Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2

doc 28 trang sangkienhay 01/12/2023 24763
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Ngày nay công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công 
nghệ thông tin được đưa vào tất cả các lĩnh vực. Cùng với sự đi lên của xã hội, 
ngành giáo dục cũng đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy 
học. Đưa công nghệ thông tin ứng dụng vào giảng dạy, học tập làm thay đổi 
mạnh mẽ nội dung, phương pháp dạy và học. Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo 
yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả 
các cấp học, bậc học, ngành học. Xem công nghệ thông tin như là một công cụ 
hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học.
 Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ giáo dục và Sở giáo dục, nhận 
thức được rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đổi mới 
phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất 
trong việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã tích cực học tập và đưa công 
nghệ thông tin vào giảng dạy trong năm học 2015 - 2016.
 Nhận thức được vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong 
giảng dạy, tôi đã đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều môn học. Đặc 
biệt là môn Tiếng Việt, tôi đã thiết kế được nhiều giáo án điện tử để đưa vào 
giảng dạy. Qua quá trình soạn giáo án và giảng dạy, tôi đã đúc kết được một số 
kinh nghiệm. Vì vậy tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Ứng dụng công nghệ 
thông tin vào giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2.”
 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích:
 * Giáo viên:
 - Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt.
 - Tìm ra biện pháp khắc phục các tồn tại, khó khăn trong quá trình giảng 
dạy, điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
 - Tự học nâng cao trình độ tin học, nâng cao kĩ năng sử dụng, ứng dụng 
CNTT.
 * Học sinh:
 - Hình thành kĩ năng học cho học sinh, phát triển tư duy sáng tạo.
 - Rèn các phẩm chất cần thiết trong học tập cho học sinh.
 - Yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước qua các bài học.
2. Nhiệm vụ: 
- Bước 1: Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ thông tin vào môn Tiếng Việt lớp 2
- Bước 2: Tìm hiểu thực trạng khi đưa các bài giảng điện tử vào giảng dạy.
 1/ 28 B. NỘI DUNG
 CHƯƠNG I
 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 
 THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Nhận thức của học sinh lớp 2 hiệu quả nhất là con đường trực quan sinh 
động. Bởi vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. 
Đặc biệt là phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của 
học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, học sinh sẽ chú ý đến 
bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn.
 Đối với môn Tiếng Việt, tranh ảnh đồ dùng dạy học Tiếng Việt còn rất 
hạn chế hoặc có thì lại bé, học sinh sẽ không quan sát rõ và sự tập trung cốt 
lõi của bài học còn hạn chế. Thế nhưng, những tranh ảnh, đồ dùng của môn 
Tiếng Việt được tôi áp dụng soạn giảng bằng giáo án điện tử, khi đưa lên màn 
hình trình chiếu với sự nhấn mạnh bằng cách hiệu ứng tranh thay đổi, chữ đổi 
màu hay gạch chân thì mức độ tập trung của học sinh sẽ cao hơn đồng thời 
nắm bắt được cốt lõi của nội dung bài học hơn. 
 Trong phương pháp dạy học hiện nay luôn coi trọng việc lấy học sinh làm 
trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò là người giúp các em đi đúng hướng, giúp 
các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì vậy mà việc 
đưa ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến phần mềm và tích hợp phần mềm 
để soạn giáo án điện tử vào giảng dạy “môn Tiếng Việt nói riêng và các môn 
học khác nói chung là cần thiết” 
 1. Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một phương pháp khá tích 
cực, đặc biệt là đối với môn Tiếng Việt. Qua các bài giảng đã truyền thụ đến học 
sinh, tôi nhận thấy ở các em niềm say mê và hứng thú học tập. Hình ảnh trực 
quan sinh động, cụ thể giúp học sinh nhớ bài lâu hơn, giờ dạy của giáo viên nhẹ 
nhàng mà hiệu quả hơn. Bên cạnh đó tiếp xúc với phương tiện công nghệ thông 
tin sẽ giúp giáo viên nâng cao thêm tầm hiểu biết của mình và tự hoàn thiện để 
hòa nhập cùng với sự phát triển của xã hội.
 2. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề: 
 Có thể nói ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một phương 
pháp thể hiện cao tính sáng tạo về khoa học. Trước kia khi giảng dạy bằng 
phương pháp truyền thống, người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng 
trực quan rồi lỉnh kỉnh mang đến lớp, có đồ dùng chỉ dùng được một lần rồi 
bỏ đi. Vào tiết dạy vừa giảng bài, giáo viên vừa phải ghi nhớ và sắp đặt đồ 
dùng để treo lên bảng, thời gian tháo gắn đồ dùng cũng chiếm một phần 
không nhỏ trong tiết học, chưa nói đến những tranh cần thiết phải sử dụng 
nhưng nó quá nhỏ, màu sắc không rõ ràng, phần nào đã làm giảm sự tập trung 
 3/ 28 b. Học sinh:
 Về phía học sinh, có những thuận lợi và khó khăn nhất định.Các em học 
sinh Lớp 2 còn chưa có ý thức nhiều trong việc học tập. Vì thế đa số các em còn 
chưa có phương pháp học tập, thích chơi đùa, thích nghe kể chuyện, vừa học 
vừa chơi. 
 * Thuận lợi:
 - Đối với học sinh tiểu học, khi được tiếp nhận công nghệ thông tin trong 
tiết học các em thấy thích thú, hưng phấn học tập vì tranh ảnh to, màu sắc đẹp, 
mẫu chữ rõ ràng. Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, nhớ bài lâu 
hơn.
 * Khó khăn:
 Do học sinh mới được tiếp cận với giáo án điện tử nên các em có phần lạ 
lẫm. Vì thế một số em tò mò, tập trung nhiều vào tranh ảnh, màu sắc mà sao nhã 
vệc tiếp thu bài. 
 2. Kết quả khảo sát 
 Qua kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt, số lượng học 
sinh học tốt môn Tiếng Việt còn ít. Đặc biệt kĩ năng đọc, viết còn có nhiều hạn 
chế thể hiện qua bảng tổng hợp sau: 
 Tổng số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5
 TL TL TL TL
 SL SL SL SL
 36 (%) (%) (%) (%)
 11 30.5 9 25.0 13 36.2 3 8.3
 5/ 28 - Những kiến thức cần nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng đổi màu hoặc 
gạch chân chứ không nên chọn hiệu ứng quá sinh động làm cho học sinh chỉ chú 
ý xem, không chú ý đến kiến thức của bài.
 - Chọn phông chữ, màu chữ, phông nền, màu nền cho phù hợp. Không 
nên chọn màu sắc tối, nhợt nhạt sẽ không gây được sự chú ý của học sinh, cũng 
không nên chọn màu sắc quá lòe loẹt hoặc quá nhiều màu sắc trong một Slide 
nhìn sẽ rối mắt.
 - Hiệu ứng chuyển trang cũng nên chọn cho phù hợp, không nên chọn 
hiệu ứng quá nhanh hay quá chậm hoặc quá sống động ảnh hưởng đến sự tập 
trung vào bài học của học sinh.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 
 Ngay từ đầu tôi đã hệ thống toàn bộ nội dung các tiết học môn Tiếng Việt 
ở lớp 2. Phân loại các dạng bài dạy trong chương trình theo từng phân môn, tìm 
hiểu mục đích mà học sinh cần đạt được trong mỗi tiết đó và tìm ra biện pháp 
dạy học phù hợp.
 1. Nội dung học:
 * Chương trình Tiếng Việt lớp 2 được chia thành các phân môn sau:
 - Phân môn Tập đọc
 - Phân môn Tập viết
 - Phân môn Chính tả
 - Phân môn Kể chuyện
 - Phân môn Luyện từ và câu
 - Phân môn Tập làm văn
2. Thời lượng
 Thời lượng dành cho môn Tiếng Việt khá nhiều. Mỗi tuần học có: 2 tiết 
tập đọc, 2 tiết chính tả, 1 tiết luyện từ và câu, 1 tiết tập viết, 1 tiết kể chuyện và 1 
tiết tập làm văn.
 CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. Những biện pháp chung ( 5 biện pháp)
 1. Biện pháp 1: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt
 2. Biện pháp 2: Chú trọng việc dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt 
 động học tập của học sinh trong giờ học.
 3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng bài soạn và bài dạy của giáo viên
 4. Biện pháp 4: Tăng cường việc tổ chức trò chơi học tập trong giờ học 
 Tiếng Việt 
 5. Biện pháp 5: Tổ chức các cuộc thi qua môn Tiếng Việt
 7/ 28 1.2. Phân môn chính tả
 - Khi dạy phân môn này học sinh gặp khó khăn trong việc trình bày bài. 
Mỗi bài chính tả là một bài văn hay bài thơ. Mỗi thể thơ có cách trình bày riêng. 
trong đoạn văn có những câu đối thoại khó trình bày đúng. Việc viết mẫu trên 
bảng lớp đôi khi do vội vàng, giáo viên viết chưa được đẹp hoặc là rất mất thời 
gian cho sự chuẩn bị. Nếu giáo viên chỉ phân tích bằng lời thì nhiều em vẫn 
chưa hiểu được dẫn tới trình bày không đúng, hiệu quả bài viết chưa cao.
 - Khi trình chiếu một bài mẫu sẽ giúp các em dễ dàng định hình cách trình 
bày . Vì vậy khi sử dụng giáo án điện tử tôi cho các em quan sát cách trình bày 
bài mẫu, phân tích cách trình bày bài. Từ đó học tập được cách trình bài và cố 
gắng viết đẹp như bài mẫu.
 *Cụ thể: Ở tuần 14 : Chép bài: Câu chuyện bó đũa 
 Câu chuyện bó đũa
 Người cha liền bảo:
 - Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng
 chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con 
 phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có
 đoàn kết thì mới có sức mạnh.
 Theo Ngụ ngôn Việt Nam
 - Kết quả: Học sinh nắm rõ cách trình bày bài viết, viết nhanh, viết đ úng, 
viết đẹp, đạt được mục tiêu của tiết học.
 1.3. Phân môn Kể chuyện
 Mỗi tuần có 1 tiết dành cho phân môn Kể chuyện. Sau bài tập đọc, có 
một câu chuyện được gắn với câu chuyện mà học sinh được đọc trong bài tập 
đọc. Ở lớp 2 , kĩ năng kể của học sinh còn nhiều hạn chế . Tiết kể chuyện học 
sinh chỉ biết nghe mà Ýt em biết kể lại c©u chuyện. Vì vậy mà sử dụng giáo án 
điện tử tôi sẽ đưa được rất nhiều tranh ảnh của nội dung câu chuyện. Các em rất 
hứng thú nghe kể và nắm được nội dung câu chuyện. Có nhiều em chỉ sau 1, 2 
lần kể và qua tranh minh họa là có thể kể lại được truyện.
 Ví dụ: Tuần 25: Câu chuyện: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
 9/ 28 1.4. Phân môn Tập viết:
 - Đối với phương pháp truyền thống, khi dạy phân môn này giáo viên 
phân tích và viết mẫu trên bảng lớp đôi khi do vội vàng, giáo viên viết chưa 
được đẹp hoặc là rất mất thời gian cho sự chuẩn bị. Khi hướng dẫn học sinh có 
một số em ở góc phía giáo viên đứng bị che khuất tầm nhìn rất khó quan sát vì 
thế hiệu quả tiết dạy chưa cao.
 - Khi sử dụng giáo án điện tử tôi thiết kế phần chữ viết trên máy tính. Khi 
trình chiếu học sinh quan sát rất rõ từ điểm đặt bút, điểm dừng bút đến quy trình 
viết. Tôi cũng có thể đưa thêm các bài viết đẹp của học sinh lớp trước để học 
sinh học tập, phấn đấu.
* Cụ thể: Tuần 26: Tập viết: Chữ hoa X 
 Tập viết: T« ch÷ hoa X
 Chọn ý đúng nhất:
 *Con chữ X cao mấy ô li ?
 a) 5 ô li
 b) 7 ô li
 c) 8 ô li
 - Học sinh nắm rõ quy trình viết, học sinh viết đẹp và đúng mẫu hơn. Có 
mục tiêu phấn đấu nên hiệu quả tiết dạy rất cao.
 1.5. Phân môn Luyện từ và câu:
 Trọng tâm dạy luyện từ và câu ở lớp 2 là giúp các em có một vốn từ ngữ 
phong phú. Việc đưa tranh ảnh và khai thác tranh ảnh để giúp các em dễ dàng 
hiểu rõ hơn nghĩa của các từ, giúp các em mở rộng thêm vốn từ một cách tự 
nhiên, sinh động hơn.
 Vốn sống của các em còn ít, nhiều sự vật tưởng chừng như rất đơn giản 
nhưng các em chưa biết dùng các từ để gọi tên các sự vật đó hoặc chưa hiểu hết 
nghĩa của các từ đó. 
 Ví dụ: Tuần 16: Khi dạy bài Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào? Từ 
ngữ về vật nuôi.
 Sau khi cho học sinh quan sát về vật nuôi, học sinh sẽ biết phân biệt và 
gọi tên chính xác tên các con vật trong tranh: gà, vịt, ngan, ngỗng, thỏ, trâu, đàn 
bò,  
 11/ 28

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_giang.doc