SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng viết văn khi dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng viết văn khi dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng viết văn khi dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ NGHĨA LỢI BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT VĂN KHI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM Lĩnh vực (mã)/cấp học: Tiếng Việt (01)/ TH Tên tác giả : Nguyễn Thị Cúc Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm Chức vụ : Giáo viên Nơi công tác : Trường Tiểu học xã Nghĩa Lợi Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định Nghĩa Lợi, tháng 6 năm 2020 1 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Năm học 2019 – 2020 là năm học thứ 6 mà trường Tiểu học Nghĩa Lợi chúng tôi thực hiện dạy và học theo mô hình trường học mới Việt Nam. Bản thân tôi đã nắm vững được nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và cách thức học tập của học sinh song với học sinh lớp 2 còn rất nhỏ, các em vừa ở lớp 1 lên mới chỉ đọc thông, viết thạo, chưa hiểu được về nghĩa của từ, chưa biết viết câu. Chính vì vậy nên việc viết câu và lắp ghép các câu thành đoạn văn logic là rất khó khăn. Hơn nữa kiến thức thực tế cuộc sống của các em còn vô cùng hạn chế nên thông thường học sinh chưa có hứng thú học văn, thậm chí ngại học văn, các bậc phụ huynh lúng túng trong việc giúp đỡ con em học ở nhà. Vì vậy chất lượng các bài viết văn thời gian đầu thường chưa cao. Vả lại khi lên lớp 2, học sinh học theo mô hình trường học mới rất bỡ ngỡ với các em. Các em chưa có thói quen học tập theo nhóm. Môn học và cách học đều mới đối với các em. Vì vậy việc dạy viết văn trong môn tiếng việt càng đặt ra cho tôi mục tiêu phấn đấu làm thế nào để học sinh học tốt môn này và đạt kết quả cao. Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm khi dạy tập làm văn cho học sinh lớp 2 nên tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm: ‘‘ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh lớp 2 khi dạy môn tiếng việt theo mô hình trường học mới Việt Nam.” II. Mô tả giải pháp: 1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1.Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1.1. Cơ sở lý luận Môn Tiếng Việt bậc Tiểu học dạy theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam nói chung và môn Tiếng Việt lớp 2 dạy theo mô hình mới này nói riêng gồm 4 nội dung như sau: - Dạy học đọc - Dạy học kỹ năng viết - Dạy học kỹ năng nghe, nói 3 1.2.Thực trạng 1.2.1. Thuận lợi - Nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng cho việc dạy và học của các lớp - Phòng học rộng rãi, có đủ các góc hỗ trợ cho các hoạt động học tập của học sinh học theo mô hình trường học mới VNEN. -Năm học thứ năm thực hiện dạy và học theo mô hình trường học mới VNEN nên nhận thức của giáo viên, phụ huynh và cộng đồng đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. - Ban giám hiệu nhà trường năng động sáng tạo trong các công tác chuyên môn. - Số học sinh trong lớp vừa phải thuận lợi cho tôi trong công việc quan tâm, giúp đỡ các em. Lớp tôi có rất nhiều em học sinh ngoan, chăm học, chăm làm, ham mê tìm tòi, trải nghiệm. Nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến con em và quan tâm đến phong trào học tập của lớp. - Bản thân tôi là giáo viên đã qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy nên việc nắm nội dung, chương trình môn Tiếng Việt, trong đó việc nắm các dạng bài viết văn trong chương trình lớp 2 là tương đối tốt. Chính vì vậy nhiều năm học sinh lớp tôi có kết quả học tập tốt. 1.2.2. Khó khăn - Năm học 2019 – 2020 là năm học thứ năm thực hiện theo mô hình trường học mới VNEN song với học sinh lớp 2 thì đây là năm học đầu tiên các em được làm quen với môn học mới, mô hình trường học mới. Các em chưa quen với cách học mới, khả năng tự phục vụ, tự học chưa cao. Năng lực điều hành các hoạt động học tập của nhóm trường, của Chủ tịch Hội đồng tự quản và trưởng các ban còn rất mới, rất hạn chế. - Phụ huynh của các em chưa quen với nội dung sách giáo khoa, chưa quen hoặc chưa biết cách giúp đỡ con em thực hành ứng dụng ở nhà. Một số phụ huynh đi làm ăn xa không có điều kiện chăm sóc và dạy bảo các em nên ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em. 5 quen với sách hướng dẫn học, một phần hướng dẫn các em các kĩ thuật học cá nhân, nhóm và cả lớp, tập huấn cho Hội đồng tự quản đồng thời tôi chuẩn bị những kiến thức cần thiết trang bị cho học sinh khi học viết văn. - Nắm chắc các dạng bài được phân bổ trong chương trình môn Tiếng Việt của cả năm học theo thứ tự từng tuần để có kế hoạch chuẩn bị trước những kiến thức phục vụ cho từng dạng bài. Ví dụ: Khi dạy các em viết đoạn văn ể về một người, tôi hướng dẫn cho học sinh xác định mình sẽ kể về ai? ( bạn, người thân trong gia đình, một người hàng xóm, một người mới quen, mới gặp hay một cô giáo, thầy giáo ). Hướng dẫn cho các em phân biệt được hình dáng, công việc, mối quan hệ, cách xưng hô của bạn khác với người thân, khác người hàng xóm và khác với thầy cô Phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị những gì cần thiết cho việc viết bài. b. Chuẩn bị của học sinh Học sinh phải xác định được động cơ học tập tốt. Khi học đến dạng bài nào phải chuẩn bị tốt những yêu cầu của giáo viên đề ra. Ví dụ: Khi học đế dạng bài kể về một con vật nuôi trong gia đình em thì học sinh phải xác định rõ con vật nuôi mà mình sẽ kể là con gì. Phải quan sát kĩ con vật đó xem nó có những đặc điểm gì? Mọi người có nhận xét về nó thế nào? Bản thân mình thấy nó thế nào? Chăm sóc nó ra sao? Có thể ghi nhớ hoặc ghi vào sổ tay văn học. Chuẩn bị chu đáo sách vở, đồ dùng học tập và kết quả quan sát trước khi đến lớp. c. Các việc làm cụ thể Bước 1: Dạy từ và câu Để dạy tốt việc viết văn cho học sinh lớp 2 theo mô hình trường học mới VNEN thì trước hết phải cung cấp cho học sinh vốn từ. Ngay từ những ngày đầu năm học, tôi đã chú ý đến việc dạy cho các em hiểu về từ (từ đơn, từ nhiều tiếng)sau đó giúp các em hiểu các loại từ. Đầu tiên là từ chỉ sự vật, khi dạy loại từ này tôi đã cho các em chỉ vào từng đồ vật và gọi tên chúng, gọi tên người trong gia đình, người ở trong trường và người trong cộng đồng; gọi tên từng loại cây trồng, tên từng con vật mà các em biết; tên các sự vật hiện tượng. Giáo vên kết 7 các em sẽ hiểu đề một cách rõ ràng, cụ thể. Từ đó học sinh sẽ không bị mất phương hướng khi làm bài. Ví dụ: * Với dạng bài kể về một người, việc đầu tiên tôi hướng dẫn học sinh hiểu được yêu cầu của đề: + Về thể loại: Kể về người. + Phạm vi: Tự kể về mình, kể về một bạn, kể về người thân, kể về một người hàng xóm, kể lại một người mới quen, kể về một cô giáo hay thầy giáoKhi các em đã hiểu rõ yêu cầu như trên, các em sẽ tự chọn một người và tự tìm hiểu về một người mà mình sẽ kể bằng cách quan sát trực tiếp người đó hoặc nhớ lại xem người đó có đặc điểm hình dáng thế nào? nghề nghiệp, công việc của người ấy? Tình cảm của người ấy với mọi người xung quanh, với mình như thế nào? Rồi nhận xét và ghi vào sổ tay hoặc ghi nhớ thì khi đến lớp các em sẽ mạnh dạn trao đổi những gì mình quan sát được với các bạn trong nhóm hoặc trước lớp để có thể học hỏi lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau. Thông qua đó, các em sẽ có cơ hội sửa chữa những hạn chế của mình. Bước này rất quan trọng giúp học sinh nắm được hình dáng, hoạt động, tính cách hay đặc điểm của đối tượng cần nói một cách chi tiết và chính xác.Thông qua bước này học sinh tái hiện lại những gì mình đã quan sát được một cách dễ dàng và chính xác, đồng thời giúp các em hiểu sâu và nhớ lâu bài viết.Thông qua việc chấm chữa, nhận xét và động viên của giáo viên kết hợp với phụ huynh, chất lượng các bài viết của các em sẽ đạt kết quả tốt. Tương tự như vậy các em sẽ có thể tự kể về một người bất kì dựa vào cách thức đã được học. * Với dạng bài kể về một con vật nuôi, tôi cũng cho học sinh tìm hiểu kĩ yêu cầu thể loại: Kể về một con vật nuôi.Vậy em cần kể những gì? Để kể được như vậy thì cần quan sát con vật qua thực tế, xem tranh, ảnh hoặc xem các kênh thông tin để học sinh nắm được đặc điểm nổi bật của con vật, nắm được ích lợi của con vật đó như thế nào đối với đời sống con người. Từ đó học sinh biết yêu quý con vật và có ý thức chăm sóc và bảo vệ. 9 bằng lời một cách tự nhiên, chân thật sự vật và viết lại đoạn văn một cách dễ dàng. 11 sinh nhớ lại việc đã làm đó xảy ra khi nào? Diễn ra ở đâu? Trình tự công việc đó ra sao? Kết quả việc làm đó? Mọi người nhận xét như thế nào? Cảm nghĩ của em? Với cách làm như trên, lúc đầu học sinh rất bỡ ngỡ, còn phải dựa vào trình tự câu hỏi để trình bày, các câu văn còn rời rạc, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong cùng một đoạn văn. Dần dần các em làm quen hơn và viết đoạn văn theo ý hiểu của mình, không gò ép nên có nhiều học sinh rất sáng tạo khi viết. sau đây là một số ví dụ: Ví dụ 1: Kể về một con vật. Ví dụ 2: Kể về người thân. 13 Bước 3: Đánh giá và hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả viết văn của mình. - Hướng dẫn các em tự kiểm tra bằng cách đọc lại bài của mình, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. 15 kì I và cuối năm của lớp tôi vượt bình quân chung của khối và xếp thứ nhất. Kết quả cụ thể như sau: + Cuối kì I: Tổng số học sinh của cả lớp là 30 em Trong đó: Điểm 9,10 là 12 em đạt 40% Điểm 7,8 là 15 em đạt 50% Điểm 5,6 là 3 em 10% + Cuối năm: Tổng số học sinh còn 29 em ( 1 em chuyển đi ) Trong đó: Điểm 9,10 là 22 em đạt 75,8% Điểm 7,8 là 6em đạt 24,2% IV.CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung bài của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nghĩa Lợi, ngày 20 tháng 6 năm 2020 Người viết Nguyễn Thị Cúc
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_viet_van_khi_day.doc