Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2 Trường TH Minh Hòa

doc 15 trang sangkienhay 30/01/2024 3620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2 Trường TH Minh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2 Trường TH Minh Hòa

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2 Trường TH Minh Hòa
 SKKN: Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2
 PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN DẦU TIẾNG
 Trường Tiểu Học Minh Hòa
 GIÁO VIÊN : Nguyễn Thị Thu Ba 
 LỚP : HAI
 NĂM HỌC : 2011 -2012
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ba 1
Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa- Dầu Tiếng –Bình Dương SKKN: Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Không biết từ bao giờ, ngôn ngữ nói có tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin 
và đóng vai trò biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lí và là một yếu tố quan trọng để 
biểu lộ văn hóa, tính cách con người. Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa 
đã được Ông cha ta rất coi trọng: “Học ăn, học nói , học gói, học mở”
 Để đánh giá một con người, chúng ta cũng phải có sự thử thách qua giao tiếp 
hằng ngày với họ: “Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời ”.
 Mặt khác việc giao tiếp, ứng xử khéo léo cũng giúp chúng ta thành công về 
nhiều lĩnh vực: “Khéo bán, khéo mua cũng thua người khéo nói”.
 Với trẻ em là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ngay từ khi các em còn rất 
nhỏ, chúng ta đã rất chú trọng đến việc giáo dục ở nhà trường với phương châm: 
“Tiên học lễ, hậu học văn”.
 Dạy Tiếng Việt không có nghĩa là chỉ dạy các em kĩ năng: đọc, viết, nghe 
mà còn dạy các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong giao tiếp, đó là một 
mảng kiến thức vô cùng quan trọng.
 Ý thức được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong giao tiếp, tôi 
đã lựa chọn và nghiên cứu những kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Việt qua việc 
“Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt” cho HS lớp Hai.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CƯÚ :
 + Để tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ: trước hết mạnh dạn hơn 
trong giao tiếp, tiếp đó là rèn những kĩ năng, thói quen dùng lời nói biểu cảm trong 
giao tiếp, trong các giờ luyện nói của môn Tiếng Việt trong chương trình SGK lớp 
Hai.
 + Nghiên cứu thực trạng trẻ lớp Hai hiện nay có những kiến thức và ý thức ra 
sao trong giao tiếp hằng ngày, cũng như sự bày tỏ quan điểm nhận thức của bản 
thân trước những vấn đề mà trẻ phải tự bộc lộ qua những lời nói, lời phát biểu, trả 
lời câu hỏi theo nội dung bài học và sự giao tiếp với mọi người xung quanh ở 
trường, ở lớp.
 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 
 Phạm vi nghiên cứu: Để nắm bắt được kết quả trong quá trình nghiên cứu dạy 
phân môn tập đọc lớp 2 qua 2 khâu luyện đọc cho học sinh và hướng dẫn cho học 
sinh cảm thụ văn học. Tôi đã thực hiện nghiên cứu ở 2 lớp 2 tôi đã dạy trong 3 năm 
gần đây
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ba 3
Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa- Dầu Tiếng –Bình Dương SKKN: Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2
 ♦ Nhóm 1: là nhóm học sinh có lời nói lưu loát, mạch lạc, biết 
thể hiện lời nói biểu cảm trong giao tiếp. Đây chính là những nhóm trưởng, những 
người dẫn chương trình trong các giờ luyện nói trên lớp, những nhãn vật nòng cốt 
trong các tiểu phẩm của các tiết Tiếng Việt mà học sinh tham gia rèn luyện kĩ 
năng nói trên lớp.
 ♦ Nhóm 2: Nhóm học sinh có lời nói tương đối trôi chảy, rõ 
ràng tuy nhiên chưa thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét.
 ♦ Nhóm 3: Nhóm học sinh ngại giao tiếp, khả năng giao tiếp 
kém, hầu như không biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp.
 Sau khi phân tích đặc điểm cũng như khả năng giao tiếp của từng học 
sinh trong lớp, Tôi tiến hành sắp xếp chỗ ngồi của học sinh sao cho phân bố đều 
khắp với ba đối tượng học sinh nêu trên trong các tổ, các nhóm. 
 Sự tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh l việc làm hết sức 
bổ ích và mang tính khả quan. Như ta thương nói : “Học thày không tày học bạn”. 
Sự phấn đấu - khích lệ trong quá trình học tập, noi thầy, đua bạn sẽ giúp trẻ mạnh 
dạn, năng động hơn rất nhiều trong quá trình rèn “Nói”. Và sự cổ vũ động viên của 
các bạn trong nhóm, tổ sẽ giúp trẻ tự tin hơn trước lời phát biểu của mình.
 3.Phương pháp thực hành – luyện tập :
 - Với phương pháp này, học sinh thường xuyên được thực hành luyện tập 
“Nói” trong tất cả các tiết học Tiếng Việt. Chính vì vậy khả năng giao tiếp của các 
em càng ngày càng được hoàn thiện hơn. Việc “Nói” sao cho trôi chảy, mạch lạc 
và lời văn thể hiện biểu cảm rõ ràng, từ đó tôi có thể đánh giá một cách chính xác 
khả năng học tập của học sinh
 - Biện pháp thực hiện: Tôi hướng dẫn các bài tập thực hành rèn luyện kĩ 
năng nói của học sinh ở lớp Hai :
 a. Loại bài tập luyện phát âm theo chuẩn:
 Ở phần này, tôi ch ý đối tượng học sinh phát âm chưa chuẩn các từ khó, tiếng 
khó cần rèn đọc trong phần luyện đọc ở tiết Tập đọc. 
 Lập danh sách những học sinh phát âm chưa chuẩn, để rèn cho các em. Học 
sinh phải phát âm đúng – chính xác, từ đó các em mới bình tĩnh tự tin phát biểu 
hay đưa ra những ý kiến ring của bản thân trong giờ luyện nói.
 + Cách tiến hành:
 Tôi lựa chọn các loại âm, vần địa phương thường phát âm sai chuẩn trong bài 
Tập đọc để HS luyện phát âm thật đúng và chính xác. Điều quan trọng ở đây chính 
là bản thân giáo viên phải là người phát âm chuẩn và chính xác.
 Đa số học sinh trong lớp Hai do tôi làm chủ nhiệm các em thường phát âm 
sai l/n, r/d, tr/ch, an/oan, uyên/iên Do đó trong phần yêu cầu luyện đọc các từ 
khó ở các bài tập đọc tôi luôn quan tâm lựa chọn những từ ngữ có âm đầu l/n, r/d, 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ba 5
Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa- Dầu Tiếng –Bình Dương SKKN: Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2
gái. Bạn gái nói: “Cảm ơn bạn, bạn tốt quá !”. Bạn trai cười tươi và nói: “Có gì 
đâu, việc nhỏ thôi mà !”.
 ° Sau khi đại diện cả 4 nhóm đã chơi xong về một tình huống, cả lớp cùng 
bình chọn lời nói đúng, hay. Nếu một vai nói đúng 1 câu sẽ được 1 điểm, nói đúng 
2 câu sẽ được 2 điểm. Tổng số điểm của hai vai là số điểm của mỗi nhóm trong 
từng tình huống chơi.
 ° Sau mỗi tình huống, giáo viên ghi điểm cho từng nhóm lên bảng lớp. Khi 
các nhóm đã chơi đóng vai ở tất cả các tình huống thì giáo viên cộng điểm và công 
bố nhóm có điểm cao nhất để khen thưởng.
 c. Loại các bài tập Kể chuyện :(kể chuyện đã nghe, đã đọc, kể chuyện về bản 
thân và những người xung quanh) Loại bài tập này được áp dụng ở phân môn 
Kể chuyện. 
 Giáo viên cần ch ý hướng dẫn học sinh sử dụng tư thế, giọng kể thích hợp, 
biết sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ, đặc biệt nam vững câu chuyện định kể. 
Giáo viên lựa chọn bài tập ở tiết Kể chuyện có yêu cầu phân vai dựng lại câu 
chuyện (trong sáchTiếng Việt lớp Hai), có thể dựa vào văn bản chuyện kể ở sách 
giáo khoa, sao lại thành “Màn kịch ngắn” để học sinh tập diễn xuất được dễ dàng 
và thuận lợi.
 VD: Câu chuyện “Những quả đào” (Tiếng Việt 2/ Tập 2, trang 91)có thể được 
dựng lại thành “kịch bản” cho “Màn kịch ngắn” như dưới đây để hướng dẫn học 
sinh tham gia dựng lại câu chuyện (lời dẫn trong ngoặc đơn nhằm gợi ý về thái độ, 
cử chỉ, hành động của nhân vật)
 Chuẩn bị một số đạo cụ phục vụ cho việc bài trí khung cảnh và diễn xuất : 
cảnh 1(1 chiếc ghế dài ); cảnh 2 (1 chiếc bàn có trải khăn và 5 chiếc ghế, 1 mâm 
cơm có vài chiếc bát đĩa có thức ăn, 4 quả đào bằng nhựa: 1 qua to và 3 quả nhỏ; 
quần áo và cây gậy cho học sinh đóng vai người ông và bà, có thể hóa trang thêm 
với râu, tóc).
 Cảnh 1: (Bà và các cháu Xuân, Vân, Việt đang ngồi trị chuyện trên ghế. Ông 
vừa đi xa về, từ ngoài cửa đi vào trên tay cầm 4 quả đào: 1 quả to và 3 quả nhỏ).
 Ông (đưa quả đào to cho bà, 3 quả nhỏ chia cho 3 cháu), nói :
 - Quả to này xin phần bà, 3 quả nhỏ chia cho 3 cháu. 
 Cảnh 2: (Khung cảnh trong nhà vào buổi chiều: 1 mâm cơm bày sẵn trên 
chiếc bàn ăn có trải khăn, cả nhà ngồi trên 5 chiếc ghế quây quanh bàn)
Ông hỏi: Thế nào, các cháu thấy đào có ngon không ?
 Xuân (nói với ông): Đào có vị rất ngon và mùi thật là thơm, ông ạ. Cháu đã 
đem hạt trồng vào một cái vị. Chẳng bao lâu nữa, nó sẽ mọc thành một cây đào to 
đấy, ông nhỉ ?
 Ông (mỉm cười, gật đầu, vẻ hài lòng):
 -Ừ, mai sau cháu sẽ làm vườn giỏi đấy !
 Vân (nói với ông, vẻ tiếc rẻ):
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ba 7
Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa- Dầu Tiếng –Bình Dương SKKN: Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2
 II. KẾT QUẢ 
 Qua một số phương pháp luyện nói cho HS đã nêu ở trên, Tôi đã thu được 
những kết quả chủ yếu trong dạy học như sau:
 -Đa số HS trong lớp có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất tốt 
như : các em nhận thức được cần phải lễ phép với người lớn, phải xưng hô đúng 
cách, biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi đúng chỗ, đúng nơi, đúng lúc.
 - Khi giao tiếp với thầy cô giáo, hầu hết HS đều biết sử dụng lời nói biểu cảm 
để bày tỏ sự lễ phép của mình.
 - Trong tất cả các giờ học trên lớp, HS đã biết trả lời câc câu hỏi của giáo viên 
với nội dung đầy đủ ý nghĩa, biết cách trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và trả lời 
thành câu 
 - Việc giao tiếp với bạn bè trong lớp cởi mở hơn, tự tin hơn rất nhiều.
- Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh, Tôi có kết quả xếp loại khả năng 
nói và giao tiếp của học sinh lớp Tôi (năm học: 2010– 2011) như sau:
 Khả năng Đầu năm Cuối năm
 Nói tốt 08 HS 16HS
 Tạm được 10HS 12 HS
 Chưa được 12 HS 02 HS
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ba 9
Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa- Dầu Tiếng –Bình Dương SKKN: Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2
 IV. KẾT LUẬN :
 “ Mục tiêu giáo dục bậc Tiểu học” có đưa phần mục tiêu rèn luyện nhân 
cách học sinh lên hàng đầu. Vậy trong mục tiêu, ngoài việc dạy học sinh nghe, nói, 
đọc, viết, biết tính toán, có kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội, mà còn chú 
trọng rèn nhân cách con người là chính. Nhưng lòng hiếu thảo, sự kính trọng ông 
bà, cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi phải được thể hiện bằng nhiều hình thức khác 
nhau, từ lời nói, thái độ, cử chỉ và việc làm. Điều này khẳng định vai trò to lớn của 
những lời nói biểu cảm của học sinh qua quá trình giao tiếp với mọi người xung 
quanh. Vì vậy việc rèn kĩ năng “Nói” cho học sinh trong giờ Tiếng Việt là một vấn 
đề vô cùng quan trọng và cần thiết.
 Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc giao dục tồn 
diện cho học sinh Tiểu học. Nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao, giáo viên 
phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu, nhằm bổ sung kiến thức cho bản 
thân để đáp ứng nhu cầu đó. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần phối hợp linh 
hoạt các phương pháp và có các hình thức dạy học tạo không khí hào hứng, vui 
tươi, phấn khởi để học sinh tiếp thu bài học một cách chủ động với hiệu quả cao 
nhất. Bên cạnh đó, sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với việc học tập của con 
em mình sẽ chính là động lực mạnh mẽ nhất giúp học sinh thực sự trở thành những 
con ngoan, trò giỏi và là những công dân văn minh, lịch sự, có ích cho gia đình, nh 
trường và xã hội.
 Những điều Tôi vừa trình bày ở trên rất có giá trị và hiệu quả đối với công 
việc giảng dạy của Tôi. Nhưng nó có hữu ích hay không còn nhờ sự góp ý và đánh 
giá của các quý đồng nghiệp.
 Minh Hòa, ngày 31 tháng 01 năm 2012
 Người viết
 Nguyễn Thị Thu Ba
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ba 11
Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa- Dầu Tiếng –Bình Dương

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_noi_trong_gio_day_tieng_vi.doc