Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 Trường TH Minh Hòa
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 Trường TH Minh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 Trường TH Minh Hòa
Đề tài: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp Hai. Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ A. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI - Như chúng ta đã biết, giao tiếp bằng ngôn ngữ được thực hiên qua hai hình thức:khẩu ngữ (giao tiếp bằng lời nói) và bút ngữ (giao tiếp bằng chữ viết). Giao tiếp bằng hình thức khẩu ngữ bao gồm hai hành vi nói và nghe. Giao tiếp bằng bút ngữ gồm hai hành vi viết và đọc. Cho dù là giao tiếp bằng khẩu ngữ hoặc bút ngữ thì sản phẩm của giao tiếp vẫn chứa đựng nội dung thông tin do người nói hoặc viết sản sinh ra. Trong đó đọc là một hoạt động giao tiếp bằng khẩu ngữ, là hành vi tiếp nhận thông tin qua văn bản. Nhờ hoạt động đọc mà con người đã chuyển giao cho nhau những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm, thông tin hiểu biết của các thế hệ trước và của cả những người đương thời, phần lớn được ghi lại bằng chữ viết, làm giàu thêm tri thức của mỗi người và thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. - Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc theo đúng nghĩa trong một xã hội hiện đại ngày nay. Vì vậy, đọc là một nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người. - Trên đây là tầm quan trọng của việc đọc đối với một đời người, nhưng đối với một đứa trẻ thì việc đọc lại càng có ý nghĩa thực tế hơn. + Trước hết là trẻ phải đi học, phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Việc đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. + Đọc sẽ tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. + Mục đích cuối cùng của việc đọc là để hiểu và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Vì vậy, sau khi đã hoàn thành việc đọc đúng, đọc trơn ở lớp 2 sang lớp 3 các em sẽ tiếp tục được hoàn thiện và tập trung vào việc đọc hiểu và diễn cảm nhiều hơn. Chính những điều kiện vừa nêu trên khẳng định sự cần thiết việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống về năng lực đọc cho học sinh. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ba – Giáo viên – TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA 1 Đề tài: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp Hai. + Học sinh chưa có thói quen đọc sách, truyện hoặc đọc bâng quơ mà không cần biết mình đã đọc gì, câu chuyện trên dạy ta điều gì. + Có một số bài tập đọc khá dài ảnh hưởng đến thời gian luyện đọc trên lớp của học sinh. + Nhiều giáo viên coi nhẹ giờ tập đọc, chú trọng nhiều đến việc luyện toán, luyện văn Vì những lí do nêu trên mà việc dạy đọc và chất lượng đọc bị ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh Đề tài nghiên cứu là “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2” nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học tập đọc cho học sinh lớp, nhằm rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc thầm (đọc hiểu), đọc diễn cảm nhằm đề xuất một số phương pháp để nâng cao hiệu quả của việc dạy học tập đọc cho học sinh lớp 2 và để đạt được mục đích này tôi giải quyết một số nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy tập đọc cho học sinh lớp 2. + Đề xuất một số biện pháp tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả của dạy học tập đọc cho học sinh lớp 2. C. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu: Để nắm bắt được kết quả trong quá trình nghiên cứu dạy phân môn tập đọc lớp 2 qua 2 khâu luyện đọc cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh cảm thụ văn học. Tôi đã thực hiện nghiên cứu ở 2 lớp 22 và 23. D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế dạy học ở khối 2. 2/ Phương pháp điều tra thực tế dự giờ. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ba – Giáo viên – TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA 3 Đề tài: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp Hai. + Học sinh đọc trên trung bình nhưng còn một số thiếu sót (ngắt nghỉ sai, có hướng đọc diễn cảm nhưng chưa chính xác). + Học sinh đọc khá tốt. * Phương pháp rèn đọc cho học sinh đọc yếu kém: - Học sinh đọc yếu thường có tâm lí chung là ngại đọc, lúng túng khi được gọi đọc hoặc kiểm tra đọc do vậy cần chú ý tới tạo tâm thế cho học sinh trước khi đọc: tư thế đọc của học sinh, đứng hoặc ngồi cần ngay ngắn, cầm sách bằng hai tay, sách phải được mở rộng, khoảng cách từ mắt đến tay phải từ 30 - 35cm. Khi thầy gọi đọc phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu khi đọc thành tiếng không phải để cho cô giáo, thầy giáo nghe mà cả lớp cùng nghe nên cần đọc đủ cho cả lớp nghe rõ. Nhưng cũng không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên, ở điểm này giáo viên cần kiên nhẫn động viên các em luyện tập để chất lượng đọc ngày càng tốt hơn. - Học sinh đọc yếu kém còn là những học sinh có kĩ năng đọc thành tiếng chưa đạt ở mức độ thứ nhất tức là mức độ đọc đúng. Chẳng hạn, học sinh đọc còn ê a ngắc ngứ, đọc lí nhí đọc còn sai nhiều ở chữ cái và âm tiết Tiếng Việt, chưa có khả năng đọc đúng các thể loại văn bản khác nhau. - Học sinh dân tộc thường đọc chậm, thêm dấu, bỏ dấu (thêm dấu huyền hoặc bỏ dấu huyền, thêm dấu nặng) không đúng với văn bản đọc: Chẳng hạn: từ “trời tối” đọc là “chời tối”, “so sánh” đọc là “xo xánh”. “giã giò” đọc là “dả dò” “Hòanh hành” đọc là “hoàn hành” “rõ ràng” đọc là “gõ gàng” “lăn tròn” đọc là “lăng tròn” - Đối với dạng học sinh sai kiểu này tôi thường chú trọng đến việc luyện đọc và phát âm đúng. Tức là phải thường xuyên luyện theo mẫu (mẫu của thầy và mẫu của bạn), thông qua cách phát âm của giáo viên học sinh được trực tiếp quan sát và Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ba – Giáo viên – TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA 5 Đề tài: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp Hai. + Bài : Gió Gió ở rất xa/ rất rất xa Gió thích/ chơi thân/ với mọi nhà/ Gió cù khe khẽ /anh mèo mướp/ Rủ đàn ong mật/ đến thăm hoa// Gió đưa những cánh diều/ bay bổng// Gió ru cái ngủ/ đến la đà//........... Từ việc nâng dần độ khó cho học sinh yếu, các em sẽ cải thiện được khả năng đọc của mình, có hứng thú hơn với phân môn tập đọc. * Rèn cho những học sinh có mức đọc trung bình: - Những học sinh đọc trung bình tức là những học sinh đọc tương đối đạt về tốc độ so với học sinh lớp 3 khoảng từ 20 – 25 chữ/phút. Tuy nhiên, vẫn còn một số sai sót về chữ cái và âm tiết tiếng Việt. - Do tiếng Việt có nhiều phương ngữ nhiều địa phương có cách phát âm khác nhau ít nhiều ảnh hưởng đến cách phát âm đúng chuẩn của học sinh. Ví dụ: Học sinh đọc sai các âm vị là phụ âm đầu trong tiếng Việt như “cái nón” đọc thành “cái lón”; “lúa nếp” đọc thành “ núa nếp”, là sai do không phân biệt được cặp phụ âm l/n. - Đọc không phân biệt được sự khác nhau giữa các âm vị là nguyên âm giữa vần. Ví dụ: “lúa chiêm” đọc thành “lúa chim”, “quả chuối” đọc thành “quả chúi”, là không phân biệt được hai âm vị nguyên âm giữa vần i/iê u/uô - Đọc không phân biệt các âm vị là phụ âm cuối vần. Ví dụ: “sướt mướt” đọc thành “sước mước” - Đọc không phân biệt được các thanh điệu ?/~. Ví dụ: “lãng đãng” đọc thành “lảng đảng”, “ngựa gỗ” đọc thành “ngựa gổ”, Đối với những học sinh thường đọc sai theo các dạng đã nêu trên việc rèn cho học sinh là tương đối khó, vì đây là những lỗi sai do cách phát âm ảnh hưởng Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ba – Giáo viên – TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA 7 Đề tài: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp Hai. tươi, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Tạo điều kiện cho tất cả học sinh được đọc thành tiếng. Đồng thời cũng giúp đối tượng học sinh trên nhận thấy những sai sót mà mình còn vướng phải để có điều kiện sửa chữa. Tuỳ theo từng bài từng mức độ đọc của học sinh mà tôi cho học sinh đọc đồng thanh cả bài hoặc 1 - 2 câu văn - Ngoài những học sinh đọc sai kiểu nhát gừng như đã nói ở trên còn có những học sinh khi cầm sách là đọc liến thoắng (Quá nhanh) hoặc đọc như hát, như ru là những học sinh có hướng diễn cảm sai khi thể hiện nội dung bài đọc. Những học sinh này thường đọc một giọng đều đều, không lên không xuống tạo nên một không khí ảm đạm khi đọc. Tôi thường nêu lên cho học sinh thấy rằng khi đã đọc nhanh là đã có kĩ năng nhận diện mặt chữ tốt, cần khen ngợi tuy nhiên khi đọc thành tiếng là đọc cho người khác nghe vậy em cần phải chú ý xác định tốc độ cho người nghe hiểu kịp (Tốc độ cho phép tối đa là 50 tiếng/phút đối với lớp 2) và biểu đạt đúng cách đọc của từng bài. - Tôi hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc thầm theo. Ngoài ra, còn dùng biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra lẫn nhau để có nhận xét sửa chữa. Đồng thời cho học sinh thảo luận về cách đọc sau đó thống nhất và làm mẫu để học sinh noi theo. Ví dụ: Khi dạy bài”Mẹ” Cho học sinh đọc 2 dòng thơ tôi hỏi học sinh cách đọc và cách ngắt nhịp Mẹ/ Lặng rồi cả tiếng con ve/ Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi// Nhà em vẫn tiếng ạ ời/ Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru//.. - Muốn học sinh đọc đúng tốc độ, có hướng diễn đạt và biểu cảm đúng nội dung văn bản cần có sự chuẩn bị tốt bài đọc ở nhà, học sinh phải đọc trước nhiều. Em nào còn chưa theo kịp cần rèn luyện thêm sau tiết dạy. * Rèn đọc cho những đối tượng học sinh có kĩ năng đọc khá tốt: Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ba – Giáo viên – TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA 9 Đề tài: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp Hai. - Ngoài những giờ học trên lớp, những giờ đọc truyện, đọc sách ở thư viện tôi cũng thường xuyên nhắc nhở học sinh cần phải luyện đọc thầm, không nên đọc thành tiếng khi không có yêu cầu. * Rèn đọc diễn cảm: - Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao chỉ thực hiện được khi đã đọc đúng và đọc lưu loát. Đó là việc đọc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng, cường độ..để biểu đạt đúng những ý nghĩ tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài đọc và cũng là thể hiện sự thông hiểu của người đọc đối với tác phẩm. Điều này thật ra chưa có nhiều học sinh ở bậc tiểu học làm được, vì vậy việc rèn cho học sinh kĩ năng này là một việc làm hết sức cần thiết. Phần III: BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH Qua thống kê kết quả khảo sát đầu năm của các năm học gần đây mà tôi và các đồng nghiệp đã đảm nhận như sau: Năm học TSHS XẾP LOẠI ĐẦU NĂM QUA KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC Khối Đọc tốt Đọc khá Đọc TB Đọc yếu 1 SL % SL % SL % SL % 2007-2008 82 18 22 30 36.7 20 24.4 14 16.9 2008-2009 75 16 21.3 22 29.3 24 32.0 13 17.4 2009-2010 70 13 18.6 23 32.9 22 31.4 12 17.1 * Thống kê khảo sát đầu năm học trong 3 năm gần đây của lớp tôi đã dạy: Năm học TSHS XẾP LOẠI ĐẦU NĂM QUA KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC Lớp Đọc tốt Đọc khá Đọc TB Đọc yếu 2 SL % SL % SL % SL % 2007-2008 30 06 20 07 23.3 11 36.7 06 20 2008-2009 27 04 14.8 05 18.5 13 48.2 05 18.5 2009-2010 33 08 24.2 05 15.2 16 48.5 04 12.1 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ba – Giáo viên – TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_2_tru.doc