Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 2 tìm thành phần chưa biết của phép tính

doc 19 trang sangkienhay 09/03/2024 421
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 2 tìm thành phần chưa biết của phép tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 2 tìm thành phần chưa biết của phép tính

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 2 tìm thành phần chưa biết của phép tính
 Hướng dẫn học sinh lớp 2
 "Tìm thành phần chưa biết của phép tính"
I. đặt vấn đề:
 Dân tộc ta có truyền thống hiếu học. Đảng, nhà nước và nhân dân ta coi 
trọng và chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, coi phát triển giáo dục và đào tạo 
là quốc sách hàng đầu. Sau gần 10 năm đổi mới, sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo 
đã đạt được những thành tựu to lớn, tuy nhiên vẫn còn không ít bất cập và nhiều 
việc phải làm. Trong những năm đầu của thể kỉ 21 chính phủ đã đặt trọng tâm 
chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - Đào tạo, tăng cường đầu tư 
mọi nguồn lực cho Giáo dục để đáp ứng với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có 
chất lượng ngày càng cao cho sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất 
nước.
 Hiện nay đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu 
sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ 
năm 2001- 2020 theo nghị quyết TW2( khoá VIII) đã khẳng định: " Đưa đất 
nước khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho 
nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công 
nghiệp theo hướng hiện đại hoá". Đại hội IX của Đảng cũng đã khẳng định "Con 
đường Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời 
gian. Vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt. Phát huy nguồn 
lực trí tuệ và sức mạnh của con người Việt Nam. Coi phát triển giáo dục là quốc 
sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại 
hoá đất nước". 
 Định hướng phát triển giáo dục trong những năm đầu của thế kỉ 21 là tiếp 
tục tích cực phấn đấu xây dựng một nền giáo dục phát triển ngày càng có chất 
lượng toàn diện và vững chắc làm nền tảng cho hệ thống giáo dục quốc dân. Từ 
đó cho thấy sự nghiệp giáo dục đang ngày càng được củng cố và phát triển . Quy 
mô giáo dục vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng trong khi khả năng đáp ứng 
yêu cầu còn hạn chế. Nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp phát triển giáo dục hết sức 
nặng nề. Chính vì thế mà toàn ngành Giáo dục & Đào tạo quán triệt và quyết tâm 
thực hiện tốt các kết luận của hội nghị.
 1 biết xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu giữa cái đã cho và cái cần tìm, trên cơ 
sở đó lựa chọn được cách tính phù hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài toán.
 Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy lớp 2 trong quá trình tiếp cận 
chương trình tôi đã cố gắng thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo 
hướng chỉ đạo của các cấp nhưng trong quá trình giảng dạy tôi thấy bước đầu có 
nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng không ít những khó khăn vướng mắc 
nhất định đặc biệt khi dạy các bài toán về: Tìm thành phần chưa biết cho học 
sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng. Tôi đã lựa chọn các biện 
pháp tối ưu trong giảng dạy để tất cả các dạng bài toán về Tìm thành phần chưa 
biết trong chương trình toán 2 học sinh đều làm được. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra 
một số giải pháp nhỏ trong việc hướng dẫn học sinh lớp 2 "Tìm thành phần 
chưa biết của phép tính". 
II. Thực trạng và nguyên nhân
1. Thực trạng
 Qua quá trình giảng dạy các bài toán về "Tìm thành phần chưa biết" học sinh 
thường mắc những lỗi phổ biến như :
* Dạng toán: Tìm một số hạng trong một tổng
- Với dạng này một số học sinh lấy tổng cộng với số hạng đã biết.
Ví dụ: x + 5 = 10
 x = 10 + 5
 x = 15
* Dạng toán : Tìm số bị trừ.
- Một số học sinh lấy số trừ trừ đi hiệu hoặc lấy hiệu trừ đi số trừ.
Ví dụ: x - 5 = 10
 x = 10 - 5
 x = 5
* Dạng toán: Tìm số trừ.
- Một số học sinh lấy số bị trừ cộng với hiệu 
Ví dụ: 15 - x = 10
 x = 15 + 5
 x = 20
 3 Nắm được nguyên nhân dẫn đến sai lầm trên của học sinh tôi đã tiến hành 
một số giải pháp khắc phục giúp học sinh giải đúng dạng toán này.
III. Các giải pháp:
 Thực hiện mục tiêu của dạy học dạng toán "Tìm thành phần chưa biết" ở lớp 2 
nhằm giúp học sinh nắm được mối quan hệ giữa các thành phần và kết quả của 
phép tính , kí hiệu chữ biểu thị cho một số chưa biết và trình bày các bước tính 
( dạng Tìm x) liên quan đến cả 4 phép tính Cộng, trừ, nhân, chia ở các dạng cơ 
bản như: 
 x + a = b ( Tìm số hạng chưa biết)
 x - a = b ( Tìm số bị trừ)
 a - x = b (Tìm số trừ)
 a x x = b hoặc x x a = b (Tìm thừa số chưa biết)
 x : a = b (Tìm số bị chia)
 Rèn luyện phương pháp tính toán và xác định tên gọi các thành phần trong 
phép tính. Phân tích và trình bày bày các bước tính .
 Nội dung dạy học "Tìm thành phần chưa biết" ở lớp 2 tuy chưa phức tạp. 
Nhưng trong quá trình giảng dạy cũng gặp không ít những vướng mắc. Vì vậy 
thông qua "Tìm thành phần chưa" biết học sinh thực hành luyện tập giáo viên 
cần phải hướng dẫn học sinh phương pháp tính theo hướng phát huy tính tích 
cực. Do đó trong quá trình giảng dạy Giáo viên cần:
 - Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc 
phép tính.
- Tổ chức hướng dẫn học sinh theo các bước tính
 + Tổ chức cho học sinh phân tích bài tính, tìm hiểu nội dung bài tính.
 + Gọi tên thành phần chưa biết trong phép tính
 + Tìm các bước tính.
 + Thực hiện cách tính và trình bày bài tính.
 + Kiểm tra bài bài tính. (thay kết quả vào bài để kiểm tra, bước này nhẩm 
hoặc tính ở nháp)
 - Cuối mỗi bài toán yêu cầu học sinh chỉ ra được bài toán thuộc dạng toán cơ 
bản nào?
 5 x = 9 + 3
 x = 12
- Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn
 ( Bài của bạn làm sai)
Hỏi: Sai ở chỗ nào ?
 ( Cách làm của bạn sai)
- Gọi học sinh làm sai đứng lên kiểm tra lại lời nhận xét của bạn có đúng hay 
không, bằng cách :
 + Nêu tên các thành phần và kết quả trong phép cộng này ?
 + Học sinh nêu : x : là số hạng chưa biết
 3 : là số hạng đã biết.
 9: là tổng.
 + Giáo viên ghi bảng : 
 x + 3 = 9
 Số hạng Số hạng Tổng
Hỏi : Vậy 3 cộng với số nào để được 9 ?
 ( 3 cộng 6 bằng 9 )
Hỏi: Làm thế nào để tìm ra số 6 ?
 ( Dựa vào bảng cộng 6 + 3 = 9 )
Hỏi : Còn có cách nào khác ?
 ( Lấy 9 trừ đi 3 bằng 6 )
Hỏi : Vậy muốn tìm một số hạng trong một tổng em làm thế nào ? 
 ( Muốn tìm một số hạng trong một tổng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết ) 
Giáo viên chỉ vào bài giải sai trên bảng hỏi : Vậy vì sao bài giải này sai ?
 ( Em làm không đúng quy tắc )
 Giáo viên yêu cầu HS đó chữa lại bài.
 x + 3 = 9
 x = 9 - 3
 x = 6
Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì ? 
 7 + Học sinh nêu : x : là số bị trừ
 18 : là số trừ.
 9: là hiệu.
Hỏi : Vậy số nào trừ đi 18 để được 9 ?
 ( 27 trừ 18 bằng 9 )
Hỏi: Làm thế nào để tìm ra số 27 ?
 ( Lấy 9 cộng 18 bằng 27 )
Hỏi : Vậy muốn tìm số bị trừ em làm thế nào ? 
 ( Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ )
Giáo viên chỉ vào bài giải sai trên bảng hỏi : Vậy vì sao bài giải này sai ?
 ( Em làm không đúng quy tắc )
 Giáo viên yêu cầu HS đó chữa lại bài.
 x - 18 = 9
 x = 9 + 18
 x = 27
Hỏi : Bài toán thuộc dạng toán gì? 
( Bài toán thuộc dạng toán Tìm số bị trừ)
Từ đó khắc sâu được kiến thức cho những học sinh chưa nắm vững quy tắc tìm 
số bị trừ. 
Ví dụ 3 : Dạng toán về Tìm số trừ
Bài 3a ( trang 74) Tìm x
 32 - x = 18
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tính :
+ Gọi tên các thành phần của phép tính
+ Xác định thành phần chưa biết trong phép tính ( Số trừ)
+ Nhắc lại quy tắc tìm số trừ .( Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu)
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép tính ( x )
 32 - x = 18
 x = 32 - 18
 x = 14
+ Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp) Thay x = 14 vào 32 - x = 18
 9 + Nhắc lại quy tắc Tìm số bị chia.(Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với 
số chia )
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép tính ( y )
 y : 2 = 3
 y = 3 x 2
 y = 6
 + Kiểm tra lại bài tính (Nhẩm hoặc nháp) Thay y = 6 vào y : 2 = 6
 ta có : 6 : 2 = 3
 Vậy bài làm đúng
+ Chỉ ra dạng của bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán Tìm số bị chia) 
* Với những học sinh làm sai
 Giáo viên cho học sinh nhận biết lỗi của mình và hướng dẫn học sinh 
chữa tương tự như trên để giúp học sinh nắm vững quy tắc và xác định đúng 
thành phần chưa biết trong phép tính để thực hiện đúng các bước tính theo nội 
dung của bài.
- Các trường hợp làm sai bài tìm số trừ, thừa số, số bị chia tôi cũng tiến hành 
tương tự như trên. Với cách làm này sẽ khắc sâu phần lý thuyết để bản thân 
những học sinh giải sai cũng như học sinh trong lớp hiểu kĩ và nắm chắc bài, từ 
đó học sinh có kỉ năng làm toán dạng này.
 2. Rèn cho học sinh có thói quen trước khi làm dạng bài tập "Tìm thành phần 
chưa biết của phép tính" phải thực hiện theo các bước sau:
+ Nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính.
+ Nêu tên gọi thành phần chưa biết của phép tính.
+ Đọc lại quy tắc sau đó vận dụng quy tắc vào làm bài.
 Trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành ở tất cả các tiết học khi gặp dạng 
toán này. Vì hiểu được bản chất của phép tính cộng, trừ, nhân, chia, được nhắc 
đi nhắc lại nhiều lần nên học sinh thuộc và nắm chắc quy tắc, ghi nhớ cách làm 
và thực hiện cách giải đúng, Khắc phục được tình trạng chủ quan- cẩu thả trong 
quá trình làm bài của học sinh, giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản. Từ đó 
tôi tìm tòi để nâng cao kiến thức cho học sinh về dạng toán này. Tìm cách giải 
hay để truyền thụ kiến thức cho học sinh trong các tiết học ở buổi 2. Nhằm rèn kỉ 
 11 + Bước 3: Tính tổng ( Tổng ở đây lại là một hiệu của 64 - 11): 32 + x = 64 - 11
 32 + x = 53
+ Bước 4 : Tìm số hạng chưa biết x x = 53 - 32
 x = 21
 Vậy số cần tìm là 21
+ Bước 5 : Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp) 
+ Bước 6 : Chỉ ra dạng cơ bản của bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán Tìm một 
số hạng trong một tổng) 
2 . Tìm số bị trừ:
 Ví dụ 1: Tìm a a - 5 = 15 + 8
+ Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tính hiệu trước mà hiệu ở đây là một 
tổng ( 15 + 8 ), từ đó đưa về kiến thức cơ bản tìm : "Tìm số bị trừ " chưa biết.
 + Bước 1: Xác định các thành phần của phép tính a - 5 = 15 + 8
 + Bước 2: Tính hiệu ( hiệu là một tổng của 15 + 8) a - 5 = 23 
 + Bước 3: Tìm số bị trừ( a) a = 23 + 5 
 a = 28
+ Bước 4 : Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp) 
+ Bước 5 : Chỉ ra dạng cơ bản của bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán Tìm một 
số hạng trong một tổng) 
 Ví dụ 2: Tìm một số, biết rằng lấy số đó trừ đi 17 thì được số chẵn liền 
trước số 20 
- Hướng dẫn học sinh tính theo các bước sau:
+ Bước 1: Tìm số chẵn liền trước số 20 (tức là hiệu) ( số đó là 18)
+ Bước 2: Gọi x là số cần tìm ( số bị trừ), Viết phép tính: x - 17 = 18
+ Bước 3 : Tìm bị số trừ x x = 18 + 17
 x = 35
 Vậy số cần tìm là 39
+ Bước 4 : Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp) 
+ Bước 5 : Chỉ ra dạng cơ bản của bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán Tìm số bị 
trừ ) 
3 . Tìm số trừ : 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_2_tim_thanh_pha.doc