SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc thông qua việc dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018

docx 20 trang sangkienhay 12/11/2023 8932
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc thông qua việc dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc thông qua việc dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc thông qua việc dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018
 MỤC LỤC
 Tên đề mục Trang
 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1
 1. Lý do chọn đề tài/ tên biện pháp 1
 2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
 5. Phương pháp nghiên cứu 3
 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
 1. Cơ sở lí luận 4
 2. Cơ sở thực tiễn 5
 2.1. Thuận lợi 5
 2.2. Khó khăn 6
 2.3. Thực trạng 6
 2.4. Nguyên nhân 7
 3. Các biện pháp 8
 III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG 19
 1. Kết quả 19
 2. Ứng dụng 20
 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20
 1. Kết luận 20
 2. Kiến nghị 21
 Tài liệu tham khảo 23
 rèn luyện, hình thành cho bản thân kỹ năng đọc tốt nhằm góp phần đạt kết quả cao 
hơn trong quá trình thu nhận kiến thức ở trường học và con đường khám phá thế 
giới xung quanh. 
 Là một giáo viên giảng dạy ở lớp 2, tôi rất băn khoăn và trăn trở. Làm thế nào 
để giúp các em thực hiện được mục tiêu đã đề ra? Yêu cầu cần đạt mà Chương trình 
giáo dục phổ thông 2018 hướng tới? Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những giải 
pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh của lớp mình. Chính vì thế mà tôi 
chọn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn 
đọc thông qua việc dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 theo Chương trình GDPT 
2018” để cùng chia sẻ với đồng nghiệp trong giảng dạy.
2. Mục đích nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
 - Đánh giá đúng thực trạng chất lượng dạy học tại đơn vị, tìm và phân tích 
nguyên nhân nhân dẫn đến thực trạng.
 - Giúp học sinh đọc đúng, đọc hay, đọc thành thạo và hiểu nội dung các văn 
bản.
 - Góp phần nâng cao hiệu quả rèn đọc thông qua việc dạy Tập đọc cho học 
sinh lớp 2 theo chương trình Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói riêng và 
dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung.
 - Đổi mới phương pháp dạy học. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu để nâng cao hiệu quả rèn đọc thông qua việc dạy Tập đọc cho học 
sinh lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018. Đưa ra biện pháp giúp học sinh đọc tốt.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
 - Nội dung, chương trình sách Tiếng Việt lớp 2, bộ sách Cánh Diều, đặc 
biệt là nội dung tiết Tập đọc và một số tài liệu tham khảo.
 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc thông qua việc dạy Tập đọc 
cho học sinh lớp 2.
 Phạm vi nghiên cứu:
 - Học sinh lớp 2B và học sinh khối 2 trong trường Tiểu học đang giảng dạy. nào. Nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng. Vì 
vậy, trong dạy đọc, giáo viên không thể xem nhẹ yếu tố nào. Nhiệm vụ nữa của dạy 
đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc 
với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách trở thành một sự tôn 
sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thật 
sự trở thành trung tâm văn hoá. Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc, giáo viên 
phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là lợi ích cho các 
em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường 
đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
 Tiết Tập đọc trong môn Tiếng Việt còn có nhiệm vụ đó là: Làm giàu kiến thức 
về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức vừa học cho học sinh, phát triển ngôn ngữ và 
tư duy cho học sinh, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho 
học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
 Năm học 2022- 2023 tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2B. 
Qua thực tế giảng dạy và đã cùng chia sẻ, thảo luận cùng đồng nghiệp, tôi thấy 
được:
 2.1. Thuận lợi
 2.1.1. Đối với giáo viên
 Nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, tổ chức những buổi 
dạy theo chuyên đề thảo luận về chuyên môn. Từ đó rút ra những ý kiến hay, những 
đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy. Trong đó có nội dung rèn 
đọc cho học sinh lớp 1, 2, 3.
 Bản thân đã được tập huấn chương trình lớp 2 theo Chương trình giáo dục 
phổ thông mới 2018 nên nắm rõ mục tiêu, quan điểm xây dựng chương trình. Do 
đó, tôi có sự chủ động trong việc lựa chọn các phương pháp, hình thức rèn đọc phù 
hợp đối với học sinh.
 Khi nhà trường họp thống nhất lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp để phục 
vụ công tác giảng dạy năm học, giáo viên đã được nghiên cứu kỹ và lựa chọn bộ 
sách Cánh Diều làm công cụ hỗ trợ để phục vụ mục tiêu giáo dục Tiếng Việt lớp 2 
theo chương trình tổng thể.
 Bản thân tôi có kỹ năng phát âm chuẩn nên có nhiều thuận lợi trong việc dạy 
đọc cho học sinh lớp 2. 
 Bản thân luôn có ý thức trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt tình, chữa 
bài nghiêm túc, khách quan, tỉ mỉ. tượng chưa phát triển. Do đó, giáo viên chủ động, linh hoạt sáng tạo trong quá trình 
tổ chức các hoạt động dạy học thì sẽ đạt hiệu quả. 
 Bên cạnh đó, ngay từ khi bước vào lớp Một, học sinh đã được học Tiếng Việt. 
Môn học này chiếm thời lượng lớn, thể hiện qua chương trình, thời khóa biểu nhằm 
đạt được mục tiêu của môn học, đó là Đọc, viết, nói và nghe. Ở lớp Một chủ yếu 
đọc hiểu được bài văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản còn việc đọc trôi chảy, 
lưu loát, chưa đòi hỏi cao. Nhưng lên lớp 2 thì yêu cầu ngoài đọc đủ, đọc đúng còn 
phải đọc lưu loát, trôi chảy. Vì thế việc luyện kĩ năng đọc cho học sinh là rất cần 
thiết và quan trọng.
 Ngoài ra, những năm gần đây, những năm đầu áp dụng dạy- học theo Chương 
trình GDPT 2018, các em đã nghỉ dịch và học online trong thời gian khá dài. Khi 
đến thời gian thiết lập trạng thái “bình thường mới” nhiều em vẫn phải tiếp tục học 
trực tiếp kết hợp trực tuyến. Từ đó ảnh hưởng nhiều đến kỹ năng đọc của các em. 
Một nguyên nhân rất quan trọng nữa đó là thiếu sự quan tâm từ phụ huynh.
 Mặt khác, học sinh đọc bài một cách thụ động, thậm chí có những em đọc to, 
rõ ràng, nhưng khi được hỏi câu hỏi nội dung bài đọc thì các em còn lúng túng chưa 
trả lời được. Tốc độ đọc của các em còn chưa đạt yêu cầu, một số em còn phải đánh 
vần. 
 Chương trình GDPT 2018 hướng tới đồng thời đòi hỏi các em học sinh phải 
có khả năng đọc tốt hơn, kỹ năng đọc cao hơn. Do đó, với thực trạng của học sinh 
hiện nay thì còn một tỷ lệ nhỏ số học sinh chưa đảm bảo yêu cầu.
 Hiểu được nguyên nhân, tôi đã nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp 
nâng cao hiệu quả rèn đọc thông qua việc dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 theo 
Chương trình GDPT 2018”. Tôi tiến hành thực hiện các biện pháp như sau:
3. Các biện pháp
 3.1. Biện pháp thứ nhất: Khảo sát phân loại học sinh
 Việc trước tiên, ngay đầu năm học, tôi gặp gỡ với giáo viên chủ nhiệm năm 
lớp 1 để trao đổi để bước đầu nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý và khả năng đọc 
của từng em.
 Tiếp đó, tôi tiến hành kiểm tra các em về đọc thành tiếng và đọc hiểu kiến thức 
trong bài để nắm rõ từng đối tượng, từng nhóm học sinh. Từ đó, tôi phân loại học 
sinh, xác định biện pháp rèn luyện cho riêng từng em, từng nhóm. Cụ thể:
 Nhóm thứ nhất: Gồm những em đọc to, rõ ràng, lưu loát. Những em này 
thường rất tự tin, mạnh dạn trình bày trước lớp, tích cực giúp bạn nên trong mỗi 
giờ học, tôi thường giao nhiệm vụ cao hơn như đọc diễn cảm hay đọc phân vai. Tôi 
lấy các em đó làm nhân tố điển hình để nêu gương cho các bạn trong lớp. “Nhóm bạn cùng học”
 3.3. Biện pháp thứ ba: Tạo Hứng thú học tập cho học sinh.
 Hứng thú là một động lực rất lớn để người học có thể say mê, tự giác nghiên 
cứu và đạt hiệu quả cao trong quá trình học. Vì vậy, trong tiết học giáo viên cần 
khơi dậy hứng thú cho học sinh bằng nhiều cách. Một trong cách tạo hứng thú cho 
học sinh là giáo viên đổi mới hoạt động Khởi động cho mỗi tiết học. Chẳng hạn 
như, giáo viên sẽ chuẩn bị tranh ảnh và sưu tầm các câu thơ, ca dao, tục ngữ, hò vè, 
bài hát, vật thật để gợi mở, dẫn dắt vào bài một cách tự nhiên, gần gũi. Từ đó, 
không khí lớp học vui tươi, thoải mái giúp học sinh sẵn sàng tâm thế vui vẻ, hào 
hứng. Việc tiếp thu kiến thức mới hiệu quả. Giờ Tập đọc chắc chắn đạt hiệu quả 
cao nhất, đạt được mục tiêu tiết học.
 Cách khác, giáo viên giao nhiệm vụ và gợi ý cho học sinh về nhà tìm, sưu tầm 
tranh ảnh hoặc vật thật, thậm chí tự vẽ bức tranh có liên quan đến bài học để hôm 
sau mang lên chia sẻ trước lớp.
 Ví dụ, với bài đọc Cây xanh với con người (SGK Tiếng Việt 2, bộ Cánh Diều), 
học sinh chuẩn bị và mang đến lớp một cây xanh để chia sẻ với lớp về cây này. Tranh vẽ Chân dung bà ngoại 
 Qua việc học sinh được trực tiếp tham gia chuẩn bị đồ dùng trực quan, học 
sinh sẽ có sự háo hức mong chờ đến tiết học sau để được chia sẻ về câu chuyện của 
mình và được nghe các bạn chia sẻ. Để có thể chuẩn bị những tranh ảnh hoặc vật 
thật mang đến lớp đòi hỏi các em phải ở nhà đọc bài trước và tìm hiểu bài trước. 
Như vậy sẽ góp phần rèn kỹ năng đọc và hình thành cho em sự tự giác, phát triển 
năng lực tự chủ, tự học và giải quyết vấn đề sáng tạo. Đây cũng là một số hình thức 
để tổ chức cho hoạt động Chia sẻ về chủ điểm, hoạt động Khởi động thêm hấp dẫn 
mới lạ, thu hút, gây hứng thú hơn cho học sinh và tăng sự yêu thích của học sinh 
với môn học. Kỹ năng đọc của các em sẽ chắc chắn đạt hiệu quả cao hơn.
 Ngoài ra, giáo viên đọc mẫu là trực quan sinh động và gây hứng thú cho học 
sinh. Điều đó có tác dụng làm cho các em bắt chước theo. Khi đọc người giáo viên 
đọc đúng, đọc chuẩn (không đọc theo phương ngữ địa phương của bản thân mình 
hay của đại đa số học sinh cho các em dễ hiểu), đọc rõ ràng, trôi chảy, mạch lạc, 
ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng đúng những từ gợi tả, gợi cảm. Giáo viên cũng cần 
chú ý biểu lộ ngôn ngữ cơ thể (hành động, cử chỉ, nét mặt, thái độ...) của mình để 
làm nổi bật hình ảnh, tính cách của nhân vật tác giả thể hiện trong bài. Đó chính là 
con đường ngắn nhất để các em hình thành kỹ năng đọc đúng đọc hay, đọc diễn 
cảm.
 3.4. Biện pháp thứ tư: Chuẩn bị kỹ càng, chu đáo cho giờ học
 Giáo viên khi dạy đọc cho học sinh nên chú trọng đến các kĩ năng: 
 - Đọc câu (đọc trơn kết hợp với luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ) Trong Chương trình GDPT 2018, việc giảng dạy ứng dụng trò chơi trong 
dạy học rất quan trọng. Khi bắt đầu dạy chương trình GDPT 2018, Đảng, Nhà nước 
và Bộ rất quan tâm và đã đầu tư máy móc, trang thiết bị điện tử cho lớp học và giáo 
viên. Ngoài ra còn đầu tư nhiều đồ dùng cần thiết cho việc dạy để tạo hứng thú cho 
học sinh, nhằm giúp các em ham học và có cơ hội để tìm tòi, khám phá (tivi, tranh 
ảnh, vật thật, mô hình ...). Tôi đã phát huy việc những đồ dùng, trang thiết bị có 
sẵn. Ngoài ra tôi cũng chủ động sưu tầm, làm mới cải tiến một số đồ dùng sao cho 
phù hợp với thực tế của trường, lớp, địa phương.
 Các trò chơi tôi thường áp dụng cho hoạt động Khởi động. Tôi lồng ghép các 
yêu cầu về đọc thành tiếng, đọc - hiểu hay giải nghĩa từ về những phần kiến thức 
của bài đọc tiết trước hoặc bài đọc tiết này vào các câu hỏi của trò chơi. Thông qua 
trò chơi này, học sinh vừa có thể ôn lại kiến thức cũ hoặc tiếp nhận thêm kiến thức 
mới một cách chủ động, mới mẻ và đầy hào hứng.
 Cùng một mục đích, giáo viên có thể thay đổi hình thức tổ chức trò chơi sao cho 
phù hợp với bài học hay tình hình lớp học cũng sẽ khiến học sinh hứng khởi, mong 
chờ hơn khi học tập. Chẳng hạn như, giáo viên tổ chức chơi theo đội để tạo không 
khí thi đua, tính tập thể, đoàn kết, gắn bó.... Hoặc là chơi cá nhân để tạo cơ hội cho 
nhiều đối tượng học sinh cùng có cơ hội để tham gia học tập, phát huy tính chủ động, 
linh hoạt, mạnh dạn, tự tin....
 Ví dụ, tôi áp dụng trò chơi học tập Ô cửa bí mật vào hoạt động Khởi động của 
bài đọc Một tiết học vui (SGK Tiếng Việt 2, bộ Cánh Diều). Với các câu hỏi để học 
sinh trả lời nhằm vừa củng cố kiến thức bài trước là bài Cô giáo lớp em, vừa dẫn 
dắt vào bài mới một cách đầy tò mò và thú vị như sau: 
Câu hỏi 1: Em hãy đọc diễn cảm bài thơ Cô giáo lớp em.
Câu hỏi 2: Từ Ghé có nghĩa là gì?
Câu hỏi 3: Các từ ngữ yêu thương, ngắm mãi nói lên tình cảm của học sinh đối 
với cô giáo như thế nào?
Câu hỏi 4: Bài thơ Cô giáo lớp em giúp em hiểu điều gì?
Bức tranh bí mật là bức tranh minh họa của bài đọc Một tiết học vui.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_ren_doc_thong_qua_vi.docx