Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 thông qua môn Tập đọc

doc 24 trang sangkienhay 08/01/2024 1760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 thông qua môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 thông qua môn Tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 thông qua môn Tập đọc
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP .
 TRƯỜNG TIỂU HỌC .
 ===***===
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”.
 Tác giả: ..
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường tiểu học .
 Địa chỉ: Phường ..
 Tháng 10, Năm 2018 Phần mở đầu
 1. Lời giới thiệu 
 Nền giáo dục Việt Nam đó trải qua nhiều năm đổi mới và thu được nhiều thành quả 
tốt đẹp. Tiếp tục phát huy những kết quả đó đạt được, từng bước thực hiện các mục tiêu 
của xã hội. Năm học ........-........ toàn ngành giáo dục cùng đẩy mạnh phong trào thi đua: 
Dạy tốt- học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đi lên con đường công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá đất nước.
 Ngày nay, đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên rất cần 
những con người có tri thức, có khoa học kỹ thuật. Trước yêu cầu của sự phát triển kinh 
tế xó hội đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mục tiêu đào tạo, cải tiến lại nội dung và 
phương pháp dạy học. Đó là việc làm rất bức xúc và cần thiết hiện nay.
 Chính vì vậy, chất lượng dạy và học trong nhà trường đang là vấn đề được các nhà 
giáo dục hết sức quan tâm. Đây là một trong những việc làm quan trọng, góp phần đào 
tạo nhân tài cho đất nước. Vì thế, biết bao thầy cụ giáo ngày đêm miệt mài nghiên cứu 
để có những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay, nhằm cải tiến phương pháp dạy học 
cho phù hợp với nhận thức của học sinh.
 Trong giáo dục phổ thông nói chung và ở trường Tiểu học nói riêng, môn học Tiếng 
Việt là một môn quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình. Môn này có đặc 
trưng cơ bản là: Nó vừa là môn học cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức cơ 
bản nhằm đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ của từng bài học, vừa là công cụ để 
học tập tất cả các môn học khác. Trẻ em muốn nắm được kỹ năng học tập, trước hết cần 
nghiên cứu tiếng mẹ đẻ chìa khóa của nhận thức, của sự phát triển trí tuệ đúng đắn, nó 
cần thiết cho tất cả các em khi bước vào cuộc sống. Ở nước ta, môn Tiếng Việt có vai trò 
quan trọng, là một môn học chính , trong đó không thể không kể đến môn Tập đọc.
 Dạy môn Tập đọc trong các trường Tiểu học đang là một vấn đề được các trường, 
các nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm. Biết đọc là có thêm một công cụ mới để học 
tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hàng ngày trong xã hội. Thông 
qua việc đọc các tác phẩm văn chương, con người không những được thức tỉnh về nhận 
thức mà cũn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng 
lực hành động, sức mạnh cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Tập đọc là một phân môn hay, đọc diễn cảm, đây là mục tiêu mà các thày cô giáo dạy lớp 2 cần phải rèn và là đích 
để đạt tới .
 Trong thực tế hiện nay, dạy tiếng việt ở bậc tiểu học nói chung và dạy phân môn tập 
đọc ở lớp 2 nói riêng tôi nhận thấy đa số các em đó đọc to rừ ràng song cũng một số em 
đọc chưa lưu loát, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, nhiều em phát âm chưa 
rừ phụ âm đầu l; n ; s; x; tr; ch đặc biệt là âm: l.n và kỹ thuật đọc đa số các em đọc chưa 
thể hiện được tình cảm nội dung văn bản, các em chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, 
những từ ngữ trọng tâm từ chìa khoá, trong khi sắm vai, đọc đối thoại các em cũng lúng 
túng, các em cũng thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình ,một số em học 
sinh đọc yếu các em cũng chưa xác định được giới hạn của những câu đối thoại, khi đọc 
gặp phải đấu! thường chưa biết cách thể hiện giọng đọc như thế nào cho phù hợp. Để 
khắc phục những tồn tại trên nhà trường đó tổ chức cỏc cuộc thi đọc diễn cảm, và thi kể 
chuyện. 
 Vì những lý do trên và do những yêu cầu của giáo dục Tiểu học tôi xin trình bày một 
vài quan điểm của bản thân về đổi mới phương pháp dạy học: “Rèn kỹ năng đọc cho 
học sinh lớp 2”. Thông qua môn tập đọc của trường ............................
 2. Tên sáng kiến: 
 “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”. 
 3. Tác giả:
 - Họ và tên: ...
 -Địa chỉ tác giả sáng kiến:.
 - Số điện thoại: 
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
 ..
 Chủ đầu tư :
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Sáng kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và bổ sung vốn kinh 
nghiệm, vốn hiểu biết cho bản thân. Từ đó giúp cho học sinh thực hiện bài thực hành 
trên lớp nhanh hơn, đạt hiệu quả học tập tốt hơn.
Lĩnh vực sư phạm . áp dụng vào giảng dạy phân môn: Tập đọc. đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, Luật giáo dục 2005 được Quốc hội thông qua, các 
chỉ thị của chính phủ quan tâm đến đạo đức nhà giáo. Hay chỉ thị 40/2008/CT- BGDDT; 
kế hoạch liên ngành số 7575/ KHLN/BGDDT – Giữa bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch- 
Bộ GD-ĐT- Trung Ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai phong trào 
thi đua “Xây sựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là những minh chứng rõ nét 
nhất cho tham vọng đổi mới toàn diện nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, do hạn chế 
năng lực của người dạy, người học, hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất và môi trường 
dạy học nên công bằng mà nói để nhanh chóng đuổi kịp các nền giáo dục tiên tiến trong 
khu vực và trên thế giới thì sự nỗ lực tự vận động là điều chúng ta không thể không quan 
tâm. Trong đó, vai trò của người thầy được xác định như là yếu tố mấu chốt để giải quyết 
kịp thời những bức bách, mâu thuẫn đang hiện hữu trong nền giáo dục chúng ta. Vì vậy, 
sự trăn trở cho mỗi giờ dạy, mỗi môn học là điều mà mỗi giáo viên như chúng tôi không 
thể không quan tâm.
 Phân môn Tập đọc có vị trí rất quan trọng trong chương trình học Tiểu học nói 
chung. Tập đọc là bài học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh công cụ 
(năng lực đọc, nghe, nói, viết) từ đó mở rộng cánh cửa cho học sinh nắm lấy kho tàng tri 
thức của loài người.
 Quá trình dạy học gồm 2 mặt có quan hệ mật thiết với nhau: Hoạt động dạy của 
giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy 
với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức. Người học sinh là đối tượng (khách thể) 
của hoạt động dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu 
và tự chỉ đạo, tự tổ chức.
 Hoạt động học tập của học sinh chỉ có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến hành các 
hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức sâu 
sắc. Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của mình 
mà không ai có thể làm thay được.
Dạy học là con đường thuận lợi nhất, giúp học sinh trong khoảng thời gian ngắn nhất, có 
thể nắm được một khối lượng kiến thức cần thiết. Nó được tiến hành một cách có tổ chức 
có kế hoạch. Giúp học sinh phát triển một cách có hệ thống, năng lực hoạt động trí tuệ và 
tư duy sáng tạo. Từ đó giúp học sinh có hành động đúng đắn trong học tập.
 2. Thực trạng. ý đến tốc độ đọc của các em theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản phự hợp với 
từng khối lớp.
 - Một hạn chế rất phổ biến ở giáo viên khi dạy Tập đọc là không phân biệt được sự 
khác nhau giữa tiết Tập đọc và tiết Tập đọc - học thuộc lòng. Nhiều giáo viên chỉ thấy sự 
khác nhau ở các lớp đầu cấp khi cho học sinh đọc đồng thanh, mà quên rằng nhiệm vụ 
chủ yếu của tiết Tập đọc là luyện đọc cá nhân, còn nhiệm vụ của tiết Tập đọc- học thuộc 
lòng là vừa phải luyện đọc vừa kết hợp rèn trí nhớ, ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu 
nhiều giáo viên cố tình "bỏ quên" đối tượng này, coi như không có các em trong lớp.
 - Có một số giáo viên tuổi cao, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, 
nhưng do phương pháp dạy học truyền thống đó tiềm tàng, khả năng nắm bắt phương 
pháp mới cũng hạn chế. Các bước lên lớp chưa linh hoạt. Vì vậy tiết Tập đọc còn buồn 
tẻ, đơn điệu. Các em học vẹt. Khâu thực hành còn yếu, nhất là khâu luyện đọc, đặc biệt là 
rèn đọc diễn cảm cho học sinh.
 4. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
 4.1 Một số kinh nghiệm
 Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ đó có nhu cầu được nghe lời ru của mẹ, của bà, đến lúc 
chập chững biết đi bé lại bi bô cất tiếng gọi những người thân thiết, tuy chưa rõ tiếng 
nhưng nghe thật cảm động rễ thương. Ở giai đoạn này bà và mẹ là những người thầy đầu 
tiên dạy dỗ bé, tiếp xúc làm quen với môi trường sống xung quanh, khi đến tuổi cắp sách 
đến trường, thì vấn đề giao tiếp đọc, nghe, nói, viết của bé đó trở thành nhu cầu thói quen 
không thể thiếu, lúc này người thầy giáo đóng vai trò quan trọng, trong việc cung cấp 
kiến thức và rèn luyện kĩ năng đọc, nói, nghe, viết. Góp phần vào việc phát triển nhân 
cách của trẻ.
 Học sinh tiểu học là giai đoạn phát triển hết sức hồn nhiên đây là giai đoạn nhân 
cách đang hỡnh thành đối với lứa tuổi từ 6-8 tuổi khả năng chú ý kém mải chơi, thích 
quan sát và khám phá thế giới xung quanh, vậy khi đến trường học các em phải tuân theo 
nội qui, qui định của trường, của lớp.
 Trong ý thức của mình các em bắt đầu nhận thức được sự vật một cách chủ động, 
có mục đích nhằm đặt những yêu cầu của tư duy trực quan, từ quan sát trực quan chuyển 
sang tư duy ngôn ngữ lôgíc, trìu tượng cách phát âm thiếu lập luận, chuyển sang ngôn 
ngữ có lập luận chặt chẽ. ở giai đoạn này nhận thức của các em mang nặng mầu sắc cảm 
tính, được củng cố và phát triển trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, chuẩn - Phần 3: Câu hỏi và bài tập.
 Cả 3 phần trong sách giáo khoa hệ thống câu hỏi phù hợp với tất cả đối tượng học 
sinh, các câu hỏi theo hướng mở, học sinh có nhiều hướng giải, các câu hỏi từ dễ đến 
khó, từ cụ thể đến trìu tượng. Các bài tập được phân theo chủ điểm gần gũi với học sinh, 
các em được mở rộng hiểu biết về đất nước, nhân dân, xã hội Bác Hồ. Đây là một ưu 
điểm mà sách giáo khoa tiếng việt 2 soạn thảo.
 Ngoài ra sách giáo khoa lớp 2 cũng được đọc những câu truyện vui đem đến cho 
các em không khí học tập thoải mái góp phần hình thành chí thông minh và lòng nhân 
hậu, mang tính giáo dục cao.
 4.3. Nghiên cứu thực trạng.
 Để hoàn thành ý tưởng, đề ra các giải pháp rèn đọc cho học sinh khối 2 của trường 
tiểu học Chiến Thắng, ngay từ đầu năn học tôi đó tiến hành khảo sát chất lượng phân 
môn này lấy lớp làm trung tâm nghiên cứu đó là lớp 2B.
Tổng số học sinh: 38 em qua khảo sát chất lượng môn đọc tôi đó thu được kết quả như 
sau:
 TS Đọc ngọng Đọc sai P/âm Đọc sai dấu đọc đúng Đọc diễn cảm
 38 3 10 3 22 0
4. DỰ GIỜ ĐỒNG NGHIỆP
TẬP ĐỌC
NGƯỜI MẸ HIỀN
I/ Kiểm tra bài cũ
 2 Em đọc bài : Cô giáo lớp em.
 1 em trả lời câu hỏi:
 + Tìm từ nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo?
II/Dạy bài mới.
 Giới thiệu bài. Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa.
 Giáo viên đọc mẫu bài tập đọc.
 Học sinh đọc nối tiếp câu trong sách giáo khoa.
 Giáo viên ghi từ dễ lẫn lên bảng:
 (nén nổi, lách ra, cổng trường, toáng lên). 5. Đề xuất biện pháp.
 Tập đọc là phân môn chủ yếu rèn đọc cho học sinh, từ mức độ nhận biết để đọc 
đúng, đọc rõ ràng, đọc to, mức độ đọc cao hơn là đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ lên xuống 
giọng và thể hiện thái độ tình cảm qua bài tập đọc, từ đúng học sinh hiểu nội dung của 
bài.
 Để đạt được mục đích trên trước hết người giáo viên phải đổi mới phương pháp 
dạy học. Sử dụng bằng nhiều hình thức rèn đọc, trên cơ sở giúp học sinh nhận thức được 
việc rèn đọc trong trường tiểu học là một vấn đề rất quan trọng.
 * PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN:
 Phương pháp này phù hớp với tư duy, Tâm lý lứa tuổi ở bậc tiểu học. Phương 
pháp trực quan là giáo viên đưa ra những bức tranh minh họa hoặc bằng vật thật cho từng 
bài để phục vụ trong quá trình dạy và rèn đọc cho học sinh, kết hợp đọc hiểu và đọc diễn 
cảm.
 + Các hình thức trực quan.
 - Giọng đọc mẫu của giáo viên. Đây là một hình thức trực quan sinh động và có 
hiệu quả đáng kể, có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc.
 - Giáo viên đọc mẫu phải tốt, diễn cảm để học sinh cảm nhận được cái hay, cái 
đẹp của bài Tập đọc. Trong quá trình đọc mẫu giáo viên biết sử dụng các thủ pháp ngắt, 
nghỉ hơi đúng chỗ, dùng ngữ điệu, nhấn giọng, hạ giọng, lên giọng để làm nổi bật ý 
nghĩa và tình cảm của tác giả đó gửi gắm vào bài đọc đó. Từ đó giúp học sinh thấy sôi 
nổi, hào hứng tham gia vào việc tìm hiểu, khám phá bài Tập đọc hơn và học sinh có ý 
thức đọc diễn cảm tốt hơn.
 - Dùng tranh ảnh vật thật : Đây là phương pháp có tác dụng rất lớn đến việc rèn kĩ 
năng đọc cho học sinh lưu ý khi sử dụng tranh ảnh bức vẽ đó phải to đẹp đảm bảo về mặt 
mĩ quan và cú tỏc dụng giáo dục.
 Ví dụ: Bài Sông Hương tập đọc lớp 2 tôi phóng to tranh vẽ “Sông Hương” trong 
sách giáo khoa có đủ màu sắc như nội dung bài để các em nhìn tận mắt các màu xanh chỉ 
sự khác nhau của phong cảnh “Sông Hương” như xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc 
của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Khi đọc tôi yêu 
cầu học sinh đọc nhấn mạnh ở các từ chỉ màu sắc, học sinh nhớ từ cần nhấn mạnh. Sử 
dụng phương pháp này giúp học sinh có kỹ năng đọc và tiếp thu bài tốt, giúp học sinh dễ 
hiểu bài hơn và gây hứng thú cho học sinh khi đọc.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_2_tho.doc