Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 theo hướng tích cực hóa nội dung học tập
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 theo hướng tích cực hóa nội dung học tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 theo hướng tích cực hóa nội dung học tập
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Xây dựng bài tập rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 theo hướng tích cực hóa nội dung học tập”. MÔN TẬP ĐỌC Năm học 2020 - 2021 1 TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN “ Xây dựng bài tập rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 theo hướng tích cực hóa nội dung học tập”. 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: Ở tiểu học, phân môn Tập đọc có vị trí rất quan trọng, có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho HS, là môn học giúp cho HS chiếm lĩnh được một công cụ mới: chữ viết; có được năng lực mới: đọc thông viết thạo. Từ đó mở cánh cửa bước vào địa hạt của người biết đọc, biết viết để có điều kiện tiến lên nắm lấy kho tàng tri thức và văn hóa của loài người tàng trữ trong sách vở. Đối với HS lớp 2, việc rèn kĩ năng đọc vô cùng quan trọng nó giúp HS hiểu đúng nội dung văn bản, giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, yêu gia đình bạn bè, thầy cô và mái trường... Từ đó làm giàu kiến thức văn hóa, ngôn ngữ, phát triển nhân cách cho HS... nhờ biết đọc các em có điều kiện học các môn học khác trong chương trình. Thực tế ở trường, khi đọc học sinh phát âm sai lỗi theo khu vực, giáo viên chưa khéo léo tổ chức để tất cả học sinh cùng làm việc. Giáo viên còn giảng quá nhiều về các từ khó, về nội dung, ý nghĩa của bài mà xem nhẹ phần luyện đọc hoặc là phân bố thời gian không hợp lí, một số học sinh không chú ý nghe giảng, nên khi bạn đọc không gnhe vì thế lúc cần đọc tiếp hoặc nhận xét bạn đọc các em thường lúng túng và thường không đáp ứng đucợ yêu cầu của giáo viên. Qua thực tế giảng dạy lớp 2 tôi thấy một số nguyên nhân dẫn chất lượng học phân môn Tập đọc lớp 2 chưa cao vì một số nguyên nhân sau: Với giáo viên: - GV chưa sử dụng hiệu quả nhiều cách đọc, chưa rèn luyện cho học sinh đọc những câu văn dài, đọc phân vai, đọc diễn cảm. - GV chưa có kinh nghiệm, chưa xác định đucợ chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu của sách giáo khoa, còn truyền thụ qua loa, chưa chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy. Với học sinh: 3 - Phấn đấu 100% HS trong lớp đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đồng thời học sinh có thể đọc lưu loát, thành thạo, biết đọc diễn cảm, đọc phân vai và đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến: - Từ các nội dung đã đưa ra tôi khẳng định kết quả áp dụng kinh nghiệm: “Xây dựng bài tập rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 theo hướng tích cực hóa nội dung học tập” sẽ giúp GV lớp 2 phần nào tháo gỡ được những khó khăn, những vướng mắc trong quá trình dạy Tập đọc cho các em học sinh. Đồng thời tạo hứng thú cho các em học sinh giúp cải thiện được kĩ năng đọc của học sinh trở lên tốt hơn so với trước đó. 5. Đề xuất, kiến nghị để áp dụng hoặc mô tả sáng kiến: - Đưa sáng kiến vào áp dụng vào dạy – học phân môn Tập đọc 2 ở trường Tiểu học. 5 2. Cơ sở lý luận vấn đề 2. 1. Vị trí và tầm quan trọng của phân môn Tập đọc. Trong Trường Tiểu học Tiếng Việt là môn học quan trọng , có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, được thể hiện qua bốn dạng hoạt động: nghe – nói – đọc – viết. Trong đó tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng quan trọng. Kỹ năng đọc. Vì vậy việc tìm hiểu một liệu pháp, để nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn tập đọc, là một việc làm hết sức cần thiết của người giáo viên tiểu học. 2.2. Quan điểm về hoạt động đọc và kỹ năng đọc Đọc là một hoạt động tiếp nhận thông tin thông qua kênh chữ. Hoạt động đọc chỉ xảy ra khi người đọc tiếp nhận được nội dung, kiến thức trong bài đọc. Mà người đọc dùng mắt, nhìn, miệng đọc , tâm để cảm thụ, phân tích nội dung thông tin vừa đọc. Có khi hình thức đọc sau. 2.2.1. Đọc thành tiếng Là hình thức đọc phát ra âm thanh + Phát âm đúng + Ngắt nghỉ hơi hợp lý + Cường độ đọc vừa phải (không đọc to quá hay đọc lí nhí). - Tốc độ đọc vừa phải (không ê , a, ngắt ngứ hay liến thoắng) 2.2.2. Đọc thầm và hiểu nội dung + Đọc không thành tiếng, không mấp máy môi + Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc); nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đã đọc. 3. Thực trạng của vấn đề: * Thực trạng 3.1. Giáo viên dạy: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của nhà trường, ban chấp hành đoàn thể để giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đều đath chuẩn và trên chuẩn , đucợ dự học tập, bồi dưỡng chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy. 7 - Học sinh sử dụng cách đọc không có điểm nhấn hoặc nhấn giọng vào những tiếng không có trọng âm, khiến cho giọng đọc trở nên đều đều, buồn tẻ hoặc làm cho nội dung thông báo bị hiểu sai lệch. Nguyên nhân của hiện tượng này, là do các em chưa xác định được các từ ngữ đảm nhiệm vai trò thông báo chính trong câu ; chưa biết phân biệt đâu là yếu tố trọng âm trong một từ. Đây là một lỗi đọc, mà đa số học sinh thường mắc phải. - Ngắt giọng không chính xác ở các câu văn dài, có cấu tạo ngữ pháp phức tạp (ngắt giọng ngẫu hứng theo nhịp thở (còn gọi là ngắt giọng sinh lý). Khi đọc thơ, học sinh thường đọc theo áp lực của nhạc thơ, tách rời đọc với hiểu. - Học sinh không thể hiện đúng các kiểu câu khi đọc do nhầm lẫn về hình thức diễn đạt . Chẳng hạn: Đọc các câu hỏi tu từ như: câu hỏi thông thường, đọc câu cảm như câu hỏi, đọc lên giọng máy móc ở các từ cuối câu hỏi. Khiến cho một cuộc trò chuyện tâm tình được thể hiện như một cuộc cải vã. Một số giáo viên, do cách hiểu chưa thật chính xác, khái niệm đọc diễn cảm. Nên khi đọc mẫu đã cố gắng uốn gịong một cách cầu kỳ, khiến giọng đọc trở nên thiếu độ trung thực cần thiết. 4. Khảo sát chất lượng: - Đầu năm học 2020 – 2021 khi tôi chưa tiến hành thực nghiệm, tôi khảo sát học sinh đọc đối với lớp 2A. Kết quả như sau: Lớp Tổng số Đọc chậm Phát âm Ngắt nghỉ Đọc vẹt, HS học chưa đúng hơi chưa hợp chưa hiểu chưa tốt lí nội dung phân môn Tập đọc 2A 15/32 3 5 3 4 5. Các giải pháp tổ chức thực hiện: 5. 1. Vị trí , vai trò của giáo viên trong phương pháp dạy tập đọc theo hướng đổi mới - Đổi mới phương pháp dạy – học, mỗi giáo viên chúng ta trực tiếp giảng dạy cần xác định rõ chính xác, nắm vững về việc đổi mới sao cho phù hợp với tình hình, năng lực của học sinh. Nghĩa là giáo viên không đóng vai trò truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng các phương pháp như: thuyết trình giảng giải, song song đó là học 9 Ví dụ 2: Đọc thầm đoạn 2 của bài “Câu chuyện bó đũa” (TV2 – tập 1 tr112) ghi lại những tiếng có phụ âm đầu g, r vào chỗ trống. - g - r *Giải đáp + g : gọi, gái, gãy + r : rồi, rất, rể , ra Ví dụ 3: đọc thầm đoạn 2 của bài “Chuyện bốn mùa” (TV 2 – Tập 2 – Trang 5) và ghi lại những tiếng có chứa ao, au.. rồi điền vào chỗ trống dưới đây + au:.. + ao :. * Giải đáp + au : cháu + ao : nào, cao Ví dụ 4: Đọc đoạn 1 của bài “Mùa xuân đến” (TV 2, tập 2 , Tr 17) vô ghi lại những tiếng có chứa i, y vào chỗ trống dưới đây : + i : .. + y : * Giải đáp + i :thì , trời, lại + y :Ngày, nảy, đầy, bay, nhảy, gáy Với dạng bài tập này sẽ giúp cho học sinh nhanh chóng hiểu và phát âm chính xác các tiếng / từ khó dễ lẫn mà nguyên nhân chính là do học sinh chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thổ âm của môi trường mình sinh sống. 5.2.2. Bài tập luyện đúng trọng tâm Đây là kiểu bài tập giúp HS đọc rõ, nhấn giọng hay kéo dài, những từ chìa khóa của bài đọc * Cách thực hiện: Khi đến phần hướng dẫn học sinh đọc đoạn. Theo cách dạy thông thường, giáo viên ghi sẵn câu hoặc đoạn vào băng giấy hoặc bảng phụ. Dùng các ký hiệu ( /; //) ngắt, nghỉ hoặc gạch chân các từ cần nhấn giọng với cách hướng dẫn trên thì chưa phát huy được tính tự giác, chủ động của học sinh . Vì học sinh chỉ làm 11 Dạy đọc các bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với ranh giới ngữ đoạn. Dạy đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Đọc sai chỗ ngắt giọng phản ánh một cách hiểu sai nghĩa, hoặc ít ra là một cách đọc không để ý đến nghĩa. Vì vậy, đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng vừa là phương tiện giúp HS chiếm lĩnh nội dung bài đọc. Để làm được điều đó giáo viên cho học sinh thực hiện một số dạng bài tập sau: Bài tập minh họa: Bài tập 1: Khi dấu ngắt (/ , nghỉ //) hơi cần thiết để đọc diễn cảm đoạn thơ sau: Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh Tính các cháu ngoan ngoãn Mặt các cháu xinh xinh (Trích trong bài Thư Trung Thu, TV 2 , tập 2 , tr.10). * Giải đáp: Ai yêu / các nhi đồng / Bằng / Bác Hồ Chí Minh // Tính các cháu / ngoan ngoãn / Mặt các cháu / xinh xinh // Bài tập 2: Dùng gạch xiên ( / ) đánh dấu chỗ ngắt hỏi, gạch ( // )và gạch dưới các từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc đoạn văn sau: Xưa có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước liền bỏ tiền ra mua, rồi thả rắn đi. Không ngờ con rắn ấy là con của Long Vương. Đền ơn chàng trai, Long Vương tặng chàng một viên ngọc quý (Tìm ngọc, TV 21, T1 .tr 13*). * Giải đáp Xưa/ có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước liền / bỏ tiền ra mua, / rồi thả rắn đi.// Không ngờ / con rắn ấy là con của Long Vương//. Đền ơn chàng trai,/ Long Vương tặng chàng một viên ngọc quý //. 6. Kết quả đạt được: 13 tượng học sinh trong lớp mình phụ trách theo nguyên tắc từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. - HS có thái độ yêu thích môn học, ham học hỏi, biết vươn lên trong học tập. - Có đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho HS. - Có các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho môn học như: Máy tính, máy chiếu,... KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Môn Tiếng Việt ở tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao. Vì thế là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở tiểu học phải không ngừng học hỏi nghiên cứu các tài liệu giáo dục nhằm thỏa mãn nhu cầu ham học hỏi của học sinh. Trong quá trình dạy học giáo viên cần phối hợp linh hoạt các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học sao cho không khí lớp học trở nên sôi nổi, trong sôi nổi lại mang tính kỹ thuật, nền nếp cao nhằm tạo tính tự giác, sáng tạo, trong hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên phải biết cách chuyển từ cách dạy thụ động (GV giảng giải, làm mẫu theo tài liệu có sẵn, HS lắng nghe rồi làm theo mẫu), sang cách dạy học chủ động, tích cực, sáng tạo , GV tổ chức và hướng dẩn HS các hoạt động học tập, HS tham gia tích cực vào các hoạt động , phát hiện vấn đề , giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh các kiến thức mới, vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong học tập cùng như trong đời sống. Do đó trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động học tập nói chung rèn kỹ năng đọc cho học sinh nói riêng. Giáo viên cần giúp HS tự học, tự chiếm lĩnh tri thức mới, có kỹ năng thực hành và ứng dụng kiến thức tiếng Việt trong hoạt động học tập và đời sống. 2. Khuyến nghị Trước thực tế giảng dạy trong năm học qua nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học cũng như việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tập đọc. Tôi xin đưa ra một vài kiến nghị sau: * Cấp trường: 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_bai_tap_ren_ki_nang_doc_cho_h.doc