SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng để hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số khi học phân môn Tập đọc Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng để hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số khi học phân môn Tập đọc Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng để hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số khi học phân môn Tập đọc Lớp 2

I.1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có những văn hóa riêng đã góp phần tạo nên một Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Hầu hết các dân tộc đều có ngôn ngữ riêng và một số dân tộc đã có chữ viết riêng như dân tộc Ê đê, Jrai, ... nên việc trao đổi, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc gặp nhiều khó khăn do bất đồng ngôn ngữ, điều đó cần phải đòi hỏi có một ngôn ngữ chung cho tất cả các dân tộc. Ở nước ta, dân tộc Kinh chiếm đa số (khoảng 86% dân số cả nước ) nên ngôn ngữ của dân tộc Kinh là tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chung cho cả nước. Trong thực tế tiếng Việt đã thực sự là công cụ giao tiếp, là phương tiện để giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Như vậy, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ phổ thông của Việt Nam. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước rất cần đến sự góp sức chung tay của tất cả các dân tộc, đắc biệt là trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Muốn nền giáo dục phát triện đồng bộ thì vấn đề dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là vấn đề cần được Đảng và nhà nước quan tâm. Đa phần học sinh dân tộc thiểu số ở các địa phương vốn tiếng Việt rất hạn chế, vì vậy trong quá trình học tập các em cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tiếng Việt nói chung và học phân môn Tập đọc nói riêng. Từ những yêu cầu và mục tiêu giáo dục đặt ra thì cần có những biện pháp hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số học phân môn Tập đọc. Bên cạnh những lí do đó thì bản thân tôi là một giáo viên Tiểu học, đối tượng học sinh của tôi cũng bao gồm các em học sinh dân tộc thiểu số nên tôi chọn đề tài nghiên cứu "Một số biện phápnâng cao chất lượng để hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số khi học phân môn Tập đọc lớp học 2" nhắm tìm ra một số biện pháp hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số học tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng, để giúp các em nâng dần khả năng đọc - hiểu tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt làm công cụ để giao tiếp và chiếm lĩnh tri thức. Đồng thời, bản thân tôi cũng có thêm những kinh nghiệm để phục vụ cho công việc giảng dạy sau này. b, Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp,biện pháp. Qua thực tiễn dự giờ thăm lớp, tìm hiểu đối tượng, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề và các tiết dự giờ cũng như các chuyên đề ở các tổ khối; trong quy mô toàn trường, tôi luôn coi trọng và chú ý lắng nghe, đề xuất ý kiến về các giải pháp nâng cao chất lượng đọc cho các em học sinh dân tộc nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho các em. Đồng thời, tôi luôn tìm tòi sáng kiến để cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, làm sao cho các em đọc đạt hiệu quả cao hơn. Một số phương pháp dạy học hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số học phân môn tập đọc lớp 2 là: Khi dạy tập đọc giáo viên thường sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau để giúp học sinh học tập đạt hiệu quả cao như: 1/ Phương pháp thuyết trình: Được sử dụng vào tất cả các thời điểm của tiết học, giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình để giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài mới, để giải nghĩa từ, để kết luận nội dung bài nhằm giúp học sinh hiểu và nắm bài. Ví dụ: Trong dạy học tập đọc phương pháp hỏi đáp thường được dùng khi giáo viên yêu cầu học sinh tìm ý nghĩa của bài đọc, khi giáo viên củng cố lại bài học cho học sinh nhớ thông qua hệ thống câu hỏi đã được giáo viên chuẩn bị từ trước. Ví dụ: Bài “ Tôm Càng và Cá Con” ( Tiếng Việt 2, tập 2, trang 68). “ Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen? Qua đó, em học tập được gì?” Bài “ Bảo vệ như thế là rất tốt” ( Tiếng Việt 2, tập 2, trang 113). “ Em thích chi tết nào? Vì sao?” 4/ Phương pháp nêu vấn đề: Là phương pháp tích cực nhằm chuẩn bị trực tiếp cho học sinh khả năng giải quyết vấn đề, khă năng thích ứng và khả năng hợp tác. Phương pháp này giúp học sinh nhớ bài nhanh và nhớ lâu hơn. Sử dụng phương này tạo ra không khí học tập sôi nổi, tạo hứng thú tìm tòi ở học sinh. Ví dụ: - Bài“Phần thưởng” ( Tiếng Việt 2, tập 1, trang 13). “ Trong lớp em cũng có bạn tốt bụng như bạn Na, em sẽ làm gì để động viên bạn và giúp bạn học giỏi?” - Bài“ Bán chó” ( Tiếng Việt 2, tập 1, trang 124). “ Em sẽ chọn cách làm như thế nào nếu em là bạn Giang?” Khi dạy học tập đọc giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học trên đem lại hiệu quả cao, học sinh tiếp thu bài tốt, tạo giờ học thoải mái và học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động trong quá trình học tập. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này trong dạy học tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và chưa phát huy hết ưu điểm của các phương pháp này do vốn Tiếng việt của các em còn hạn chế. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng các phương pháp dạy học trên thì khi dạy học Tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số giáo viên cần kết hợp một số phương pháp dạy học đặc trưng cho dạy học ngôn ngữ thứ hai để giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn, đáp ứng được mục tiêu tăng cường vốn tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số. * Sử dụng các phương pháp đặc trưng cho việc dạy học ngôn ngữ thứ hai: Học sinh dân tộc thiểu số học tiếng việt là ngôn ngữ thứ hai cho nên trong quá trình dạy học giáo viên cần lựa chọn các phương pháp dạy học đặc trưng cho ngôn ngữ thứ hai để thông qua đó giúp các em học tập đáp ứng mục tiêu của mỗi bài học và mục tiêu tăng cường tiếng việt. Do đó, giáo viên cần biết một số nguyên tắc lựa chọn các phương pháp trong dạy kĩ năng đọc Tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số dưới đây: - Chọn những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của việc dạy kĩ năng đọc( phương pháp dạy học thực hành giao tiếp trong đó tập trung vào các hình thức tổ chức học sinh thực hành đọc văn bản, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh; phương pháp ngôn ngữ trong đó tập trung vào tổ chức hoạt động để học sinh hiểu cấu trúc ngữ pháp, hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài; phương pháp tổ chức hoạt động đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động tham gia trò chơi học tập ngôn ngữ). - Chọn những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của việc dạy ngôn ngữ thứ hai ( phương pháp dạy học trực tiếp, phương pháp dạy học ngôn ngữ giao tiếp, giao tiếp: giáo viên nêu ra một tình huống tương tự như tình huống có trong bài đọc và động viên học sinh suy nghĩ, tìm cách giải quyết tình huống, trình bày cách giải tình huống của mình bằng tiếng Việt cho rõ ràng. Dưới đây là một cách củng cố kĩ năng đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số trong bài Sáng kiến của bé Hà: GV: Em kể lại việc bạn Hà đã làm để ông vui. HS: Bạn Hà đã đạt được nhiều điểm 10 để ông vui. GV: Hãy nói về một việc em đã làm để ông hoặc bà, cha, mẹ em vui. HS: Em đã việt đẹp để bố mẹ em vui./ hoặc: Em đã quét nhà để bà em vui + Phương pháp trực quan hành động: Là phương pháp học ngôn ngữ mới thông qua nghe, quan sát và thực hiện bằng phản ứng cơ thể. Phương pháp này được tiến hành theo ba bước: hướng dẫn, làm mẫu, thực hành đối với bốn loại trực quan hành động cơ bản: trực quan hành động sử dụng cơ thể, trực quan hành động sử dụng đồ vật ( vật thật, vật mẫu), trực quan hành động sử dụng tranh, trực quan hành động sử dụng câu chuyện. Phương pháp trực quan hành động thường dùng trong tổ chức hoạt động hiểu nghĩa của từ, hiểu nghĩa của câu, ý của đoạn. Ví dụ: - Giáo viên dùng phương pháp dạy học trực quan hành động để giải nghĩa từ ngữ dây đeo cặp, tuột bằng cách: giáo viên chỉ vào dây đeo cặp và phát âm từ đó đúng ba lần, sau đó từng học sinh cầm dây đeo cặp lên và phát âm lại theo giáo viên từ ngữ đó cũng ba lần. Tương tự: Giáo viên đeo cặp lên và để cho dây cặp tuột khỏi vai ba lần và phát âm tiếng tuột ba lần, sau đó học sinh thực hiện hành động và phát âm lặp lại như giáo viên đã làm ba lần. Sau khi đã học bằng trực quan hành động, học sinh hiểu nghĩa của hai từ ngữ này. - Giải nghĩa của từ mũ, đội mũ bằng cách: giáo viên chỉ vào cái mũ và phát âm đúng từ đó 3 lần, sau đó học sinh cầm mũ lên và phát âm lại theo giáo viên từ ngữ đó cũng 3 lần. Giáo viên đội mũ lên và phát âm từ đội mũ 3 lần, sau khi học sinh thực hiện hành động và phát âm lặp lại như giáo viên đã làm 3 lần. Sau khi đã học bằng trực quan hành động, học sinh hiểu nghĩa của hai từ ngữ này. + Phương pháp dùng tiếng mẹ đẻ: Là phương pháp dạy ngôn ngữ thứ hai ( Tiếng Việt ) thông qua cái cầu ngôn ngữ là tiếng của chính học sinh dân tộc thiểu số. Phương pháp dùng tiếng mẹ đẻ ( tiếng dân tộc) thường dùng trong tổ chức hoạt động: hiểu nghĩa của một số từ mới không có đồ dùng trực quan hỗ trợ việc học nghĩa, hiểu nghĩa của một số câu diễn đạt thông báo không quen thuộc với học sinh, hiểu ý nghĩa của bài đọc, tham gia các trò chơi học đọc thành tiếng và đọc hiểu. Khi dùng phương pháp này, nhân viên hỗ trợ giáo viên sẽ phối hợp với giáo viên thực hiện. Ví dụ: Trong bài Sáng kiến của bé Hà có một số từ ngữ chỉ khái niệm như sáng kiến, cây sáng kiến, ngày lập đông. Những từ ngữ này khó giải thích cho học sinh dân tộc thiểu số do các em chưa đủ vốn tiếng Việt để hiểu lời giải thích. Trong trường hợp này giáo viên hoặc nhân viên hỗ trợ giáo viên dùng tiếng dân tộc để giải thích * Một số dạng bài tập thực hành dạy học phân môn tập đọc lớp 2 cho học sinh dân tộc thiểu số Việc dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số theo sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành ( được biện soạn cho học sinh học tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ) có những khó khăn nhất định do sách không phù hợp với học sinh học tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy khi dạy học sinh dân tộc thiểu số đọc theo sách này cần phải có những bài tập bổ trợ nhằm khắc phục những khó khắn trên. Bài tập bổ trợ là những bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa phù hợp với dạy đọc ngôn ngữ thứ hai, là một số bài tập bổ sung thay thế cho những bài tập trong sách giáo khoa chưa phù hợp với việc dạy ngôn ngữ thứ hai. Việc điều chỉnh một số bài tập có thể là: - Làm đơn giản các câu hỏi, bài tập có sẵn bằng cách chia nhỏ hoặc thay đổi cách diễn đạt trong câu hỏi, bài tập có sẵn; - Thêm hình minh họa, tranh ảnh để làm dễ hơn một số câu hỏi, bài tập có trong sách giáo khoa. Bên cạnh việc giữ lại,điều chỉnh, cần bổ sung một số bài tập mới, bớt đi một số câu hỏi, bài tập không vừa sức với học sinh dân tộc thiểu số trong một số bài tập đọc. Các bài tập bổ trợ cho việc dạy đọc tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cần được lựa chọn, biên soạn theo một số nguyên tắc sau: - Kế thừa những câu hỏi, bài tập trong sách Tiếng Việt lớp 2 phù hợp với việc dạy đọc cho học sinh dân tộc thiểu số ( phù hợp với việc dạy đọc ngôn ngữ thứ hai). - Yêu cầu trong các bài tập bổ trợ thể hiện các mức độ cần đạt của kĩ năng đọc nêu trong Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn Tiếng Việt ở từng lớp. - Yêu cầu trong các bài tập bổ trợ phản ánh đúng những khó khăn mà học sinh học đọc tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai gặp phải, để từ đó giúp cho học snh đạt được mục tiêu tăng cường tiếng Việt của từng bài. - Có một tỉ lệ thích hợp giữa các loại bài tập miệng với các loại bài tập viết, giữa bài tập có hình và bài tập không có hình, giữa các bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận. - Số lượng bài tập phù hợp với thời gian cho phép để dạy học một bài học cụ thể. Dưới đậy là một số kiểu dạng bài tập bổ trợ để dạy học đọc tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số: + Bài tập miệng: - Bài tập luyện đọc đúng từ: Các dạng bài tập này giúp cho học sinh đọc đúng các tiếng, từ khó trong bài, do có thể là những tiếng chứa vần mà học sinh dân tộc thiểu số thường phát âm sai, những tiếng mà vần có nguyên âm đôi hoặc những tiếng có các âm đầu như: d, đ, gi, r, l, n, s, x, tr, ch, đọc cá nhân, khi cần phải củng cố cách đọc đúng cho tất cả học sinh trong lớp. Việc sử dụng các bài tập đọc từ, câu này giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng, qua đó cho học sinh biết đọc với tốc độ vừa phải, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, biết tách ý trong các câu dài, trong các câu ghép để đọc đúng hơn, hay hơn. - Bài tập đọc hiểu: Các dạng bài này giúp cho học sinh dân tộc thiểu số rèn kĩ năng đọc và hiểu nội dung bài đọc, rèn kĩ năng nói thông qua việc trả lời các câu hỏi của bài đọc hay câu hỏi yêu cầu của giáo viên. - Kể tên các nhân vật hoặc tên các sự việc có trong bài đọc: dạng bài này giúp cho học sinh nắm được các nhân vật, các sự việc xảy ra trong bài đọc, từ đó học sinh nói lại cho cả lớp cùng nghe. + Ví dụ1: Câu chuyện Bạn của Nai Nhỏ nói về những người nào? (sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 22): + Ví dụ 2: Câu chuyện Tôm Càng và Cá Con nói về những người bạn nào? (sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 68). Những bài tập dạng này luyện cho học sinh dân tộc thiểu số nhận ra nhân vật chính trong câu chuyện đã đọc. - Bài tập nêu một số hiểu biết của cá nhân về một vài nội dung có trong bài đọc:dạng bài này giúp cho học sinh nói lên hiểu biết của mình qua việc trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra. + Ví dụ: Trong bài Mẹ (sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 101): giáo viên yêu cầu học sinh nói “ Em đếm được bao nhiêu ngôi sao trên trời?”. Bài tập này luyện cho học sinh dân tộc thiểu số chia sẻ hiểu biết của các em: sao trên trời nhiều vô kể, không đếm được, từ đó các em hiểu ý nghĩa của một hình ảnh so sánh trong bài: Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con - Bài tập phát biểu ý kiến là một câu trả lời: dạng bài này giúp học sinh rèn kĩ năng đọc và hiểu nội dung bài, kĩ năng nói thông qua việc đọc bài đọc học sinh trả lời các câu hỏi trong sách và phát biểu trước lớp. + Ví dụ: Sau mỗi bài tập đọc đều có hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để tìm hiểu bài. Chẳng hạn: Bài Có công mài sắt, có ngày nên kim (sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 4): có hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để tìm hiểu bài như sau: 1.Lúc đầu cậu bé học hành thế nào? 2.Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? 3. Bà cụ giảng giải như thế nào? 4.Câu chuyện này khuyên em điều gì? - Bài tập phát biểu ý kiến là một câu ngắn( tự diễn đạt): dạng bài này giúp cho học sinh biết nói lên ý kiến của bản thân về vấn đề được giáo viên yêu cầu, học sinh tự diễn đạt theo cảm nhận của mình về vấn đề đó và phát triển thành câu ngắn. + Ví dụ: Trong bài Mẹ (sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 101): giáo viên yêu cầu học sinh nói một câu về điều em cảm thấy khi được mẹ ru ngủ.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_de_ho_tro_hoc_sinh.doc