Sáng kiến kinh nghiệm Các pháp biện pháp hỗ trợ rèn đọc cho học sinh Lớp 2 đạt hiệu quả cao
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các pháp biện pháp hỗ trợ rèn đọc cho học sinh Lớp 2 đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các pháp biện pháp hỗ trợ rèn đọc cho học sinh Lớp 2 đạt hiệu quả cao
Tác giả: Hồ Văn Huy Trường TH-THCS Phước Thành ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HỖ TRỢ RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP. Năm học 2021-2022 toàn ngành giáo dục cùng đẩy mạnh phong trào thi đua: Dạy học theo hướng tích cực, định hướng phát triển năng lực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đi lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ở nước ta, môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng, là một môn học chính, trong đó không thể không kể đến phân môn Tập đọc. Tập đọc là một phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, nó giữ vai trò rất quan trọng, trước hết giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng đọc (đọc đúng, diễn cảm) một văn bản. Chính vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như có hình ảnh, những kỹ năng này các em sẽ sử dụng suốt đời. Như vậy dạy đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Đối với học sinh lớp 2 các em bắt đầu bước sang giai đoạn đọc nhanh đọc đúng đọc lưu loát, trôi chảy với các em học sinh lớp 3,4,5, cũng yêu cầu cao hơn đó là đọc diễn cảm, đọc phải thể hiện được nội dung, tình cảm của bài để từ đó các em bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc. Mỗi chúng ta phải làm thế nào? để thông qua môn tập đọc giúp học sinh không những đạt được vấn đề đọc thạo, mà phải hiểu nội dung của văn bản. Vậy người giáo viên phải tìm phương pháp tiếp cận làm sao? cho học sinh có cảm tình với bài Tập đọc, thúc đẩy học sinh biểu lộ tình cảm thái độ tự nhiên thông qua giọng đọc. Trong thực tế hiện nay để thực hiện được vấn đề này người giáo viên phải thay đổi cách truyền thụ để các em có thể nắm bắt được tri thức, việc rèn đọc cho học sinh là hết sức cần thiết nhưng đọc như thế nào để người nghe hiểu được nguyên vẹn nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản, lôi cuốn được người nghe, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn bản. Trong thực tế hiện nay, dạy Tiếng việt ở bậc tiểu học nói chung và dạy phân môn Tập đọc ở lớp 2 nói riêng tôi nhận thấy đa số các em đó đọc to rõ ràng song cũng một số em đọc chưa lưu loát, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, nhiều em phát âm chưa rõ phụ âm đầu kh; ch; s; x; tr; ch đặc biệt là âm: l; n và kỹ thuật đọc đa số các em đọc chưa thể hiện được tình cảm nội dung văn bản, các em chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, những từ ngữ trọng tâm từ chìa khoá, trong khi sắm vai, đọc đối thoại các em cũng lúng túng, các em cũng thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình, một số em học sinh đọc yếu các em cũng chưa xác định được giới hạn của những câu đối thoại, khi đọc gặp phải đấu ? ; ! thường chưa biết cách thể hiện giọng đọc như thế nào cho phù hợp. Để khắc phục những tồn tại trên nhà trường nên tổ chức cuộc thi đọc diễn cảm, và thi kể chuyện. Vì những lý do trên và do những yêu cầu của giáo dục Tiểu học tôi xin trình Biện pháp: Các biện pháp hỗ trợ rèn đọc cho học sinh lớp 2 đạt hiệu quả cao. Tác giả: Hồ Văn Huy Trường TH-THCS Phước Thành Yêu cầu đầu tiên đối với khả năng đọc chính xác. Luyện đọc chính xác thực chất là rèn luyện ngữ âm cho học sinh. Thống kê lỗi phát âm ở lớp mà các em hay sai, tôi qui về 3 loại sau đây: + Sai phụ âm đầu : ch/tr , s/x , l/n. + Sai vần : ac/at, âc/ât, ân/âng , on/ôn,.. + Sai dấu thanh : dấu ngã đọc thành dấu hỏi . Ví dụ : "đã'' đọc là ''đả '', ''ngã ba'' đọc là ''ngả ba'' , ... Để dạy cho học sinh phát âm đúng, tôi không quên rèn kĩ năng nghe. Ở đây vai trò giọng đọc của giáo viên rất quan trọng. Giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc. Lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân : + Nguyên nhân chủ quan : như nói lắp , nói ngắn lưỡi, khó đọc do tật bẩm sinh . Ví dụ : s / x : sung / xung , sâu / xâu , lắm/nắm + Nguyên nhân khách quan : do cách phát âm sai của phương ngữ tạo cho các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ . Để chữa lỗi phát âm sai tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết ngữ âm và ý nghĩa từ . Cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần. Ví dụ : phát âm s / x : + Khi phát âm s ( sờ ) : phải uốn lưỡi , hơi thoát ra chân răng đầu lưỡi. + Khi phát âm x ( xờ) : hơi ra ở mặt lưỡi và chân răng . Ví dụ : phát âm tr / ch : Ví dụ : '' rộn rã '' phân biệt với '' rộn rả '' , '' nâng/lân ''; phân biệt với '' xâu / sâu '' : '' xâu kim '' với '' sâu trong lòng đất '' 3. Biện pháp 3: Luyện đọc: Từ chỗ đọc đúng âm, đúng thanh tiến tới cho học sinh đọc được mức độ cao hơn : Đọc rành mạch, tốc độ đọc 50 tiếng / phút, nắm được ý cơ bản của bài, đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm bằng đọc thành tiếng và đọc thầm, đọc chữ in và đọc chữ viết. Tôi chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắn cho từng học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh được tham gia và tham gia nhiều lần đọc trong một tiết học. Xen kĩ hợp lý đọc đồng thanh để tạo không khí lôi cuốn học sinh yếu, học sinh hay rụt rè vào hoạt động học. Đảm bảo toàn bộ học sinh được tham gia luyện đọc và càng được đọc nhiều lần càng tốt. 3.1 Đọc rành mạch: - Cho học sinh đọc theo từng từ, cụm từ để luyện đọc từng câu chứ không đọc từng con chữ, từng chữ rời rạc. Ví dụ : Bài thơ: '' Tiếng chổi tre '': Khi cơn giông // Vừa tắt / Biện pháp: Các biện pháp hỗ trợ rèn đọc cho học sinh lớp 2 đạt hiệu quả cao. Tác giả: Hồ Văn Huy Trường TH-THCS Phước Thành Đọc diễn cảm có nhiều mức độ nhưng ở lớp 2 tôi chỉ dừng lại ở mức biết phân biệt lời tác giả, lời nhân vật, đọc văn đối thoại, đọc phân vai. Khi đọc lời tác giả, giọng đọc phải phù hợp với nội dung của đoạn văn. Tôi đã cho học sinh đọc phân vai trong bài: Ví dụ : Bài: '' Chuyện bốn mùa '' Chia nhóm 6 em đọc phân các vai : người dẫn chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và Bà Đất. Đọc kết hợp giảng giải của giáo viên, kết hợp tóm tắt ý của từng đoạn tiến tới nội dung cả bài. III. KẾT QUẢ. Qua một thời gian giảng dạy ở lớp 2, áp dụng các biện pháp trên đâu năm học: Đọc phát âm sai. Đọc sai dấu. Đọc đúng. Đọc diễn cảm. TSHS 2A SL TL SL TL SL TL SL % 30/15 4 13,3% 5 16,7% 17 56,7% 4 13,3% Qua khảo sát nhìn chung các em hay mắc lỗi do phát âm vùng miền đọc, đọc diễn cảm chưa tốt chưa biết phân biệt giọng nhân vật. Hiểu bài còn lơ mơ chưa chú ý đọc lời của mình khi đọc nhóm phân vai. Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện những biện pháp nêu trên tôi thấy kết quả chuyển biến rõ rệt, ở nhiều em trước đây đọc còn chưa được tốt, phát âm sai chưa đúng giọng, ngắt nghỉ chưa đúng. Kết quả giữa học kỳ I cụ thể đã thực nghiệm trên lớp 2A đã thu được kết quả như sau: Đọc phát âm sai. Đọc sai dấu. Đọc đúng. Đọc diễn cảm. TSHS 2A SL TL SL TL SL TL SL TL 30/15 Kết quả học kỳ I cụ thể đã thực nghiệm trên lớp 2A đã thu được kết quả như sau: Đọc phát âm sai. Đọc sai dấu. Đọc đúng. Đọc diễn cảm. TSHS 2A SL TL SL TL SL TL SL TL 30/15 Qua so sánh, đối chiếu, tổng hợp cho thấy: Sử dụng nhiều biện pháp trong luyện đọc, sẽ giúp các em thêm hứng thú học tập, đem lại kết quả tốt như em Lai Văn Biện pháp: Các biện pháp hỗ trợ rèn đọc cho học sinh lớp 2 đạt hiệu quả cao.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cac_phap_bien_phap_ho_tro_ren_doc_cho.docx