Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy - Học các yếu tố hình học cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy - Học các yếu tố hình học cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy - Học các yếu tố hình học cho học sinh Lớp 2

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Hưởng ứng và thực hiện phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt", thầy và trò trường tiểu học của chúng tôi đã và đang tích cực phấn đấu đạt nhiều giờ học tốt, nhiều bài học hay; tập trung dạy - học và đánh giá HS theo Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT với mục tiêu góp phần hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh Tiểu học; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Là một giáo viên dạy Tiểu học, tôi nhận thấy: Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề; nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ đọc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và tác phong khoa học. Tôi luôn mong muốn được đi sâu nghiên cứu tìm hiểu phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học và nghiên cứu sâu một vấn đề cụ thể, qua đó giúp cho công tác dạy học ở lớp 2 được tốt hơn; mong muốn đổi mới cách dạy của thầy, cách học của trò, cải thiện được chất lượng dạy học qua từng giờ lên lớp, giúp cho học sinh có một nền móng thật vững chắc cả về kiến thức và kĩ năng ngay từ những năm học đầu tiên của cấp Tiểu học. Đó chính là yếu tố đòn bẩy thúc giục tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để "Nâng cao chất lượng dạy - học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 2". II. Mục đích nghiên cứu Đưa ra một số giải pháp dạy - học các dạng bài hình học để "Nâng cao chất lượng dạy - học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 2". III. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2B do tôi chủ nhiệm. IV. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các biện pháp như sau: - Phương pháp điều tra giáo dục. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát thực tiễn. 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận : Để giúp cho nền giáo dục nước nhà phát triển ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Môn Toán lớp 2 cũng như các môn học khác đã có sự đổi mới cả về hình thức cũng như nội dung. Trong chương trình Toán lớp 2, nội dung chủ yếu gồm bốn mạch kiến thức: Số học, Đại lượng và đo đại lượng, Yếu tố hình học, Giải toán. Trong bốn mạch kiến thức ấy thì phần “ Dạy học các yếu tố hình học’’ là tuyến kiến thức đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy lôgíc và tư duy trừu tượng cao. Mảng kiến thức này là nền tảng quan trọng cho học sinh tiếp tục tìm hiểu hình học ở bậc học cao hơn. Khi dạy học các yếu tố hình học, cần tổ chức giờ học dưới dạng các hoạt động học tập. Học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, tự mình chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn có mức độ của giáo viên. Phương pháp dạy học đặc trưng của mạch kiến thức này là phương pháp dạy học trực quan để hình thành các khái niệm, biểu tượng hoặc nhận dạng các hình học mới sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh mà vẫn chiếm lĩnh tri thức đầy đủ và đạt kết quả cao. II. Thực trạng của vấn đề: 1. Thuận lợi: - Nhà trường đã luôn luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục toàn diện, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như đầu tư phát triển trình độ, tay nghề cho đội ngũ giáo viên; luôn sâu sát đến việc dạy - học của giáo viên và học sinh, nhất là chất lượng môn Toán. - Phần lớn các giáo viên có trình độ chuyên môn khá vững vàng, nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề, mến trẻ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của học sinh, có tinh thần tự học hỏi, chủ động nghiên cứu giảng dạy theo phương pháp mới, phát huy được tính tích cực của học sinh, một số đồng chí cũng đã cố gắng cải tiến phương pháp trong quá trình giảng dạy. - Nhìn chung các em học sinh đều ngoan, có đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập khi đến trường, có ý thức vươn lên trong học tập. - Đa số phụ huynh đều đã quan tâm đến con em mình, nhiệt tình mua sắm đầy đủ các dụng cụ cho con em mình học tập. 2. Khó khăn: a. Về phía giáo viên: - Thực tế, giáo viên không có nhiều thời gian để nghiên cứu các tài liệu phục vụ cho giảng dạy. Việc cải tiến phương pháp dạy - học toán chưa thực sự đáp ứng được những đổi mới về mục tiêu giáo dục. Một số đồng chí giáo viên năm đầu dạy lớp 2 vốn kinh nghiệm ít, chưa hiểu rõ ý ®å cña sách giáo khoa, 3 III. Biện pháp thực hiện: 1. Nội dung dạy - học các yếu tố hình học ở lớp 2. * Trong chương trình Toán lớp 2, các em được học các yếu tố hình học cụ thể sau: - Tiết 22: Các em học cách nhận dạng và gọi tên hình chữ nhật, hình tứ giác. Biết vẽ được hình tứ giác, hình chữ nhật (nối các điểm cho sẵn trên giấy ô li.) - Tiết 71: Các em nắm được biểu tượng về đường thẳng, nhận biết ba điểm thẳng hàng. Biết cách vẽ đoạn thẳng, đường thẳng và ghi tên các đường thẳng. - Tiết 82: Các em được củng cố về nhận dạng và nêu tên gọi các hình đã học. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, xác định ba điểm thẳng hàng. - Tiết 100: Củng cố kiến thức tiết 99. - Tiết 125: Bước đầu các em nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác và biết cách tính chu vi hai hình đó. - Tiết 126: Củng cố kiến thức tiết 125. - Tiết 163; 164: Các em được củng cố về nhận biiết các hình, vẽ hình theo mẫu. Tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, xếp (ghép ) hình đơn giản. * Một số dạng bài tập trên được xen kẽ vào các tiết học khác nhưng không nhiều xong hệ thống bài tập lại rất phong phú đa dạng gây nhiều khó khăn cho học sinh. * Nội dung kiến thức về yếu tố hình học phong phú hơn thêm kiến thức về đường thẳng, về chu vi hình tam giác, hình tứ giác. Ngoài kiến thức ban đầu về dạng hình học, bước đầu làm quen với hình học định lượng: như tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác ... * Nội dung yếu tố hình học có cấu trúc hợp lí, được sắp xếp đan xen với mạch kiến thức khác, phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn học tập của học sinh. * Từ hình vuông đã học ở lớp 1 các em được biết thêm hình chữ nhật rồi hình tứ giác, tiếp là đường thẳng, đường gấp khúc; những hình có hình ảnh trừu tượng hơn. * Kết hợp các phép tính trên số đo đại lượng, các em biết tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. * Cách thể hiện nội dung các yếu tố hình học ở sách giáo khoa đã chú ý đến tính trực quan của hình hình học. 2. Dạy - học các dạng bài hình học cho học sinh lớp 2. 2.1. Dạng bài hình thành biểu tượng, khái niệm, nhận dạng hình hình học mới: 5 2.2 Dạng bài nhận dạng hình: Tiếp tục mạch kiến thức về nhận dạng các hình ở dạng tổng thể, Toán 2 mở rộng, nâng lên để củng cố kiến thức. Dạng bài này trở nên phong phú, đa dạng hơn thể hiện thông qua các bài tập. Nhận diện hình trong số các hình đã học. a. Nhận biết giao điểm hai đoạn thẳng Ví dụ: Bài 4 (trang 49) C B Đoạn thẳng AB cắt đoạn O thẳng CD tại điểm nào? A D Với dạng bài tập này tôi giúp học sinh hiểu thuật ngữ “cắt nhau” nghĩa là hai đường thẳng có cùng chung một điểm hay nói cách khác điểm cắt nhau của hai đường thẳng là điểm cùng nằm trên cả hai đoạn thẳng. Từ đó các em quan sát, nhận ra được điểm “cắt nhau” giữa hai đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD là điểm O. b. Nhận diện 3 điểm thẳng hàng. Giúp học sinh cách “ước lượng” quan sát bằng mắt kết hợp dùng thước để kiểm tra các điểm thẳng hàng. Ví dụ: Bài 2 (trang 73). Nêu tên 3 điểm thẳng hàng (dùng thước thẳng để kiểm tra) N . M . . . . O P Q Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm bằng cách dùng thước để kiểm tra xem có các bộ ba điểm nào thẳng hàng và nêu tên ba điểm thẳng hàng đó. Tôi lưu ý và thống nhất cho học sinh nêu theo thứ tự các điểm từ trên xuống dưới, từ trái sang phải để giúp các em dễ nhận biết và không bỏ sót hình. Từ cách gợi ý trên, học sinh sẽ nêu được: ba điểm N, M, O thẳng hàng, ba điểm O, P, Q thẳng hàng. c. Nhận biết hình chữ nhật, hình tứ giác. Với bài tập này, yêu cầu học sinh quan sát kĩ các hình vẽ với các vị trí khác nhau rồi nhận diện. 7 b) M N P Q R Cách 1: Đọc là đường gấp khúc MNPQR Cách 2: Đọc là đường gấp khúc RQPNM 2.3. Dạng bài về “Vẽ hình”. Với dạng bài tập này, cần hướng dẫn các em hiểu yêu cầu của đề bài, nắm chắc được cách vẽ, cách đặt thước. Các điểm cần vẽ phải nằm sát mép thước, khi vẽ nối các điểm cần lấy tay giữ ở vị trí giữa thước để cho thước khỏi chệch, đường kẻ sẽ thẳng. a. Vẽ đoạn thẳng. Ví dụ: Bài 1 (trang 103): Nối các điểm để được một đường gấp khúc gồm ba đoạn thẳng. A . . B C . . D Yêu cầu học sinh quan sát vị trí của 4 điểm, chọn một điểm làm điểm đầu của đường gấp khúc cần vẽ rồi dùng thước thẳng và bút nối các điểm, bắt đầu từ điểm đã chọn. Học sinh sẽ có các cách nối các điểm để được đường gấp khúc gồm ba đoạn thẳng. Từ cách gợi ý của giáo viên, học sinh phát triển được óc sáng tạo, tư duy tưởng tượng. Với các kiến thức đã học, các em giải được bài tập thông thường một cách thành thạo. Các em học sinh có năng lực thường không thoả mãn điều đó và muốn vươn lên giải các bài toán khó hơn vào các tiết buổi chiều. Muốn thế, phải bổ sung một số kiến thức phù hợp với trí lực của các em. Việc này có thể làm được nếu qua mỗi bài tập các em được hướng dẫn để đi tới điều mới hơn cái đã học. 9 d. Vẽ hình theo mẫu: Hệ thống bài tập này được luyện tập nhiều, xen kẽ trong các tiết như: - Bài 4 (63) Vẽ theo mẫu hình tam giác. - Bài 3 (69) Vẽ hình ngôi nhà theo mẫu. - Bài 4 (85) Vẽ theo mẫu hình ngôi nhà. - Bài 2 (176) Vẽ hình theo mẫu ngôi nhà. Ở dạng bài tập này giáo viên gợi ý giúp các em nhận diện hình vẽ mẫu là hình gì? gồm những hình nào ghép lại? hình cho sẵn gồm mấy điểm? Lưu ý cho các em cách nối. Không được nối qua các điểm thì hình vẽ mới đẹp. e. Vẽ thêm đoạn thẳng để được hình mới: - Đây là dạng bài tập mới so với chương trình cũ, đòi hỏi các em phải tưởng tượng, các em phải hình dung được đặc điểm của hình phải vẽ. Vậy cần phải vẽ thêm như thế nào? Ví dụ: Bài 3 (177) Kẻ thêm một đoạn thẳng vào hình sau để được: a. Hai hình tam giác. - Với bài tập này hướng dẫn học sinh nhớ lại đặc điểm của hình hình tam giác. Dựa vào hình vẽ, các em sẽ tìm ra được 1 đoạn thẳng cần vẽ ở vị trí nào. Hai hình tam giác cùng thiếu một cạnh. Từ đó các em sẽ vẽ được hình như sau: b. Một hình tam giác và một hình tứ giác. Tương tự phần a, học sinh có các cách vẽ sau: 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_cac_yeu_to.doc