Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 1000

doc 7 trang sangkienhay 12/11/2023 8845
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 1000", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 1000

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 1000
 Trường Tiểu học Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Toán lớp 2
 CHUYÊN ĐỀ
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 RÈN KĨ NĂNG CỘNG, 
 TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000”
A. ĐẶT VẤN ĐÊ
 Môn Toán là một môn học rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Môn 
học này nhằm cung cấp kỹ năng tính toán rất cơ sở và thiết thực thông qua việc 
giải toán, học sinh sẽ có điều kiện phát triển trí tuệ. Việc nghiên cứu đưa ra các 
giải pháp; giải pháp rèn kỹ năng tính toán là việc hết sức cần thiết, yêu cầu học 
sinh tính đúng, hiểu nhiều và nắm chắc chắn các dạng toán đơn giản đã học . 
Chương trình Toán lớp 2 góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, 
khả năng quan sát, trí tưởng tượng và đặt nền móng vững chắc cho các em học lên 
các lớp trên. 
 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ 
động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học môn Toán là rất cần thiết. Đặc 
biệt để giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức của môn toán lớp 2 như số học, 
đại lượng, hình học,thì quan trọng nhất học sinh phải thực hiện được thành 
thạo kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên. Để làm được điều đó giáo viên 
phải sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt. Tùy vào 
từng đối tượng học sinh và từng nội dung kiến thức cụ thể giáo viên vận dụng sao 
cho có hiệu quả cao nhất.
 Qua nhiều năm giảng dạy lớp 2 tôi nhận thấy kĩ năng cộng, trừ, nhân,chia 
các số tự nhiên nói chung và đặc biệt là kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 
1000 nói riêng học sinh còn làm chưa tốt các em còn nhầm lẫn khi đặt tính, khi 
cộng trừ (có nhớ) và cộng trừ (không nhớ).
 Chính vì vậy qua thực tế giảng dạy, bằng kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi 
muốn trao đổi cùng đồng nghiệp chuyên đề: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 rèn 
kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 1000" để nâng cao chất lượng môn Toán.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng 
1. Thuận lợi
 - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi nên việc tiếp cận với chương 
trình mới, với việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại khá 
nhanh chóng, thành thạo. 
 - Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham 
khảo.
 - Cơ sở vật chất nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ cũng tao điều 
kiện thuận lợi giúp giáo viên và học sinh hoàn thành tốt việc dạy và học.
 - Giáo viên đã sử dụng phương pháp và hình thức dạy học linh hoạt để phát 
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh một cách hiệu quả.
 - Học sinh khối 2 đều được học 2 buổi/ngày. Vì vậy có nhiều thời gian cho 
 Tháng 4 năm 2019 1 Trường Tiểu học Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Toán lớp 2
3. Biện pháp cụ thể giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 
1000 
 Vì học sinh lớp 2, các em dễ nhớ nhưng lại nhanh quên kiến thức đã học 
nên đầu tiên là tôi chú ý bồi dưỡng những kiến thức mà các em bị hổng, đứt quãng 
khi thực hiện các phép tính cơ bản. Thường xuyên kiểm tra bảng cộng, trừ và khả 
năng vận dụng của các em nhằm tạo điều kiện cho các em học tốt môn Toán lớp 2; 
cũng như các lớp trên. 
- Để rèn luyện cho các em làm tốt các phép tính, đầu tiên tôi rèn cho học sinh kĩ 
năng tính nhẩm.
- Với mỗi phép tính tôi yêu cầu các em phải thuộc bảng tính. Khi học đến dạng bài 
tập nào ở buổi học thứ hai tôi đều củng cố cho các em thông qua một số hình thức 
như: thi đua hai bạn ngồi cùng bàn, gọi các em lên bảng đọc, hỏi bất kì một phép 
tính nào trong bảng, yêu cầu học sinh kiểm tra nhau hoặc đố nhau các phép tính 
Những hoạt động này giúp các em nhớ lại kiến thức cũ.
- Hơn nữa việc làm này đã giúp các em thay đổi không khí lớp học, kích thích học 
sinh tính nhẩm nhanh và chính xác để trả lời bạn. Những học sinh trả lời sai nhiều 
lần đã cố gắng về nhà học lại bảng cộng, trừ cho thuộc để hôm sau sẽ trả lời đúng 
cho bạn. Trong khi đó học sinh có lực học khá hơn sẽ theo dõi và giúp đỡ học sinh 
tiếp thu bài chậm.
- Để giải được bất kì dạng toán nào đạt kết quả thì các em phải có kĩ năng thực 
hiện phép tính cơ bản. Nên tôi dành nhiều thời gian cho việc rèn kĩ năng thực hiện 
phép tính cơ bản (cộng, trừ với số tự nhiên). Từ thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh 
thường mắc phải các sai lầm sau:
3.1. Với phép tính cộng
 a. Nguyên nhân:
- Đa phần các em sai bởi chưa thuộc bảng cộng. Việc đặt tính của các em chưa 
đúng hàng, hoặc các em đặt lệch nên khi cộng các em thường cộng sai. Qua quan 
sát học sinh làm bài tôi còn phát hiện ra khi làm các dạng bài về phép tính cộng có 
nhớ thì các em thường quên nhớ dẫn đến kết quả chưa đúng. Mặt khác nhiều em 
đặt phép tính chưa đúng, chưa thẳng hàng. 
Ví dụ: Khi cộng 121 với 32 có em đặt phép tính như sau:
 121 121
 + 32 mà không phải là + 32 
 441 152
Ví dụ: Khi cộng 47 với 28 có em thực hiện như sau:
 47 47
 + 28 mà không phải là + 28 
 65 75
 Tháng 4 năm 2019 3 Trường Tiểu học Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Toán lớp 2
dạy ở những dạng bài này giáo viên cũng hướng dẫn tương tự như khi dạy các bài 
về phép tính cộng.
- Thường xuyên kiểm tra bảng trừ của học sinh. Ví dụ trong tiết dạy giáo viên có 
thể bất chợt hỏi một vài học sinh trong lớp về kết quả của một số phép tính trừ, 
chẳng hạn như: 12 - 5 =? ; 15 - 8 =? ; 13 - 9 =? .
- Sau khi học sinh thuộc bảng trừ, nắm được cách trừ thì học sinh sẽ vận dụng và 
làm tốt phần thực hiện tính và vận dụng để tính nhẩm, tính nhanh.
- Hướng dẫn các em khi thực hiện phép trừ có nhớ ta phải đặt tính sao cho các 
hàng, các cột thẳng với nhau và thực hiện từ phải sang trái (hay từ hàng đơn vị). 
Nếu phép trừ có nhớ, ta nhớ sang hàng liền trước của số trừ và sau khi thêm nhớ 
rồi mới trừ. 
- Gọi học sinh thực hiện tính, nêu cách đặt tính và nêu cách thực hiện.
 VD: Bài 2 trang 159 - SGK
 Đặt tính 73 - 26 =?
 73 * 3 không trừ được 6 ta lấy 13 trừ 6 bằng 7, viết 7nhớ 1.
 - 26 * 2 thêm 1 bằng 3, 7 trừ 3 bằng 4, viết 4
 47
- Để tăng thêm sự hứng thú cho các em trong quá trình thực hành, tôi thường tổ 
chức trò chơi học tập để các em tham gia trò chơi tiếp sức, tên bắn tên, hái hoa dân 
chủ
Ví dụ: Bài 1(SGK trang 159) Tính:
 682 987 599 425 676
 - - - - -
 351 255 148 203 215
GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tiếp sức”
GV phổ biến luật chơi, cách chơi: Hai đội chơi mỗi đội cử ra 4 bạn nhanh nhẹn 
nhất. Nhiệm vụ của các bạn là quan sát, tính và ghi kết quả đúng vào phép tính. 
Bạn thứ nhất làm xong chạy về đứng cuối hàng và lại đến bạn thứ hai cứ như vậy 
cho đến hết. Đội nào nhanh hơn và kết quả đúng nhiều hơn thì đội đó chiến thắng.
HS nghe.
HS chơi.
HS và GV nhận xét, tìm đội thắng cuộc.
GV kết luận, trao thưởng, khen HS.
 Sau khi học sinh đã thực hiện thành thạo các phép tính cộng và trừ thì giáo 
viên cần phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh giúp học sinh biết đối chiếu 
so sánh tìm ngay ra kết quả phép tính.
 Ví dụ bài 2(SGK trang 159)
 Tháng 4 năm 2019 5 Trường Tiểu học Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Toán lớp 2
 Cụ thể: Trong các đợt khảo sát của trường, của tổ, qua các bài kiểm tra chất 
lượng của học sinh được nâng lên rõ rệt.
2. Bài học kinh nghiệm
 - Để đạt được hiệu quả cao trong việc dạy cộng, trừ các số trong phạm vi 
1000, ngoài việc sử dụng phương pháp cơ bản là trực quan và luyện tập, thực 
hành, phân tích tổng hợp Tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau:
 - Tổ chức hoạt động để học sinh hiểu rõ, hiểu sâu và nắm vững từng yếu tố, 
từng dạng bài ngay từ đầu.
 - Lựa chọn, sắp xếp hệ thống bài tập phù hợp với nhận thức của học sinh và 
theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Dạy kỹ các dạng dơn giản, 
tùy vào mức độ nắm bài của học sinh để nâng dần độ khó.
 - Tập cho học sinh tự giải thích bài làm của mình.
 - Đối với giáo viên cần thường xuyên chấm chữa bài, kết hợp cho học sinh 
tự kiểm tra, nhận xét bài của mình, của bạn sau đó giáo viên kiểm tra lại, kịp thời 
khen ngợi cũng như tìm ra sai sót của học sinh. Có như vậy mới tạo ra hứng thú và 
niềm tin cho các em.
Tóm lại:
 - Để bài dạy đạt được kết quả cao nhất. Trước hết người giáo viên phải nắm 
được phương pháp chung của dạy toán bậc tiểu học nói chung phần cộng , trừ các 
số trong phạm vi 1000 nói riêng. 
 - Mặt khác giáo viên phải luôn trau rồi không ngừng học hỏi, tìm tòi để có 
vốn kiến thức vững vàng, phương pháp dạy phù hợp với nội dung bài dạy, bổ sung 
các bài toán hay, lý thú để các em có thể lĩnh hội một cách tốt nhất.
 Trên đây là: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng cộng, trừ các số 
trong phạm vi 1000", kính mong các thầy cô cùng góp ý, bổ sung để chuyên đề hoàn 
thiện hơn.
 Chuyên đề đã được duyệt và TT Yên Lạc, ngày 10 tháng 4 năm 2019
 thông qua HĐSP Người viết chuyên đề
 Gv tổ 2 - 3
 Tháng 4 năm 2019 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_r.doc