Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU VĂN AN ––––––––––––––––––––––––––––– SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Lĩnh vực/môn : Tiếng Việt Tên tác giả : Trịnh Thị Phú Hà Giáo viên cơ bản : Lớp 2 Năm học 2011 - 2012 Phân môn Tập viết chủ yếu rèn kĩ năng viết chữ. Phân môn Kể chuyện rèn kĩ năng nói, nghe và đọc. Trong giờ kể chuyện, học sinh kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm mà các em đã học (Trong sách SGK hoặc trong các sách khác), nghe thầy, cô hoặc bạn kể rồi kể lại một câu chuyện bằng lời của mình, trả lời câu hỏi hoặc ghi lại những chi tiết chính của câu chuyện đó. Phân môn Tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc. Trong giờ Tập làm văn, học sinh được cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập (nói, viết) xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành của văn bản. Nhận biết được tầm quan trọng của việc đổi mới SGK lớp 2 và môn Tiếng Việt ở lớp 2, là một trong những giáo viên được tiếp cận với chương trình và SGK mới, tôi vừa dạy vừa nghiên cứu để tìm ra những sáng kiến mới nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và mong được góp sức giúp cho công tác giáo dục ngày càng phát triển và đổi mới. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, Tiếng Việt là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tự giác tập luyện và rút kinh nghiệm qua thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong kinh nghiệm này, tôi xin đề cập đến vấn đề: “Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2” Không biết từ bao giờ, trải qua hang ngàn năm tiến hóa của loài người, ngôn ngữ - tiếng nói từ tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin đã đóng vai trò biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng biểu lộ văn hóa, tính cách con người. Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” “Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Để đánh giá một con người, chúng ta cần phải có sự thử thách qua giao tiếp hàng ngày với họ: “Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời” NỘI DUNG PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Mục tiêu, ý nghĩa: Tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ: trước hết mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tiếp đó là rèn những kỹ năng, thói quen dùng lời nói biểu cảm trong giao tiếp, trong các giờ luyện nói của các tiết Tiếng Việt trong chương trình SGK lớp 2 hiện hành. Nghiên cứu thực trạng trẻ lớp 2 hiện nay có kiến thức, ý thức ra sao trong giao tiếp hàng ngày cũng như sự bảy tỏ quan điểm nhận thức của bản thân, trước những vấn đề mà trẻ phải tự bộc lộ bản thân qua những lời nói, lời phát biểu trả lời theo nội dung bài học và sự giao tiếp với mọi người xung quanh ở trường, ở lớp. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. 1.2 Chuẩn yêu cầu cần đạt Kĩ năng nói của học sinh lớp 2 cần đạt các yêu cầu sau: - Nói thành câu, rõ ràng, mạch lạc - Bước đầu biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chia tay, mời, nhờ, yêu cầu, chia vui, chia buồnđúng ngữ điệu và đúng nghi thức giao tiếp ở gia đình, trường học, nơi công cộng. - Biết giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, lớp học, bạn bè theo mục đích nhất định - Kể lại được một đoạn truyện đã nghe, đã đọc. - Nói những lời nói thể hiện hành vi thanh lịch, văn minh. PHẦN 2: THỰC TRẠNG Để nắm được khả năng nói của học sinh, khi nhận lớp tôi đã chủ động gần gũi giao tiếp với các em và quan sát những tình huống giao tiếp tự nhiên. Trong các tình huống giao tiếp tôi cố gắng đưa vào những nghi thức của lời nói như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, đồng ý, không đồng ý, từ chốiđể xem phản ứng của học sinh. Tôi thấy đa số các em chưa biết đưa ra lời nói phù hợp với những tình huống giao tiếp. Thực tế hiện nay do các em ít được tiếp xúc với xung quanh do bố mẹ bận đi làm và vì vậy vốn hiểu biết về các quy tắc giao tiếp của các em rất yếu. Đồng thời nhiều gia đình do cha mẹ bàn giao con ở nhà cho người giúp việc đến từ các địa phương nên các em cũng bị ảnh hưởng trong cách nói, cách phát âm của những địa phương khác nhau. Các em chưa biết cách diễn đạt ý của mình sao cho lịch sự khi giao tiếp với bạn bè hay mọi người xung quanh. Trong giao tiếp hàng ngày các em rất ít khi nói lời khen ngợi, cảm ơn nên trong bài học các em còn lúng túng, ngại ngùng khi thực hành nói lời cảm ơn, khen ngợi. Do các tiết học có thời lượng rất ngắn nên GV không thể cho nhiều học sinh được thực hành nhiều các nghi thức giao tiếp. Hiện tại, một số học sinh ở địa bàn Thụy Khuê khi nói các em vẫn sai nhiều lỗi phát âm và một số học sinh do bố mẹ xuất thân ở tỉnh ngoài nên cũng ảnh hưởng lối phát âm của địa phương. a. Nhóm học sinh có lời nói lưu loát, mạch lạc, biết thể hiện lời nói biểu cảm trong giao tiếp. Đây chính là những nhóm trưởng, những người dẫn chương trình trong các giờ luyện nói trên lớp, những nhân vật nòng cốt trong các tiểu phẩm của các tiết Tiếng Việt mà học sinh tham gia rèn luyện kĩ năng nói trên lớp. b. Nhóm học sinh có lời nói tương đối trôi chảy, rõ ràng tuy nhiên chưa thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét. c. Nhóm học sinh ngại giao tiếp, khả năng giao tiếp kém, hầu như không biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp. Sau khi phân tích đặc điểm cũng như khả năng giao tiếp của từng học sinh trong lớp, giáo viên tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho phân bố đều khắp 3 đối tượng học sinh nêu trên trong các tổ, các nhóm. Ưu điểm của biện pháp này là: Sự tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh là việc làm hết sức bổ ích và mang tính khả quan. Như ta từng nói: “Học thày không tày học bạn”. Sự phấn khích trong quá trình học tập, đua thầy, đua bạn sẽ giúp trẻ mạnh dạn, năng động hơn rất nhiều trong quá trình rèn nói. Sự cổ vũ động viên của các bạn trong nhóm, trong tổ sẽ giúp trẻ tự tin hơn trước lời phát biểu của mình. Qua phân tích tổng hợp khả năng giao tiếp của học sinh, tôi thống kê chất lượng học sinh đầu năm như sau: Khả năng Số học sinh Tỷ lệ % Nói tốt 28 HS 49,1% Tạm được 20 HS 35,1% Chưa được 9 HS 15,8% 3.3 Phương pháp 3: Phương pháp thực hành luyện tập: Với phương pháp này, học sinh thường xuyên được thực hành luyện tập “nói” trong tất cả các tiết học Tiếng Việt. Chính vì vậy khả năng giao tiếp của - Đưa ra từng “đề bài” để lần lượt từng người đọc to trước các bạn. Nhóm cử ra một người theo dõi và đánh giá, hoặc cả nhóm cùng nghe và thống nhất đánh giá kết quả đọc của bạn theo tiêu chuẩn: đọc nhanh, phát âm đúng (có thể cho điểm theo thang điểm 10 hoặc xếp loại theo 3 loại A, B, C) - Khi đọc xong tất cả “đề bài”, tính tổng số điểm của từng người (hoặc thống kê từng loại A, B,C) để chọn ra các bạn đạt giải nhất, nhì, ba. Cả nhóm có thể bình chọn để tuyên dương bạn nào sưu tầm (hoặc tự nghĩ ra) được nhiều câu hay, có nhiều tiếng mang cặp âm đầu, vần, thanh dễ lẫn. Ví dụ minh họa: Dựa vào những “đề bài” dưới đây, em có thể tìm thêm hoặc tự nghĩ ra những câu khác để đóng góp vào cuộc vui cùng các bạn. 1. Đọc phân biệt các tiếng có âm đầu dễ lẫn a) Phân biệt l/n: + Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy + Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp long nàng lâng lâng + Anh ta leo lên lưng chim, chim đập cánh ba lần lên nổi. b) Phân biệt ch/tr Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón là nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài hè c) Phân biệt s/x Anh bộ đội xúng xính trong bộ quần áo mới, vai súng nom thật oai vệ d) Phân biệt ac/at Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần Trước hết để giờ luyện nói đạt kết quả tốt, giáo viên cần dành thời gian nghiên cứu nội dung của bài luyện nói để đưa ra những câu hỏi dẫn dắt sao cho phù hợp với nội dung bài cũng như phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Với từng nội dung của bài luyện nói, giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo đưa ra những tiểu phẩm, tình huống ngắn gọn phù hợp với nội dung bài để học sinh tập sắm vai thể hiện ngôn ngữ của bản thân thật tự nhiên, trong sáng Ví dụ: Trò chơi về Tập làm văn Chọn lời cho đúng Chuẩn bị: - 4 tranh ảnh (hoặc hình vẽ) minh họa 4 tình huống khác nhau có xuất hiện lời cảm ơn và lời đáp lại lời cảm ơn: o Bạn gái xách 1 vật nặng, một bạn trai tới để xách giúp o Bạn trai chơi chạy đuổi bị vấp ngã, được một bạn khác đỡ dậy. o Trong giờ học vẽ, bạn gái cho bạn trai mượn chiếc bút chì. o Trên đường đi học về, bạn trai đưa cho bạn gái chai nước uống - 1 túi sách to đựng một số đồ vật, 1 chiếc bút chì màu, 1 chai nước uống - GV làm trọng tài, cử hai học sinh trong lớp giúp việc cho trọng tài. - Chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm ít nhất 8 học sinh); phân công 2 học sinh tham gia 1 tình huống của trò chơi Cách tiến hành: 1. Nêu cách chơi và tính điểm: Mỗi nhóm cử hai học sinh tham gia trò chơi ở tình huống thứ nhất. Học sinh tham gia trò chơi bước lên trước bảng lớp để các học sinh khác tiện theo dõi. Học sinh đại diện cho từng nhóm lần lượt lên chơi trò đóng vai ở mỗi tình huống đã cho trong khoảng 1 phút. Ví dụ: 2 học sinh đại diện cho hai nhóm tham gia chơi. Một em đóng vai bạn gái đang xách một cái túi to bước đi chậm chạp và nặng nhọc. Một em đóng vai bạn trai đến bên bạn gái và nói: “Bạn để mình xách đỡ cho nào!” rồi đỡ lấy - 3 hình vẽ (hoặc tranh ảnh) minh họa 3 tình huống khác nhau có xuất hiện lời chúc mừng và lời đáp lại lời chúc mừng: ▪ Bạn gái đội mũ, trên mũ có dòng chữ “Giải nhất viết chữ đẹp”; một bạn tặng hoa chúc mừng bạn đoạt giải. ▪ Bạn trai tay ôm quả bong, đầu đội mũ, trên mũ có dòng chữ “Đội vô địch”; một bạn gái đang bắt tay chúc mừng bạn đại diện cho đội vô địch. ▪ Bạn trai đang đứng trên sân khấu để nhận giải thưởng. Sau lưng bạn trai là tiêu đề cuộc thi: “Thi kể chuyện hay”; một mang hoa lên tặng bạn trai được giải thưởng và nói lời chúc mừng. - 5 chiếc mũ làm bằng dải bìa quây tròn, trên có dòng chữ “Giải nhất viết chữ đẹp” - 5 quả bóng có dán băng giấy, trên băng giấy có ghi “Đội vô địch”. - 5 chiếc mũ làm bằng dải bì, quây tròn, trên có điểm 10 và chữ KC (kể chuyện) - Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm ít nhất 6 học sinh, sao cho cứ 2 em đóng vai để thực hiện 1 tình huống được minh họa trong tranh. - GV làm trọng tài, 2 học sinh giúp trọng tài làm việc. Cách tiến hành: 1. Nêu cách chơi và tính điểm. Ví dụ: 2 học sinh đại điện cho nhóm 4 tham gia chơi. Một học sinh đóng vai bạn gái đoạt giải nhất trong kỳ thi “Viết chữ đẹp” của trường. Một học sinh đóng vai bạn gái lên chúc mừng bạn được giải và nói: “Chúc mừng bạn! Chúng tớ vui lắm!” rồi xiết chặt tay bạn. Bạn được giải đáp: “Cảm ơn các bạn!”. 2. Thực hành trò chơi: - 3 nhóm học sinh chơi đóng vai lần lượt từ tình huống đầu đến tình huống cuối theo cách đã hướng dẫn. Khi 2 học sinh trong nhóm chơi xong ở tình huống đầu thì nhóm lại cử hai học sinh khác chơi ở tình huống tiếp theo. Tiếp tục cử người chơi như vậy ở 3 tình huống.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_noi_trong_gio_day_tieng_vi.doc