Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng có nhớ cho học sinh Lớp 2

docx 20 trang sangkienhay 12/11/2023 2670
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng có nhớ cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng có nhớ cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng có nhớ cho học sinh Lớp 2
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BẮC TÂN UYÊN
 TRƯỜNG TIỂU ỌC THƯỜNG TÂN
 KHỐI 2
 MỤC LỤC
Phần I: Đặt vấn đề
 1. Lý do chọn giải pháp.......................................................................Trang 1
 2. Mục đích của giải pháp ...................................................................Trang 2
 3. Tổng quan .......................................................................................Trang 2 
 4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................Tranng 3
Phần II: Nội dung
 1. Cơ sở lý luận ...................................................................................Trang 4
 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................Trang 5
 3. Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng có nhớ cho học sinh lớp 2
 .............................................................................................................Trang 7
 4. Hiệu quả ........................................................................................Trang 15
Phần III: Kết luận
 1. Bài học kinh nghiệm ...................................................................Trang 16
 2. Kết luận chung ............................................................................Trang 16
 3. Khuyến nghị................................................................................Trang 17
 4. Tài liệu tham khảo ...................................................................... Trang 19 
 Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng có nhớ cho học sinh lớp 2
 2. Mục đích của giải pháp
 Xuất phát từ những lí do trên cùng với nhận thức phải nỗ lực để thích ứng 
chương trình sách giáo khoa mới với những nội dung thể hiện trong sách giáo 
khoa cũng như phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới. Bản thân tôi suy 
nghĩ và quyết định tìm hiểu, vận dụng những biện pháp dạy học sinh thực hiện 
phép tính cộng có nhớ trong chương trình lớp 2 như sau:
 + Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết, phân tích được cấu tạo số trong 
toán học.
 + Hướng dẫn học sinh cách đặt tính và tính
 + Giúp học sinh nhận biết và phân biệt được phép cộng ( không nhớ ) và 
phép cộng ( có nhớ ) trong phạm vi 100.
 + Hình thành cho học sinh kĩ năng, cách tính nhẩm khi thực hiện phép 
cộng qua 10, cộng có nhớ trong phạm vi 100.
 Qua đó, giúp học sinh:
 - Biết được cấu tạo số và cách đặt tính để vận dụng tốt để giải các bài 
toán liên quan như điền số hay giải toán có lời văn.
 - Nắm vững cách tính thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 sẽ 
giúp các em dễ dàng thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 ở lớp trên.
 - Rèn kĩ năng tính toán nhanh, chính xác, phát triển tư duy tư tưởng, trí 
tưởng tượng phong phú qua những bài tập gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày, 
giúp học sinh say mê hứng thú với môn học.
 3. Tổng quan
 a. Tổng quan thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu
 Là những bài tập thuộc kiến thức “ phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 ” 
trong chương trình lớp 2 ở tiểu học.
 b. Phạm vi nghiên cứu
 + Trong chương trình toán 2.
 + Giải toán phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh lớp 2.
 + Từ tiết 12 cho đến tiết 40.
 - Đối tượng: Học sinh lớp 2.1
 Trang 2
Võ Dương Cẩm Tiên Trường Tiểu học Đất Cuốc 
 Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng có nhớ cho học sinh lớp 2
 PHẦN II: NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận của vấn đề
 - Việc hình thành và phát triển kĩ năng tính toán ở tiểu học rất quan trọng. 
Nó giữ một vai trò to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, nhằm cung cấp 
cho học sinh những kiến thức cơ bản về toán, hình thành cho học sinh những kỹ 
năng cơ bản về tính toán, tư duy, lập luận và suy luận logic. Đặc biệt, đối với 
học sinh lớp 2 khi bắt đầu được làm quen và thực hiện các phép tính cộng có 
nhớ các em còn nhiều khó khăn và lúng túng. Trong chương trình toán lớp 1 học 
sinh đã được học phép cộng trong phạm vi 10, cộng các số tròn chục và đặc biệt 
khi học phép cộng trong phạm vi 10, các em đã được làm quen với phép cộng có 
dạng:
8 + 2 = 10
 8
 +
 2
 10
(cộng số có một chữ số được kết quả là số có hai chữ sô).
 - Với phép cộng như trên, ở lớp 1, giáo viên không giới thiệu đó là phép 
cộng có nhớ mà chỉ hướng dẫn cách trình bày để học sinh viết chữ số 0 ở hàng 
đơn vị thẳng với chữ số 8 và số 2.
 - Lên đến lớp 2, học sinh bắt đầu được học phép cộng có nhớ trong phạm 
vi 100, các kỹ năng ban đầu về tính nhẩm, tính viết sẽ được nâng lên đòi hỏi các 
em phải nhanh nhẹn, cẩn thận và ghi nhớ được các phép cộng có nhớ.
 - Tuy các em đã được làm quen với cách đặt tính số có 1 chữ số cộng với 
số có 2 chữ số hoặc số có 2 chữ số cộng với số có 2 chữ số dạng tính không nhớ 
nhưng lên đến lớp 2 nâng cao hơn là học sinh được dạy phép cộng, trừ có nhớ 
trong phạm vi 100 các em vẫn còn đặt tính và tính sai cụ thể là:
 Ví dụ: 
 38 3 50
 + + +
 24 48 18
 62 51 68
 Trang 4
Võ Dương Cẩm Tiên Trường Tiểu học Đất Cuốc 
 Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng có nhớ cho học sinh lớp 2
 - Khi thực hiện phép tính học sinh quên không nhớ từ hàng đơn vị sang 
hàng chục. Nhiều em phải tính ngoài nháp viết thêm số nhớ hoặc chấm vào cột 
chục để nhớ.
 - Không thuộc bảng cộng, dẫn đến khả năng nhẩm bảng cộng chưa nhanh, 
thực hiện phép tính chậm hoặc tính sai kết quả.
 - Học sinh tiếp thu bài một cách thụ động chưa vận dụng được kiến thức 
bảng cộng cũ đã học một bảng cộng mới. Hoặc vẫn còn nhìn bạn bên cạnh chép 
vô một cách máy móc.
 ❖ Từ lỗi sai của học sinh, tôi xác định một số nguyên nhân cơ bản sau 
đây:
 - Việc học sinh đặt tính không đúng cột một phần là do học sinh cẩu thả, 
chưa cẩn thận, chưa nắm vững cấu tạo số hoặc do học sinh viết ẩu.
 - Cách tính sai: Là do học sinh không chú ý nghe giảng, không nắm được 
cách tính. Thay vì phải tính từ phải sang trái thì các em lại thực hiện từ trái sang 
phải, dẫn đến sai kết quả.
 - Trong khi thực hiện tính cộng, học sinh quên không nhớ từ hàng đơn vị 
sang hàng chục: Là do các em chưa nắm chắc cấu tạo số có hai chữ số.
 - Nguyên nhân của việc không thuộc bảng cộng có một vài lý do như: 
Học sinh nhận thức chậm; lười học, ỷ lại có thể cộng nhẩm bằng ngón tay, đốt 
ngón tay, ngón chân, vạch các nét thẳng trên nháp. Do phụ huynh chưa quan tâm 
sâu sắc đến học sinh một số em ba mẹ làm công nhân, hoặc chỉ ở với ba hoặc 
mẹ, ba mẹ không đưa rước các em đi học được nên tình trạng nghỉ học nhiều 
vẫn còn tồn tại.
 Qua việc khảo sát việc học phần “ Cộng có nhớ trong phạm vi 100” của 
lớp 2 tôi thấy 
Với sỉ số 30 học sinh
Đầu năm học Số lượng %
Học sinh thực hiện các 
 5 16,7
dạng bài toán cộng có 
 Trang 6
Võ Dương Cẩm Tiên Trường Tiểu học Đất Cuốc 
 Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng có nhớ cho học sinh lớp 2
 + Lồng ghép vào thời gian kiểm tra bài cũ. 
Ví dụ: Cho học sinh đọc bảng cộng theo từng tổ.
+ Thông qua hình thức chơi trò chơi như : Truyền điện, Ai nhanh hơn, Hái hoa 
dân chủ... 
 Trang 8
Võ Dương Cẩm Tiên Trường Tiểu học Đất Cuốc 
 Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng có nhớ cho học sinh lớp 2
Biện pháp 2: Rèn cho học sinh nắm vững cấu tạo số và tự đặt tính
 - Học sinh muốn thực hiện được phép tính đúng trước hết phải biết đặt 
tính đúng, thẳng cột. Nhưng thực tế vẫn còn nhiều em chưa đặt thẳng hàng, 
thẳng cột với nhau. Vì vậy giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cấu tạo số của 
một số có một chữ số và số có 2 chữ số, xác định và chỉ rõ chữ số ở hàng nào.
 ❖ Để giúp học sinh nắm vững cấu tạo số tôi thực hiện như sau:
 - Đối với học sinh tiếp thu nhanh, tôi yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo 
một số.
 Ví dụ: Khi thực hiện phép tính 6 + 18
 Giáo viên viết phép tính lên bảng – Học sinh đọc phép tính.
 Hỏi: Phân tích cấu tạo số 6 và số 18 ( Học sinh phân tích và cho biết các 
số ở hàng nào?
 Hỏi: Muốn thực hiện được phép tính này ta phải làm gì? Đặt tính như thế 
nào? ( Học sinh trả lời, sau đó cho nhiều học sinh nhắc lại cách đặt tính )
 - Đối với những học sinh yếu kém, tôi có thể sử dụng bằng cách thao tác 
trên que tính ( sử dụng đồ dùng trực quan)
 Ví dụ: Muốn cho học sinh nhận biết số 38, tôi thực hiện như sau: Yêu cầu 
học sinh lấy ba bó que tính, mỗi bó gồm một chục que rồi lấy thêm 8 que tính.
 Để học sinh nhận biết tôi hỏi:
 + 8 que tính rời tương ứng với mấy đơn vị? ( tám que tính rời tương ứng 
với tám đơn vị). Viết số mấy? ( viết số 8)
 + Ba bó que tính tương ứng với mấy chục? ( ba bó que tính tương ứng với 
ba chục). Viết số mấy? (viết số 3). Ở cột nào? (ở cột chục).
 + Vậy số 38 là số có mấy chữ số? ( là số có hai chữ số) Hàng đơn vị là 
mấy? (là 8 ). Hàng chục là mấy (là 3 chục).
 - Đối với học sinh đặt tính sai tôi yêu cầu bạn nhận xét cách đặt tính của 
bạn chưa đúng sau đó yêu cầu học sinh sửa lại và nêu cách đặt tính.
 Biện pháp 3: Rèn cho học sinh kĩ năng thực hiện phép tính
 - Sau khi đặt tính xong, học sinh lại gặp khó khăn trong việc thực hiện 
phép tính. Tôi hết sức quan tâm đến việc rèn cho học sinh kĩ thuật tính thành 
 Trang 10
Võ Dương Cẩm Tiên Trường Tiểu học Đất Cuốc 
 Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng có nhớ cho học sinh lớp 2
 Cách 2: Thực hiện tương tự cộng hàng đơn vị với hàng đơn vị ( lấy 8 cộng 
5 bằng 13). Mười ba gồm mấy chục và mấy đơn vị? (gồm 1 chục và 3 đơn vị). 
Vậy 3 đơn vị ở cột nào ( cột đơn vị, thẳng số 8 và số 5). Còn một chục có viết 
vào kết quả không? (không viết mà nhớ sang hàng chục, yêu cầu học sinh chấm 
một chấm ở hàng chục).
 Tiếp tục thực hiện cộng hàng chục với hàng chục: 3 chục cộng 2 chục 
bằng 5 chục, nhớ thêm 1 chục bằng 6 chục, viết 6 ở cột chục, thẳng chữ số 3 và 
chữ số 2.
 Cách 3: Cho học sinh đặt tính sau đó dùng kẻ sọc để thực hiện tính
Ví dụ: 48 
 +
 15
 63
 8 cộng 5 thì gạch //////// ///// sau đó đếm số gạch bằng 13, viết 3 nhớ 1. 4 cộng 1 
bằng 5 thêm 1 bằng 6, viết 6. 
 Biện pháp 4: Phân công cho học sinh học tốt giúp các bạn còn yếu 
 Tôi cho ngồi xen kẽ học sinh giỏi và yếu. Trong quá trình học thường 
xuyên đổi chéo vở chấm bài. Qua đó giúp các em tự biết sửa những lỗi sai của 
mình. Phân công có các em giúp đỡ bạn vào các giờ ôn tập buổi chiều, thường 
xuyên khảo bảng cộng giúp bạn, hướng dẫn bạn cách đặt tính và tính.
 Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để có biện pháp rèn học sinh đạt 
kết quả tốt nhất.
 Trao đổi với phụ huynh qua các cuộc họp, tổ chức cho phụ huynh cách 
hướng dẫn học sinh cách thực hiện phép cộng có nhớ ở nhà. Đối với những em 
học còn chậm thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua điện thoại hoặc trao đổi 
sau giờ học để phụ huynh kèm thêm và kiểm tra cho các em sửa lại những bài 
sai ở trên lớp khi ở nhà. Đối với những học sinh thường xuyên làm tính sai, 
không thuộc bảng cộng tôi gặp trực tiếp phụ huynh cuối giờ học mỗi ngày để 
giúp phụ huynh kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình cùng phối 
hợp với giáo viên giúp các em mau tiến bộ.
 Trang 12
Võ Dương Cẩm Tiên Trường Tiểu học Đất Cuốc

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ki_nang_thuc_hien_phep_t.docx