Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2 trường TH Quận Thanh Xuân

doc 22 trang sangkienhay 19/02/2024 2140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2 trường TH Quận Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2 trường TH Quận Thanh Xuân

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2 trường TH Quận Thanh Xuân
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
 ------------
 Mã SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
 RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG GIỜ DẠY TIẾNG VIỆT
 CHO HỌC SINH LỚP 2
 Lĩnh vực/ Môn : Tiếng Việt
 Năm học 2015-2016 Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2.
 Ngoài ra, việc giao tiếp ứng xử khéo léo cũng giúp ta thành công trong 
nhiều lĩnh vực và trong công việc.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Trong những năm qua, trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, 
dạy Tiếng Việt không chỉ dạy cho các em kĩ năng đọc, viết, nghe mà điều quan 
trọng là dạy các em sử dụng lời nói tình cảm trong giao tiếp. Nếu một người đọc 
thông, viết thạo tất cả các văn bản, có tài, có trình độ song khi nói trước tập thể 
thì sợ sệt, nhút nhát hoặc khi giao tiếp không gây được tình cảm, mối thân thiện 
với mọi người, để lại ấn tượng không tốt thì người đó khó mà thành công trong 
công việc.
 Chính vì vậy, để sau này lớn lên các em có một nhân cách tốt, biết nói 
năng lễ phép, lịch sự, biết nói lời biểu cảm trong giao tiếp và mạnh dạn khi giao 
tiếp với mọi người xung quanh thì ngay từ các lớp đầu cấp của Tiểu học chúng 
ta cần rèn cho học sinh kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng việt là điều rất quan 
trọng mà chúng ta cần phải thực hiện.
 Hiện nay chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học là lấy 
học sinh làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực học tập của học sinh. 
Theo tôi mon Tiếng Việt là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tự 
giác trong luyện tập để rút kinh nghiệm, tự chiếm lĩnh kiến thức qua thực hành 
dưới sự chỉ dẫn, điều hành của giáo viên. Một thực tế cho thấy hiện nay rất 
nhiều học sinh, sinh viên ra trường, có trình độ năng lực trong kĩ năng giao tiếp, 
thuyết trình, phát biểu trước đám đông lại rất khó khăn. Vì vậy theo tôi nhận 
thấy “Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2” là điều hết 
sức cần thiết và quan trọng. 
 Căn cứ vào thực tế lớp 2 tôi đang dạy, các em cũng gặp những khó khăn 
nhất định về ngôn ngữ giao tiếp như đã nêu ở trên. Chính vì vậy ý thức được vai 
trò của việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong giao tiếp, bản thân đã lựa chọn và 
nghiên cứu những kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Việt qua việc “Rèn kĩ 
năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2” làm đề tài sáng kiến 
kinh nghiệm của mình.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Trước hết, bản thân tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ: Mạnh 
dạn hơn trong giao tiếp, tiếp đó là rèn cho học sinh những kĩ năng, thói quen 
dùng lời nói biểu cảm trong giao tiếp, cũng như sự bày tỏ quan điểm nhận thức 
 2 Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
 1. Đặc điểm tâm lí học sinh:
 - Tất cả chúng ta đều biết, ở lứa tuổi Tiểu học tư duy của trẻ đang trong 
thời kỳ phát triển nên trẻ rất nhạy cảm, nhất là đối với học sinh khối 1, 2 các em 
mau nhớ nhưng cũng dễ quên. Vì vậy, đòi hỏi thầy phải tìm ra những phương 
pháp mới cho học sinh hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện 
tập.
 - Ngoài ra, các em rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với sự vật, hiện tượng 
nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
 - Bên cạnh đó, trẻ rất hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm 
xúc mới nên các em chóng chán nản. Do vậy, trong quá trình dạy học người thầy 
phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tổ chức các trò chơi xen kẽđể giúp học 
sinh bớt nhàm chán.
 2. Thực trạng ngôn ngữ của lớp 2:
 Nhóm 1: Nhóm học sinh có lời nói lưu loát, mạch lạc, khi giao tiếp biết 
thể hiện lời nói biểu cảm, lịch sự. Những học sinh này tôi phân làm nhóm 
trưởng, những nhân vật nòng cốt trong các tiểu phẩm của các tiết Tiếng Việt mà 
học sinh rèn luyện kĩ năng nói trên lớp. Những em này là người dẫn chương 
trình trong các giờ luyện nói trên lớp.
 Nhóm 2: Nhóm học sinh có lời nói tương đối rõ ràng, trôi chảy, lịch sự 
nhưng chưa thể hiện được lời nói tình cảm trong giao tiếp.
 Nhóm 3: Nhóm học sinh nhút nhát, ngại giao tiếp, khả năng giao tiếp 
kém, ít khi sử dụng lời nói lịch sự, tình cảm trong giao tiếp, nói năng chưa rõ 
ràng, chưa diễn đạt trọn ý, trọn câu. Chưa mạnh dạn, tự tin, nhút nhát khi giao 
tiếp. Sua khi quan sát theo dõi khả năng giao tiếp của học sinh, tôi thống kê chất 
lượng đầu năm như sau:
 4 Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2.
giờ luyện nói của mỗi tiết học, qua lời nói của học sinh với mọi người xung 
quanh mọi nơi, mọi lúc, qua các bài tập thực hành trong vở bài tập Tiếng Việt.
 Biện pháp thực hiện: Ngoài những sổ sách của nhà trường qui định, bản 
thân còn có thêm một quyển sổ ghi chép những điều quan sát, nhận xét cho từng 
học sinh trong lớp. Đó là cuốn sổ “Theo dõi đánh giá hành vi học sinh”. Trong 
cuốn sổ này, bản thân ghi chép những hành vi, lời nói giao tiếp, những thói quen 
tốt và cả những điểm còn khiếm khuyết của học sinh để từ đó có cái nhìn khái 
quát về việc sử dụng vốn ngôn ngữ biểu cảm của học sinh, và dễ dàng phân loại 
khả năng giao tiếp của mỗi học sinh trong lớp, sau đó lập kế hoạch bồi dưỡng 
nâng cao đói với học sinh giỏi và luyện kĩ năng nói sao cho đạt đến trình độ 
chuẩn đối với học sinh khá và học sinh trung bình.
 Sau khi phân loại học sinh tôi chọn lọc những câu hỏi, câu gợi mở sao cho 
phù hợp với từng đối tượng học sinh, để các em phát huy hết khả năng giao tiếp 
của mình trong phần luyện nói trong môn Tiếng Việt cũng như các môn khác 
trong chương trình.
 2. Phương pháp phân tích – tổng hợp:
 Từ phương phá quan sát, thu thập được những thông tin, tôi đã xử lí 
những thông tin ấy bằng cách phân tích, tổng hợp với những biện pháp thực hiện 
như sau:
 Tôi tiến hành phân chia học sinh theo nhiều nhóm trình độ khác nhau. Em 
thay phiên nhau làm nhóm trưởng để các em phát huy hết năng lực của mình.
 Bên cạnh đó, tôi thường xuyên khen ngợi, tuyên dương và có những phần 
thưởng nho nhỏ như cái bút, quyển vở để động viên khuyến khích cho những em 
có sự tiến bộ. Còn những em chưa tiến bộ tôi không phê bình các em mà bản 
thân động viên, giúp đỡ và áp dụng mọi biện pháp hợp lí nhất để giúp các em 
tiến bộ dần trong khi luyện nói và giao tiếp.
 Sau khi áp dụng biện pháp này bản thân thấy các em tiến bộ rõ rệt. Những 
em giỏi đã phát huy hết được vai trò của mình. Những em yếu, kém mạnh dạn 
hơn trong giao tiếp, biết nói năng lịch sự, có lời nói biểu cảm trong khi giao tiếp.
 6 Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2.
đọc to rõ câu thơ, câu văn mà mình tìm được để các bạn trong nhóm nghe. Cả 
nhóm cùng nghe thống nhất đánh giá kết quả của bạn theo tiêu chuẩn đọc to rõ, 
nhanh, phát âm đúng và xếp theo 3 loại A, B, C hoặc cho điểm theo thang điểm 
10. Khi cả nhóm đã đọc xong tính điểm của từng bạn để chọn ra bạn đạt giải 
nhất, nhì, ba. Cả nhóm bình chọn và tuyên dương những bạn sưu tầm được 
nhiều câu văn, câu thơ có cặp âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn lộn và đọc nhanh, 
to rõ ràng và đúng. Tiếp đó các nhóm cử đại diện và thi trước lớp.
 Cả lớp và giáo viên nhận xét tuyên dương những nhóm đọc đúng, rõ ràng 
và đọc đúng tốc độ qui định.
 Giáo viên đưa ra những đề bài gợi ý để học sinh có thể tìm thêm hoặc tự 
suy nghĩ ra để tham gia vào cuộc thi cùng các bạn.
 * Ví dụ 1: Đọc phân biệt các tiếng có âm đầu dễ lẫn lộn.
 a. Phân biệt s/x:
 - Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.
 - Cây xanh thì lá cũng xanh.
 Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
 (Tục ngữ)
 - Bầu trời xám xịt như sà xuống sát tận chân trời. Sấm rền vang, chớp lóe 
sáng. Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc, trở lại những cành xơ xác, 
khẳng khiu.
 b. Phân biệt d/gi:
 Dung dăng dung dẻ
 Dắt trẻ đi chơi
 Đến ngõ nhà giời
 Lạy cậu, lạy mợ
 Cho cháu về quê
 Cho Dê đi học.
 c. Phân biệt l/n:
 - Lên non mới biết non cao
 Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
 8 Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2.
mặt, chai tay, biết đáp lời cảm ơn, xin lỗi, đáp lời khẳng định, phủ định,...). Hoạt 
động này nhằm luyện tập học sinh phát triển ngôn ngữ qua hình thức vừa học 
vừa chơi, vừa phát triển ngôn ngữ nói, vừa giáo dục tác phong văn minh, lịch sự. 
Với loại bài tập này hình thức tổ chức lớp học sẽ thay đổi, sôi động hơn. 
Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới chú trọng đến loại bài tập tình huống để 
học sinh học cách thức nói và phát triển khẩu ngữ.
 Biện pháp: Để giờ luyện nói đạt hiệu quả cao, bản thân phải nghiên cứu 
nội dung bài luyện nói thật kĩ để đưa ra những câu hỏi dẫn dắt sao cho phù hợp 
với nội dung bài học cũng như phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tùy theo 
nội dung của bài luyện nói giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo đưa ra những tiểu 
phẩm ngắn gọn phù hợp với nội dung bài để học sinh tập đóng vai thể hiện ngôn 
ngữ của mình thật tự nhiên.
 Ví dụ: Trò chơi “Chọn lời đúng” tôi đã cho các em sắm vai để xử lí tình 
huống với nội dung:
 + Bạn gái xách 1 vật nặng, một bạn trai tới xách giúp.
 + Bạn trai chơi chạy đuổi bị vấp ngã, được một bạn khác đỡ dậy.
 + Trong giờ học vẽ, bạn gái cho bạn trai mượn bút chì.
 + Trên đường đi học về, bạn trai đưa cho bạn gái chai nước uống.
 Đồ dùng sắm vai: 1 túi xách to đựng một số vật, 1 chiếc bút chì màu, 1 
chai nước uống.
 Học sinh đại diện cho từng nhóm lần lượt lên chơi trò đóng vai ở mỗi tình 
huống đã cho khoảng 1 phút.
 - 2 học sinh đại diện cho 1 nhóm tham gia chơi: 1 em đóng vai bạn gái 
đang xách một chiếc túi to bước đi chạm chạp và nặng nhọc; 1 em đóng vai bạn 
trai đến bên bạn gái và nói: “Bạn để mình xách đỡ cho nào!” rồi đỡ chiếc túi từ 
tay bạn gái. Bạn gái nói: “Cảm ơn bạn, bạn tốt quá!”. Bạn trai cười tươi và nói: 
“Có gì đâu, việc nhỏ thôi mà!”.
 Sau khi đại diện cả 4 nhóm đã chơi xong về một tình huống, cả lớp cùng 
bình chọn lời nói đúng, hay và tìm các câu nói khác biểu đạt nội dung đó. Nếu 
 10 Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2.
 Giáo viên hướng dẫn cách diễn xuất cho từng nhân vật.
 Học sinh đóng vai và kể trong nhóm.
 Đại diện các nhóm thi trình diễn trước lớp.
 Các nhóm trình diễn xong, bình chọn những cá nhân và nhóm trình diễn 
hay để tuyên dương, khen thưởng.
 Với biện pháp này bản thân thường xuyên thay đổi học sinh để đóng các 
vai trong từng câu chuyện. Nhờ vậy, những em nhút nhát, sợ sệt, ngại giao tiếp 
trước tập thể đã có sự tiến bộ, mạnh dạn trong giao tiếp.
 Biện pháp:
 Giáo viên cho học sinh nhận vai, học thuộc lời thoại, nắm vững yêu cầu 
thể hiện tình cảm, thái độ (qua ánh mắt, cử chỉ, động tác, giọng nói) của nhân 
vật trong câu chuyện.
 Giáo viên hướng dẫn các nhân vật tập đối thoại sao cho thuộc lời và phối 
hợp với nhau một cách nhịp nhàng, tự nhiên.
 Giáo viên hướng dẫn cách diễn xuất cho từng nhân vật theo “kịch bản” đã 
chuẩn bị, trình diễn thử với những đạo cụ và bài trí khung cảnh nêu trong kịch 
bản.
 Học sinh trình diễn “màn kịch ngắn” trước lớp; giáo viên cho cả lớp nhận 
xét, bình chọn những học sinh diễn xuất giỏi để biểu dương, khen thưởng.
 * Ví dụ 6: Loại bài tập luyện kĩ năng hội thoại:
 Đây là loại bài tập học sinh tham gia trò chuyện với nhau, trả lời phỏng 
vấn, cùng nhau tranh luận về một đề tài theo nội dung bài học của mình, một câu 
có nội dung đề nghị bạn trả lời đúng đồ dùng cho mình.
 Ví dụ: Đóng vai chúc mừng nhau (Đáp lời chia vui)
 Chuẩn bị:
 3 hình vẽ (hoặc tranh ảnh) minh họa 3 tình huống khác nhau có xuất hiện 
lời chúc mừng và lời đáp lại lời chúc mừng:
 Bạn gái đội mũ, trên mũ có dòng chữ: Giải nhất viết chữ đẹp; một bạn 
tặng hoa chúc mừng bạn đoạt giải.
 Bạn trai tay ôm quả bóng, đầu đội mũ, trên mũ có dòng chữ Đội vô địch; 
một bạn đang bắt tay chúc mừng bạn đại diện cho đội vô địch.
 12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_noi_trong_gio_day_tieng_vi.doc