 Học sinh lớp 2 các em còn nhỏ tuổi nên chưa thực sự tự tin khi diễn 
giải điều gì trước lớp.
 Cụ thể chất lượng khảo sát đầu năm học 2017 - 2018 ở lớp 2/2 về khả 
năng nói của học sinh trong giờ kể chuyện như sau:
Võ Văn Mẫn - Truường TH Huỳnh Văn Đảnh Trang 3 Giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn Kể chuyện Năm 2017 - 2018 
 + Kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nói trước đông người.
 + Kỹ năng đóng vai theo nội dung truyện.
 Trong các kỹ năng tôi đã nêu thì kỹ năng kể chuyện là một kỹ năng có 
tính chất tổng hợp của kỹ năng nói và kỹ năng diễn cảm. Muốn nói, muốn 
viết, khi nói, khi viết phải diễn tả ý của mình sao cho trung thành, sáng sủa, 
chặt chẽ, chính xác và hay.
 1.3. Một số kinh nghiệm cụ thể của giáo viên đứng lớp.
 Luyện kỹ năng kể lại câu chuyện diễn cảm là một nhiệm vụ hết sức quan 
trọng, nó vừa hình thành những phẩm chất, nhân cách vừa góp phần phát 
triển tư duy, ngôn ngữ, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh.
 a. Tổ chức cho học sinh khởi động vào đầu tiết học.
 Vào bài bằng hình thức khởi động vừa tạo không khí dễ chịu giữa cô 
và trò, vừa khơi dậy những kiến thức có sẵn của học sinh có liên quan cần 
thiết đến câu chuyện sắp kể. Giáo viên chỉ cần cho học sinh làm khởi động 
đơn giản như trò chơi " Xem hành động đoán nhân vật": Ví dụ: Dạy tiết kể 
chuyện " Bím tóc đuôi sam" tuần 8.
 - Giáo viên cho học sinh 1 làm động tác đang ngồi khóc; học sinh 2 
làm động tác kéo bím tóc của bạn ; học sinh 3 làm động tác an ủi học sinh 
1.
 - Hoặc khởi động bằng cách thi sắp xếp tranh đúng và nhanh theo 
trình tự câu chuyện hay thi tìm những bài thơ, bài hát, bài văn liên quan đến 
nội dung câu chuyện.
 b. Luyện kể chuyện phân biệt lời nhân vật trong mỗi truyện thông 
qua 2 tiết tập đọc đầu tuần.
 Ở bước luyện đọc lại ở tiết 2 tập đọc, đầu tuần giáo viên cần tiến hành 
luyện cho học sinh đọc diễn cảm trong bước luyện đọc phân vai. Việc này 
có vai trò rất quan trọng trong việc luyện cho học sinh kể phân vai, học sinh 
biết kể giọng phù hợp với từng nhân vật trong truyện và giúp học sinh dễ 
thuộc nội dung câu chuyện, thuộc lời của mỗi nhân vật hơn. Trước hết giáo 
viên cho học sinh luyện đọc phân vai theo cá nhân( mỗi em đọc một vai 
nhân vật) sau đó đọc phân vai theo nhóm. Cuối cùng cho học sinh thi đọc 
phân biệt giọng từng nhân vật trong truyện.
 c. Luyện kể kết hợp hài hoà giữa ánh mắt với động tác, cử chỉ, 
điệu bộ. 
 Ánh mắt của người kể có vai trò rất quan trọng trong kể chuyện, nó là 
yếu tố cơ bản để làm cho người kể tạo dựng được câu chuyện có hồn. Nếu 
biết kết hợp hài hoà giữa ánh mắt với động tác, điệu bộ, cử chỉ thì câu 
Võ Văn Mẫn - Truường TH Huỳnh Văn Đảnh Trang 5 Giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn Kể chuyện Năm 2017 - 2018 
 Đây quả là một yêu cầu tương đối khó đối với học sinh lớp 2, nhưng làm 
được điều này thì câu chuyện kể không những trở nên sinh động hơn mà còn 
làm giàu thêm vốn từ cho học sinh. Đặc biệt đối với những câu chuyện kể có 
yêu cầu kể phân vai dựng lại câu chuyện thì điều này lại là yếu tố hết sức 
quan trọng. Để luyện được cho học sinh biết kể sáng tạo đòi hỏi giáo viên 
phải có hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt tỉ mỉ, đồng thời trong quá trình học 
sinh kể giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi bạn kể phải tìm ra được những 
chi tiết nào sáng tạo trong lời kể, trong điệu bộ, trong cử chỉ,... của bạn.
 g. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết kể chuyện.
 * Tranh .
 Như chúng ta đã biết, tranh ảnh là đồ dùng trực quan có thể được sử dụng 
trong bất kì một môn học nào. Giáo viên sử dụng tranh vẽ để minh hoạ cho 
nội dung truyện, làm cho lời kể mẫu của mình sinh động và hấp dẫn hơn. 
Còn hình thức kể chuyện theo tranh của chương trình mới thì hoàn toàn 
khác hẳn. Vì vậy, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ tranh vẽ. Vì tranh vẽ thể 
hiện nội dung, diễn biến câu chuyện. Học sinh dựa vào tranh vừa là phương 
tiện trợ giúp trí nhớ một cách đắc lực, vừa là công cụ làm cho việc thể hiện 
lại câu chuyện một cách sinh động và hấp dẫn. Đa số các câu chuyện đều 
được kể theo tranh, mỗi bức tranh sẽ tương ứng với nội dung của một đoạn 
truyện, thường thì mỗi câu chuyện có từ 3 đến 4 đoạn nên có từ 3 đến 4 bức 
tranh minh hoạ. Nhưng cũng có những truyện có từ 5 đến 6 đoạn nên được 
minh hoạ bằng 5 đến 6 tranh, ví dụ như truyện Tìm ngọc ( Tiếng việt 2 – 
trang 140 tập 1)
 * Chuẩn bị một số dụng cụ hoá trang sắm vai đơn giản cho mỗi 
nhân vật.
 Dụng cụ hoá trang góp phần quan trọng trong việc gây hứng thú cho học 
sinh kể và gây sự chú ý theo dõi của người xem. Chỉ cần thay đổi mội vài 
kiểu dáng nho nhỏ cũng đã tạo được niềm hứng khởi cho bạn được đóng vai 
kể rất lớn.
 h. Thường xuyên tạo không khí thi đua giữa các cá nhân và giữa 
các nhóm với nhau.
 Trong quá trình cho học sinh kể thi trong nhóm giáo viên cho điểm từng 
em. Kết quả của “ cá nhân” này được cộng lại dùng làm thành tích cho tập 
thể bằng điểm số thi đua giữa các nhóm. Như vậy sẽ làm cho các đối tượng 
phải cố gắng chăm chỉ, đồng thời tạo cho mỗi em trong nhóm luôn phát huy 
hết khản năng của mình để không bị liên quan đến kêt quả xấu của cả nhóm.
 i. Khuyến khích, động viên, hướng dẫn học sinh kể chuyện.
Võ Văn Mẫn - Truường TH Huỳnh Văn Đảnh Trang 7 Giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn Kể chuyện Năm 2017 - 2018 
 Thể loại truyện Số lượng Tên truyện
 Người làm đồ chơi
 Bông hoa niềm vui
 Sáng kiến của bé Hà
 Con chó nhà hàng xóm
 Những quả đào
 Người mẹ hiền
 Đồng thoại Bạn của Nai Nhỏ
 Chim Sơn Ca và bông cúc trắng
 4
 Bác sĩ Sói.
 Tôm Càng và Cá Con
 2. Rèn luyện kĩ năng nói qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy 
học:
 Theo luật giáo dục về yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục tiểu 
học thì: phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, 
chủ động của từng học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn 
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức 
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học 
sinh.
 Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng không thể 
thiếu được trong quá trình giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học được thể 
hiện đậm nét trong chương trình mới ở chỗ:
 Chương trình tiểu học mới tập trung vào cách dạy học, đặc biệt là giúp 
học sinh biết cách học và có nhu cầu tự học, khuyến khích dạy học cá nhân và 
dạy học hợp tác để phát triển năng lực theo tốc độ học, khả năng của từng học 
sinh.
 Là một phân môn nằm trong chương trình tiểu học mới, phân môn kể 
chuyện lớp 2 cũng được dạy theo phương pháp mới. Trong giờ kể chuyện, 
giáo viên chỉ nêu đầu bài, yêu cầu và mục đích của tiết kể chuyện. Học sinh 
tự kể (cá nhân) hoặc nhóm theo các yêu cầu đó. Giáo viên chỉ là người đạo 
diễn, hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh là diễn viên, là người thực hiện, chủ 
đạo trong tiết kể chuyện đó. Giáo viên chỉ kể mẫu một lần, thậm chí giáo 
viên không cần kể mẫu, mà gọi một học sinh khá kể mẫu, cho học sinh xung 
phong kể mẫu. Còn lại các học sinh khác lần lượt kể theo đoạn và cả câu 
Võ Văn Mẫn - Truường TH Huỳnh Văn Đảnh Trang 9 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_2_hoc_tot_phan_mon_k.doc