SKKN Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao kỹ năng Đọc hiểu cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao kỹ năng Đọc hiểu cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao kỹ năng Đọc hiểu cho học sinh Lớp 2

1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Trong trường tiểu học việc dạy Tiếng Việt cho học sinh có vai trò, vị trí rất quan trọng giúp các em có những kiến thức về tự nhiên xã hội, hiểu biết nhiều hơn. Việc luyện đọc tốt giúp các em có khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp của các bài văn, bài thơ từ đó góp phần bồi dưỡng tâm hồn cho các em, việc nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh nhằm mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách con người mới. Ở Tiểu học, theo chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học mục tiêu dạy Tập đọc là: + Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. + Biết thêm những từ ngữ về lao động, sản xuất, văn hóa. + Biết cấu tạo 3 phần của bài văn, bước đầu nhận biết bài văn ý chính. + Đọc đúng và rành mạch bài văn, nắm được ý chính của bài. Đối với học sinh lớp 2, việc dạy đọc hiểu cho các em vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 2 thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Qua thực tế giảng dạy ở khối lớp 2, bản thân tôi thấy rằng việc dạy học sinh đọc hiểu đúng sẽ dẫn đến việc viết đúng chính tả và học tốt môn Tiếng Việt. Hiện nay, học sinh lớp 2 việc đọc còn chậm, nhất là phần đọc hiểu các em còn hạn chế. Nhiều giáo viên còn lúng túng khi dạy tập đọc: Cần đọc bài tập với giọng như thế nào? Làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh? Làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn? Làm thế nào để các em hiểu được “ văn”? Làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu? Làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống các em? Đó chính là trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy tập đọc. Từ thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc đặc biệt là phần đọc hiểu ở trường Tiểu học, đáp ứng yêu cầu định hướng phát triển năng lực của học sinh để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi chọn và viết sáng kiến về “Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2”. Đây là một phương pháp dạy học tích cực mang lại hiệu quả trong giờ học. Chính vì vậy mà chúng tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu. II. Mục đích – nhiệm vụ nghiên cứu Xác định những nội dung kiến thức cơ bản khi dạy Đọc hiểu cho học sinh lớp 2. Giúp học sinh đọc hiểu tốt và vận dụng vào thực tế tốt. 3 trẻ học các môn khác, nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đồng thời nó tạo ra điều kiện để học sinh có thể có khả năng tự học và tinh thần học cả đời. Đọc là khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Biết đọc sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, hướng các em tới cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ lô gic. Vì thế mục tiêu quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kĩ năng cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của “đọc”. Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, đọc trôi chảy) đọc hiểu, đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được hình thành và hỗ trợ cho nhau vì vậy trong dạy đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào. Mặt khác mục tiêu dạy tập đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phong cách và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách giáo khoa. Nói cách khác thông qua việc dạy đọc phải giúp học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong suốt cuộc đời. Phải làm cho các em thấy được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Ở lớp 2, phân môn Tập đọc rèn cho học sinh có các kỹ năng đọc, nghe, nói. Cũng như ở các lớp, thông qua hệ thống bài tập đọc theo chủ điểm và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật...) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, các bài tập đọc ở lớp 2 có số lượng từ nhiều hơn, việc luyện đọc bắt đầu chú ý đến yêu cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài chú trọng khai thác hàm ý nghệ thuật cũng nhiều hơn. II. Cơ sở thực tiễn Trong công tác dạy Tiếng Việt ở bậc tiểu học nói chung và dạy Tập đọc ở lớp 2 nói riêng, tôi nhận thấy: Khả năng tiếp thu môn học Tiếng Việt đọc của các em cũng nhiều hạn chế so với các môn Toán hay Tự nhiên Xã hội, ở phân môn Tập đọc lớp 2, đa phần các em đã đọc được, song một số em đọc cũng chưa được rõ ràng, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, nhiều em phát âm chưa phân biệt rõ phụ âm đầu l/n; tr/ch; s/x. Đặc biệt học sinh trường tôi đang công tác thì đa số các em đọc còn ngọng phụ âm l/n, về kĩ thuật đọc chưa thể hiện được tình cảm, nội dung mà văn bản đề cập tới. Ví dụ như các em chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, những từ ngữ trọng tâm, từ chìa khoá, trong những trường hợp sắm vai hay đối thoại các em cũng lúng túng, nhiều em cũng thiếu tự tin trong 5 Với những học sinh nhút nhát, tôi đã chủ động trò chuyện với các em về gia đình, về chuyện học hành hay một vấn đề nào đó mà các em yêu thích để các em cảm thấy gần gũi với cô giáo và từ đó tôi hiểu học sinh của mình hơn. Tôi thường xuyên giao cho những học sinh có tính nhút nhát, rụt rè trong lớp một số việc như phát vở, thu vở hay kèm những bạn kém hơn học bài để các em có cơ hội giao tiếp với các bạn trong lớp từ đó mạnh dạn, tự tin hơn. Học sinh sẽ rất vui, rất tự hào khi thấy mình đã làm việc có ích. Đây chính là những hoạt động giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau, đồng thời tôi muốn tạo dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc - Nơi "Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện theo tôi là rất quan trọng để phát triển năng lực của học sinh. Bởi học sinh không thể phát triển năng lực của mình trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt. Đặc biệt, đối với phần đọc hiểu là phần học dễ gây cho học sinh sự nhàm chán thì điều đó càng cần thực hiện triệt để hơn. Để tạo lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc trong mỗi tiết học của phân môn Tập đọc tôi thường có phần khởi động để kích thích học sinh học tập hơn. Trước mỗi tiết học, tôi thường đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho chính bản thân mình như là: phải luôn khen học sinh một cách cụ thể, đầu mỗi tiết học tôi thường khởi động lớp học bằng các trò chơi để các em có một tâm thế vui tươi, phấn khởi tạo cảm giác hưng phấn để bước vào tiết học. Trong mỗi tiết học phải thường xuyên động viên, khen thưởng các em. Cuối mỗi tiết học, tôi thường tổng kết và luôn đặt ra câu hỏi “Em có cảm nhận gì về tiết học ngày hôm nay”. Từ câu hỏi này học sinh có thể tự bộc lộ những cảm xúc của mình dành cho tiết học. Đồng thời, cũng giúp giáo viên có thể nhận thức được thực trạng của lớp mình, từ đó rút ra kinh nghiệm. *Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “ Chuyện bốn mùa” trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 2 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống. - Ở tiết học này, giáo viên lập kế hoạch tiết học như sau: Vì đây là tiết học đầu tiên của tập 2 nên khi khởi động giáo viên có thể khởi động bằng bài hát “ Mùa xuân của em” hoặc cho học sinh xem video về cảnh đẹp 4 mùa để kích thích sự tò mò, hứng thú của học sinh. Sau đó đến phân đọc hiểu giáo viên cho thể triển khai bằng cách tự cho học sinh thực hiện trả lời câu hỏi, chia sẻ trong nhóm đôi và tổ chức chơi Rung chuông vàng để kích thích học sinh. 2. Biện pháp 2. Phân loại học sinh Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định tổ chức lớp. Qua tìm hiểu điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh và lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc hiểu và phân loại học sinh theo ba đối tượng: 7 - Đàm thoại định hướng và lôi cuốn học sinh vận dụng kinh nghiệm có liên quan đến bài học. - Cho học sinh đọc đầu đề và đoán nội dung bài. - Khai thác các chi tiết, yếu tố có vấn đề, thiết lập tình huống ... Ví dụ 1: Bài Cánh đồng quê em– SGK Tiếng Việt 2, tập 2 ( trang 129– sách KNTT và CS) Giáo viên cho học sinh xem một đoạn clip về hình ảnh cánh đồng lúa chín Xem xong đoạn clip, giáo viên hỏi: - Em thấy hình ảnh nào trong đoạn phim trên? - Hình ảnh đó làm con liên tưởng đến những gì? Giáo viên giới thiệu: Quê hương mỗi chúng ta đều gắn bó với mỗi người bằng những hình ảnh thân thuộc. Nếu như ở thành phố, các em thường thấy hình ảnh nhứng ngôi nhà cao tầng, những dòng người đi lại tấp nập thì ở vùng nông thôn, cánh đồng lúa chín vàng chính là hình ảnh đặc trưng của vùng quê. Ví dụ 2: Bài “Thư Trung Thu” (T2.Tiếng việt 2 - trang 118) Cho học sinh xem khoảng 6 hình ảnh về tết Trung Thu. Những hình ảnh này làm con nhớ đến gì? Trung thu thật vui phải không nào, vậy để xem Trung Thu còn có ý nghĩa và tràn đầy tình cảm ra sao, chúng ta nghe một đoạn nhạc nhé, để xem đoạn nhạc này là tình cảm của ai?(“Ai yêu các nhi đồng...”) Học sinh chia sẻ với nhau theo nhóm 2 hoặc 4 về Tết Trung Thu: vào lúc nào, dành cho ai, có những gì, thiếu nhi thường làm gì vào Tết Trung Thu? Bạn thích tết trung thu không? Giáo viên dẫn dắt vào bài “ Thư Trung Thu” b) Hoạt động “vận dụng sáng tạo”: Việc thực hiện khâu củng cố bài cho học sinh trong tiết tập đọc hiện nay, nhìn chung là theo phương pháp lặp lại những nội dung vừa mới giảng bằng cách yêu cầu người học lần lượt trả lời những câu hỏi đã đặt ra trong phần tìm hiểu bài. Cách này giúp học sinh nắm được nội dung bài nhưng không giúp ích trong việc củng cố các kĩ năng đọc hiểu - kĩ năng nhận thức (Hoàng Thị Tuyết, 2015). Theo tôi, hoạt động củng cố bài ngoài phần hướng dẫn học sinh lặp lại điều mới vừa được giảng để nhớ nội dung bài nên có thêm phần hoạt động hướng học sinh nhìn lại các chi tiết của bài đọc, vận dụng những thông tin đã nắm được từ bài đọc theo một cách khác hơn, theo hướng tổng hợp và nâng cao hơn Ví dụ: Dạy bài “ Yêu lắm trường ơi” (Tiếng việt 2, Tập 1 trang 55- KNTT) Khi hướng dẫn học sinh củng cố bài, thay vì yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong bài như: 9 trọng trong dạy đọc hiểu. Nhiều từ khó cần tìm hiểu trong một bài học đã được chú thích trong sách giáo khoa (Hoàng Thị Tuyết, 2015). a) Cách sử dụng phần chú thích về nghĩa từ trong sách giáo khoa: Một vấn đề đặt ra ở đây là nên sử dụng phần chú thích nghĩa của từ trong sách giáo khoa thế nào cho hiệu quả. Trong nhiều tiết dạy tập đọc, giáo viên thường giúp học sinh hiểu từ bằng cách để các em đọc chú thích, để các em nhắc lại nghĩa từ nhưng không đưa từ ấy vào ngữ cảnh của văn bản thì chỉ giúp học sinh nhận biết nghĩa từ chứ chưa thực sự hiểu nó. Cần xác định hiểu không đơn giản là nghe tiếp nhận, hay nhìn sách rồi nhắc lại. Hiểu từ là tự mình giải thích được từ ấy, rồi vận dụng điều mình giải thích vào việc nắm bắt nội dung văn bản đọc. Về lâu dài hiểu rõ ràng các từ như thế giúp học sinh có thề sử dụng chúng một cách thích hợp trong những ngữ cảnh khác nhau. Từ đó góp phần cho học chính tả, luyện từ và câu, dùng từ thích hợp khi học tập làm văn. Ví dụ: Sự tích hoa tỉ muội (T2.Tiếng việt 2 - trang 110). Chú thích: “ Hoa tỉ muội”: một loài hoa hồng, mọc thành chùm với rất nhiều nụ. Cho học sinh đọc nghĩa trong chú thích, sau đó cho học sinh gắn ý nghĩa đó với câu, đoạn chứa từ ấy, để các em hiểu rõ ràng “Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na.” b) Phân loại các dạng từ mà học sinh cần hiểu và cách thức tổ chức cho học sinh hiểu nghĩa các dạng từ ấy: + Từ không thể hiểu bằng ngữ cảnh và học sinh cũng chưa hề có kinh nghiệm nào liên quan: Đó là những từ đề cập đến sản vật địa phương, địa danh, sự kiện lịch sử. Ví dụ: giấc tròn ( Bài Mẹ – SGK Tiếng việt 2 - trang 116) Sắt tây ( Bài Ánh sáng yêu thương SGK Tiếng việt 2- trang 130) Cách giúp học sinh hiểu ý nghĩa là dùng tranh, vật thật, phim ảnh hoặc lời giải thích cụ thể sinh động của giáo viên. + Từ có thể hiểu bằng ngữ cảnh (liên quan đến trạng thái tinh thần, cảm xúc...) nhưng học sinh có vẻ chưa có trải nghiệm liên quan Ví dụ: Băn khoăn, bâng khuâng, bàng hoàng, do dự, quyết định,... Giáo viên nêu ví dụ là một câu chuyện, một tình huống,.. để học sinh hiểu nghĩa từ. Từ ví dụ mình đưa ra, giáo viên đề nghị học sinh nói ý nghĩa câu chứa từ mình mới giải thích để xem học sinh đã hiểu từ ấy chưa, và cũng như hiểu ý câu, đoạn chưa. Ví dụ câu chuyện: Bạn đến rủ An ra sân chơi bi. An đang do dự có nên đi hay không vì chưa làm xong bài tập. Cuối cùng, An quyết định mình sẽ ở nhà làm cho xong rồi mới đi bắn bi với bạn.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_huong.docx