Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 Trường TH Thanh Xuân Nam

docx 17 trang sangkienhay 05/02/2024 2680
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 Trường TH Thanh Xuân Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 Trường TH Thanh Xuân Nam

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 Trường TH Thanh Xuân Nam
 PHẦN THỨ NHẤT
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Đất nước ta trong thời kì đổi mới về mọi mặt. Đảng và nhân dân ta luôn quan 
tâm tới các lĩnh vực, trong đó có ngành giáo dục. Từ những đổi mới không ngừng 
về văn hóa giáo dục của nước ta, mục tiêu đào tạo của cấp tiểu học ở môn Tiếng 
Việt nói chung và môn tập đọc lớp 2 nói riêng, học sinh phải đọc lưu loát, rõ ràng 
và đọc đúng. Tập đọc là một trong những phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. Tập đọc 
có nghĩa là đọc đúng kết hợp với quy tắc đọc chuyển văn bản bằng chữ viết thành 
văn bản về âm thanh. Phân môn này dạy cho học sinh tri thức và kỹ năng đọc, phát 
triển năng lực đọc hiểu, có kỹ năng hiểu khi giao tiếp. Trẻ em đến tuổi học thường 
bắt đầu quá trình học tập bằng quá trình đọc, học chữ, học sinh biết đọc chữ nhận 
biết chữ bằng cách đọc phát ra âm thanh tai nghe để ghi nhớ âm thanh, kết hợp với 
nhìn để ghi nhớ chữ. Sau đó mới tái hiện các con chữ bằng các hình nét ghi chữ. Học 
sinh có đọc được thông thạo thì mới học được các môn học khoa học khác. Vì vậy 
trẻ phải được học đọc sau đó mới học viết. Trong phân môn tập đọc lớp 2, học sinh 
cần phải hoàn chỉnh kĩ năng đọc đúng theo nội dung, theo nhân vật trong bài, đọc 
ngắt nghỉ đúng dấu câu và giữa các cụm từ. Việc đọc đúng ở bậc tiểu học là cơ sở 
ban đầu giúp học sinh thêm yêu thích môn Tiếng Việt tiến tới say mê học các bộ 
môn xã hội. Đào tạo các em trở thành con người toàn diện. Biết giữ gìn sự trong 
sáng của Tiếng Việt, yêu thích tiếng mẹ đẻ, làm nền tảng cho những môn học khác.
 Chính vì những nhận thức trên nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Rèn kĩ năng 
đọc cho học sinh lớp 2.”
 II. PHẠM VI- ĐỐI TƯỢNG- THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 1. Phạm vi nghiên cứu
 - Phân môn tập đọc lớp 2.
 2. Đối tượng nghiên cứu
 - Học sinh lớp 2 trường tiểu học Thanh Xuân Nam. đến với cái đẹp mà ở tập đọc thường hướng đến cái hay, cái đẹp phù hợp với tâm 
sinh lý của học sinh lớp 2. Qua giờ tập đọc, học sinh sẽ cảm thụ được cái hay, cái 
đẹp và tình cảm trong sáng lành mạnh, bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu quê 
hương đất nước, yêu trường lớp, bạn bè, những người thân yêu của mình, yêu lao 
động và chăm chỉ học hành để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.
 Có thể khẳng định việc đọc đúng của học sinh có tác dụng rất lớn trong việc 
học môn Tiếng Việt.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1. Đối với giáo viên.
 Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy được trọng trách 
của mình trong sự nghiệp trồng người. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành 
cho học sinh những cơ sở ban đầu về môn Tiếng Việt, trong đó có phân môn tập 
đọc. Xuất phát từ nhiệm vụ của môn học, động cơ dạy học của môn học, từ những 
bài văn, bài thơ hay, mỗi giáo viên phải có cảm hứng và lòng nhiệt tình giảng dạy. 
Giáo viên phải hiểu rõ thẩm mỹ, cảm thụ được những bài tập đọc đó để truyền đạt 
cho học sinh kỹ năng đọc đúng.Giáo viên phải có kỹ năng đọc diễn cảm, đọc thành 
nghệ thuật thì mới nâng cao khả năng đọc cho học sinh.
 Qua thực tế hơn hai chục năm giảng dạy tôi thấy, việc học sinh đọc đúng là 
mục tiêu của giờ dạy mà giáo viên phải làm trong mỗi giờ tập đọc. Đọc đúng, là vấn 
đề không đơn giản đối với mỗi học sinh. Trình độ chuyên môn của giáo viên, hiểu 
được yêu cầu của sách hay không? Thực tế giảng dạy của mỗi giáo viên thế nào? 
Đối tượng học sinh ra sao? điều này rất quan trọng.
 Từ khi giáo dục có sự đổi mới, đòi hỏi học sinh đọc phải đạt ở mức độ cao hơn. 
Học sinh đọc đúng, rõ ràng, mạch lạc, học sinh càng yêu thích phân môn này, giúp 
các em rất nhiều trong quá trình học tập các môn học khác cũng như trong diễn đạt 
và giao tiếp trong cuộc sống.
 2. Đối với học sinh.
 Bước vào đầu năm học lớp 2, với phân môn tập đọc học sinh bước đầu đã đọc - Chuẩn bị cho học sinh thời gian học tập trên lớp và học tập ở nhà.
 - Thông báo với phụ huynh học sinh qua 1 tháng học tập về việc đọc của học 
sinh và yêu cầu của giáo viên về việc rèn đọc.
 - Lập kế hoạch rèn đọc cho học sinh.
 3. Công việc của học sinh
 - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa Tiếng Việt.
 - Dành thời gian học tập nhất định trong tuần ở trên lớp (theo thời khóa biểu 
đã qui định).
 - Đọc đúng, to, rõ ràng mạch lạc, phát âm chuẩn.
 - Gia đình học sinh cần chăm lo khuyến khích việc rèn đọc của con em mình.
 IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
 - Để dạy tốt môn tập đọc lớp 2 giáo viên cần nắm vững nội dung chương 
trình và nội dung từng bài, tìm ra phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh 
từ đó nhằm nâng cao chất lượng bài dạy.
 - Để hướng dẫn học sinh đọc đúng theo yêu cầu của môn học, việc đầu tiên 
tôi quan tâm tới thể loại trong chương trình tập đọc lớp 2. Có 60 bài tập đọc là văn 
bản văn học. Các bài tập đọc được chia thành các thể loại sau:
 + Văn xuôi gồm: 45 bài
 + Thơ: 15 bài
 - Khi dạy từng thể loại tôi đã hướng dẫn học sinh cách đọc đúng như sau:
 1. Đối với văn xuôi:
 - Các dạng bài này chủ yếu là thể loại kể chuyện (truyện, văn miêu tả, văn 
bản khoa học, nghị luận và văn bản thông thường...).
 - Khi dạy dạng này, tôi đặc biệt chú ý tới khâu đọc mẫu của mình. Khâu đọc 
mẫu thường nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế đọc cho học sinh. 
Căn cứ vào trình độ của học sinh của lớp mà đọc mẫu có thể 1 hoặc 2 lần theo mục “ Cô dạy em/ tập viết/ Gió/ đưa thoảng hương nhài/ 
 Nắng/ ghé vào cửa lớp/ Xem chúng em/ học bài.// Những 
 lời/ cô giáo giảng/ Ấm trang vở /thơm tho/ Yêu thương/ 
 em ngắm mãi/ Những điểm mười/ cô cho.”//
 - Ngoài ra thơ còn gần với nhạc, thơ là họa, khi đọc phải vang lên chất nhạc, 
chất họa trong thơ.
 Ví dụ: Bài tập đọc: Thư Trung Thu - Tuần 19 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ 
tập 2- trang 9
 “ Ai yêu các nhi đồng/ Bằng/ Bác Hồ Chí Minh?// 
 Tính các cháu/ ngoan ngoãn,/ Mặt các cháu/ xinh xinh./ 
 Mong /các cháu cố gắng/ Thi đua/ học và hành.// Tuổi 
 nhỏ/ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức/ của mình,/ Để/ tham 
 gia kháng chiến,/ Để/ gìn giữ hòa bình.// Các cháu/ hãy 
 xứng đáng/ Cháu/ Bác Hồ Chí Minh.//
 Khi đọc giọng nhẹ nhàng, êm ái, thể hiện lời ru và tình cảm yêu thương của 
tác giả với em nhỏ của mình.
 - Mỗi thể thơ có những đặc trưng riêng:
 + Thơ 4 chữ: Khi đọc thể hiện tình cả m theo từng khổ (thong thả, lúc chậm, 
lúc nhanh hoặc toàn bài giọng đọc thong thả).
 Ví dụ: Bài tập đọc: Thương ông - Tuần 10 sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 1- 
trang 83
 Ông/ bị đau chân/ Nó sưng/ nó tấy/
 Đi/ phải chống gậy.//
 Việt/ chơi ngoài sân/
 Lon ton lại gần://
 - Ông vịn vai cháu/
 Cháu đỡ ông lên.// Lời ru/ có gió mùa thu/
 Bàn tay mẹ quạt/ mẹ đưa gió về.//
 Những ngôi sao thức/ ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng 
 con.//
 Đêm nay/ con ngủ giấc tròn/
 Mẹ là ngọn gió/ của con suốt đời.//
 Ngoài ngắt nhịp đúng, cần nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, giọng đọc 
phù hợp với nội dung bài thơ để tạo thành chất thơ.
 3. Chú ý đến kỹ năng đọc.
 Muốn đọc đúng thì người dạy - người học phải nắm được yêu cầu của đọc:
 - Đọc rõ ràng, mạch lạc.
 - Ngắt nghỉ đúng dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Đọc đúng ngữ điệu của câu.
 Trong giờ tập đọc trên lớp, để rèn đọc đúng cho học sinh, giáo viên phải phân 
đối tượng. Cần chú ý đến tính cách của học sinh. Em mạnh dạn sẽ đọc tốt hơn, những 
em chưa mạnh dạn sẽ đọc yếu hơn. Từ đó có hướng rèn đọc cho những em đó.
 Ví dụ: Trong lớp có em Nguyễn Tuấn Dũng đọc ngắt nghỉ đúng xong đọc nhỏ, 
lí nhí nên không phân biệt rõ ngữ điệu của câu. Nét mặt, cử chỉ rụt rè thiếu tự tin dẫn 
đến chưa đọc tốt.
 Giáo viên cần chú ý đến cường độ đọc của học sinh. Cần căn cứ vào từng giai 
đoạn để rèn đọc đúng. Sửa khi đọc quá nhanh, quá chậm, không đúng nhịp trong 
thơ, văn. Cụ thể đọc với tốc độ đạt yêu cầu:
 + Giữa học kỳ I (Sau 8 tuần): 35 tiếng/ 1 phút.
 + Cuối học kỳ I (Sau 17 tuần): 40 tiếng/ 1 phút.
 + Giữa học kỳ II (Sau 25 tuần): 45 tiếng/ 1 phút.
 + Cuối học kỳ II: 50- 55 tiếng/ 1 phút. đọc phát âm chuẩn từ đó trước để em nghe và nhìn miệng cô khi phát âm, sau đó 
cho em đọc lại đến khi đạt được yêu cầu thì mới thôi.
 Ngoài ra, để đọc được đúng giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc hiểu. Đây là 
một yêu cầu cần thiết đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng. 
Các em hiểu được nội dung bài, hiểu được ý nghĩa một số từ khó thì việc luyện đọc 
sẽ hay hơn, hiệu quả hơn.
 Thông thường việc dạy đọc: Đọc dứt một câu, một đoạn, hình thành công đoạn 
đọc cho học sinh.
 Ví dụ: Khi đọc mẫu xong, học sinh có thể tự nêu cách đọc của bài. Đọc câu 
các em sẽ tự phát hiện ra từ ngữ khó đọc dễ phát âm lẫn. Đọc đoạn sẽ giúp các em 
phát hiện và hiểu nghĩa từ mới. Các em sẽ chủ động, tích cực trong luyện đọc.
 4. Đọc phải chú ý đến ngữ điệu
 Những câu, đoạn văn nói về thiên nhiên, gia đình, trường học có cách diễn đạt 
ngữ liệu trong sáng, dễ hiểu, có tác dụng giáo dục giá trị nhân văn và cung cấp cho 
học sinh những hiểu biết về cuộc sống.
 5. So với phân phối thời gian
 Trong giảng dạy phân môn tập đọc, tôi thường cố gắng sao cho 100% số học 
sinh trong lớp được đọc trên lớp.
 Trong khi học sinh đọc, giáo viên uốn nắn sửa ngay cho các em: Cách ngắt 
nhịp, ngắt hơi (nghỉ ngắn, nghỉ dài) cách nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm... để 
học sinh nắm được và có hướng sửa tốt hơn.
 Kết hợp với luyện đọc trong các giờ khác như: Kể chuyện, luyện từ và câu... 
hướng học sinh biết sửa đọc đúng, biểu lộ cảm xúc theo nội dung từng đoạn, nhấn 
mạnh học sinh đọc những câu cảm.
 Trong khi học sinh trả lời, tôi hướng cho các em nói năng mạch lạc, dứt khoát, 
tạo tiền đề cho việc đọc tốt hơn. 2. Với học sinh
 Qua kiểm tra chất lượng của học sinh cuối học kì I, các em học rất hiệu quả 
mặc dù chưa thể đạt 100% đọc tốt được, song với phương pháp rèn đọc tích cực giúp 
cho hầu hết các em không chỉ đọc đúng mà còn đọc tốt tất cả các bài đọc, các môn 
học.
 Sau một thời gian nghiên cứu và thưc hiện những biện pháp dạy học tôi thấy 
kết quả chuyển biến, nhiều em trước đây đọc còn kém, phát âm sai, đọc ngắt nghỉ 
chưa đúng. Với những biện pháp trên tôi nhận thấy kĩ năng đọc đúng của học sinh 
được nâng lên rõ rệt. Tôi khảo sát kết quả việc rèn kĩ năng đọc đúng của học sinh 
lớp 2 qua các kì kiểm tra như sau:
 Đầu năm Cuối học kì I
 Mức độ
 Số lượng % Số lượng %
 + Đọc rõ ràng mạch lạc, ngắt nghỉ đúng 15 26,8 20 35,7
 + Đọc đúng, đọc to, rõ ràng 20 35,7 26 46,4
 + Đọc đúng nhưng còn nhỏ 15 26, 10 17,9
 + Đọc còn yếu, ngắc ngứ 06 10,5 0 0
 Trên thực tế tôi đã thử nghiệm và thực hiện phương pháp rèn đọc cho học 
 sinh với phương châm: “Học sinh được luyện đọc càng nhiều càng tốt và giáo
 viên chỉ cần làm việc ít, là người hướng dẫn tổ chức cho các em phát huy óc 
sáng tạo của các em. Trên cơ sở kết quả đạt được của học sinh trong năm tôi đã rút ra cho mình một 
số kinh nghiệm sau:
 + Cho học sinh chuẩn bị trước bài.
 + Hiểu theo ý hiểu của học sinh.
 + Đọc lưu loát, rõ ràng, đúng từng tiếng.
 + Giáo viên soạn bài theo hướng đổi mới phương pháp với chuyên đề tập đọc, 
bài soạn bám sát vào mục tiêu của từng bài (chú ý khâu đọc).
 + Tạo ra tâm thế cả thầy và trò khi đọc bài sao cho tự nhiên.
 + Cô đọc mẫu (lần 1, lần 2) phải đọc diễn cảm để học sinh vừa cảm thụ vừa bắt 
chước cô đọc.
 + Giúp học sinh nhận diện cách đọc của bài theo thể loại thơ, văn xuôi,...
 + Học sinh tự tìm ra cách đọc cho mỗi đoạn văn mỗi khổ thơ theo ý hiểu của 
mình (đây là khâu quan trọng giúp học sinh tự hình thành cách đọc).
 + Nhận diện ra nhịp đọc ở thơ, văn xuôi.
 + Tạo cho học sinh những rung động riêng, thích đoạn nào, câu nào trong mỗi 
bài theo cảm nhận của từng em, từ đó sẽ xung phong đọc, Giáo viên tuân thủ theo 
các bước lên lớp, không giảng lạm sang thời gian luyện đọc của học sinh.
 III. KHUYẾN NGHỊ
 Qua quá trình nghiên cứu đề tài và áp dụng vào giảng dạy cho học sinh hang 
ngày, tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
 - Để đạt được hiệu quả giáo dục cao thì mỗi người giáo viên tiểu học cần 
quán triệt tốt mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục.
 - Trước khi dạy bài mới giáo viên cần xem xét kĩ nội dung bài và định hướng 
việc sử dụng các phương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho hợp lí nhất và đạt hiệu 
quả cao nhất.
 - Mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy phải nghiên cứu, thiết kế bài dạy thật 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_2_tru.docx