Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy hình học cho học sinh Lớp 2

docx 28 trang sangkienhay 18/03/2024 381
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy hình học cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy hình học cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy hình học cho học sinh Lớp 2
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG TIÊU HỌC THANH XUÂN TRUNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 2
 Lĩnh vực: : Toán
 Cấp học: Tiểu học
 Tên Tác giả: Trần Hoàng Linh
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung
 Chức vụ : Giáo viên cơ bản
 NĂM HỌC 2019 -2020 - Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên dự giờ thăm lớp đồng nghiệp, 
họp tổ trao đổi chuyên môn vào chiều thứ năm hàng tuần để giáo viên học hỏi 
kinh nghiệm của đồng nghiệp.
 - Để phát huy hết khả năng, năng lực của từng giáo viên nhằm phát triển 
toàn diện nhân cách của học sinh, nhà trường đã chia thành các tổ chuyên môn. 
Bản thân tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2A8 và trực tiếp giảng dạy 
các môn học trong đó có môn Toán. Bản thân tôi luôn luôn cố gắng đổi mới các 
phương pháp dạy học để học sinh nắm được bài, cuối năm thu được kết quả tốt.
 * Nhược điểm:
 - Môn toán là môn học khô khan, cứng nhắc khó đạt kết quả cao. Trình độ 
nhận thức của học sinh không đồng đều. Học sinh chỉ sôi nổi với những phép tính 
thông thường, còn những bài toán khó về hình học, học sinh chưa có thói quen 
đọc và tìm hiểu kĩ về các dạng hình học và đường gấp khúc, vậy đòi hỏi học sinh 
phải tư duy suy nghĩ lâu.
II. Mục đích nghiên cứu
 Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong 
trường Tiểu học được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng để ngay từ cấp Tiểu 
học, mỗi học sinh đều cần và có thể đạt được trình độ học vấn toàn diện, đồng thời 
phát triển được khả năng của mình về một môn nào đó nhằm chuẩn bị ngay từ bậc 
Tiểu học, những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng được mục tiêu chung của 
cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
 Dạy toán ở tiểu học đảm bảo tính hệ thống chính xác của toán học vừa phải 
đảm bảo tính vừa sức của học sinh. Kết hợp yêu cầu đó là một việc làm khó, đòi 
hỏi tính khoa học và nhận thức, tốt cả về nôi dung lẫn phương pháp. Trong chương 
trình dạy toán 2 các yếu tố hình học được đề cập dưới những hình thức hoạt động 
hình học như: Nhận dạng và gọi đúng tên các hình, đường thẳng, đường gấp khúc, 
biết tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, biết thực 
hành vẽ hình.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Hiện nay, toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng 
đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính 
tích cực của học sinh và vận dụng phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung 
tâm”. Để dạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy 
học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của 
lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh. giáo khoa môn toán và phương pháp dạy học môn toán ở lớp 2.
 - Phương pháp phân loại: Phương pháp này giúp tôi phân loại các bài dạy 
các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2.
 Ngoài những phương pháp trên tôi còn vận dụng một số phương pháp khác 
như: phương pháp trắc nghiệm, phương pháp thực hành, phương pháp trò chơi,
 Với những lí do nêu trên, bản thân tôi đã suy nghĩ, trăn trở, mạnh dạn đưa 
ra một số kinh nghiệm nhằm hướng dẫn hoc sinh hoc tốt mảng kiến thức về các 
yếu tố hình học. Việc dạy các yếu tố hình học lớp 2 như thế nào để đạt được hiệu 
quả cao nhất phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh phù hợp với yêu 
cầu đổi mới của phương pháp dạy học là lí do mà tôi đã chọn đề tài “Một số kinh 
nghiệm dạy học hình học ở lớp 2” - Mặc dù phần này không gây nhiều hứng thú đối với các em nhưng trong giờ 
học các em vẫn luôn chú ý nghe bài, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng 
bài.
 - Phần lớn các em đều tự học và tự làm bài, làm đầy đủ các bài tập ở lớp.
 - Mặc dù chưa gây được hứng thú nhiều nhưng hầu hết học sinh đều có thái độ 
tích cực trong việc làm các bài tập.
 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã chú ý tìm hiểu về tình hình của lớp và thấy 
rằng trong môn Toán đặc biệt ở phân dạy học các yếu tố hình học chất lượng học 
của học sinh còn chưa cao. Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài: Dạy các yếu tố hình 
học trong môn toán lớp 2. Trên thực tế học sinh còn có mặt hạn chế và thiếu sót 
nhất định so với yêu cầu chung đưa ra.
 Hiểu được tầm quan trọng của việc dạy học các yếu tố hình học và so sánh 
với thực trạng tình hình học tập của lớp tôi, tôi rất băn khoăn và lo lắng, tìm ra 
một biện pháp giải quyết kịp thời trước mắt và rèn luyện lâu dài để hướng dẫn các 
em những biện pháp học tập có hiệu quả.
1. Kế hoạch nghiên cứu
1. Khảo sát hứng thú học tập và giảng dạy môn Toán phần các yếu tố hình học 
của giáo viên và học sinh thông qua các bài học và trao đổi giữa giáo viên và học 
sinh.
2. Tìm đọc các tài liệu có liên quan tới việc dạy học các yếu tố hình học của học 
sinh tiểu học xung quanh môn Toán .
3. Dự giờ thăm lớp đồng nghiệp để rút kinh nghiệm
4. Khảo sát thực trạng việc dạy và học môn Toán phần các yếu tố hình học của 
giáo viên và học sinh để thu thập số liệu, phân tích đối chiếu và so sánh...
 - Tìm ra những sai sót và dự đoán những nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó.
 - Đề ra biện pháp khắc phục những sai lầm một cách chính xác và khoa học.
5. Đề xuất ý kiến để có những biện pháp cải thiện việc dạy và học mônToán phần 
các yếu tố hình học. Phát huy khả năng tư duy và tưởng tượng của học sinh tiểu 
học thông qua các bài tập của môn học này. Từ đó, đề xuất những biện pháp cụ 
thể, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán phần các yếu tố hình 
học, phát huy khả năng tư duy của học sinh.
2. Tác dụng của môn Toán - phần các yếu tố hình học
 Xuất phát từ nhiệm vụ của môn Toán - phần các yếu tố hình học đã được Chu vi hình tam giác là:
4 x 3 = 12 (cm)
Cho học sinh so sánh các kết quả khẳng định là làm đúng.
 Lúc đó giáo viên hỏi: Tại sao con lại lấy 4 x 3 để tính chu vi hình tam giác 
(vì 3 cạnh hình tam giác có số đo bằng nhau = 4 cm).
 - So sánh 2 cách làm trên con thấy cách nào làm nhanh hơn? (cách 2).
 + Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó.
 * Trong SGK toán 2, hệ thống các bài tập thực hành về yếu tố hình học 
có mấy dạng cơ bản sau:
2.1. Về “nhận biết hình”:
 a. về “đoạn thẳng, đường thẳng”.
 Vấn đề “đoạn thẳng, đường thẳng” được giới thiệu ở tiểu học có thể có nhiều 
cách khác nhau. Trong sách toán 2, khái niệm “đường thẳng” được giới thiệu bắt 
đầu từ “đoạn thẳng” (đã được học ở lớp 1) như sau:
 - Cho điểm A và điểm B, lấy thước và bút nối hai điểm đó ta được đoạn 
thẳng AB.
 A|------------------------------------1 B
 - Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía, ta được đường thẳng AB
 -----1 ----------------1 -----
 AB
 - Lưu ý: Khái niệm đường thẳng không định nghĩa được, học sinh làm quen 
với “ biểu tượng” về đường thẳng thông qua hoạt động thực hành: Vẽ đường thẳng 
qua 2 điểm, vẽ đường thẳng qua 1 điểm.
 b. Nhận biết giao điểm của hai đoạn thẳng:
 Ví dụ bài 4 trang 49
 Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm nào?
 - Khi chữa bài giáo viên cho học sinh tập diễn đạt kết quả bài làm. Chẳng 
hạn học sinh nêu lại “Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O”.
 Hoặc giáo viên hỏi: Có cách nào khác không? Học sinh suy nghĩ trả lời: 
“Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại điểm O”. Hoặc “O là điểm cắt nhau của 
đường thẳng AB và CD”.
 c. Nhận biết 3 điểm thẳng hàng: - Nhận biết được hình chữ nhật trong tập hợp một số hình (có cả hình không 
phải là hình chữ nhật), chẳng hạn:
 Tô màu (hoặc đánh dấu x ) vào hình chữ nhật có trong mỗi hình sau:
 - Thực hành củng cố nhận biết hình chữ nhật: Ví dụ: Bài 1 trang 85:
 Mỗi hình dưới đây là hình gì?
 b) c)
d) e)
 e. Nhận biết đường gấp khúc:
Giáo viên cho học sinh quan sát đường gấp khúc ABCD.
Đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng: AB, BC và CD .
Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng 
độ dài các đoạn thẳng của đường gấp 
khúc đó
 A 3 m
 C Yêu cầu cầu sinh ghi tên đọc tên đường gấp khúc
 Giáo viên cho học sinh dùng bút chì màu và phân biệt các đường gấp khúc 
 có đoạn thẳng chung:
 a. Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng là: AB, BC, CD.
 b. Đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng là: BC và CD.
 2.2. về “Hình vẽ”.
 Ở lớp 1,2,3 học sinh được làm quen với hoạt động vẽ hình đơn giản theo 
 các hình thức sau:
a. Vẽ hình không yêu cầu có sô đo các kích thước. Vẽ hình trên giấy ô vuông
 Ví du: Bài 1 trang 23.
 Dùng thước và ghép nôi các điểm.
 a) Hình chữ nhật b) Hình tứ giác.
 Yêu cầu bước đầu học sinh vẽ được hình chữ nhật, hình tứ giác (nối các 
 điểm có sẵn trên giấy kẻ ô ly).
 b. Vẽ hình theo mẫu:
 Ví dụ: bài 4 trang 59.
 Vẽ hình theo mẫu.
 Mẫu Học sinh tự vẽ vẽ được nhiều đường thẳng qua O.
 Giáo viên kết luận : Qua 1 điểm có “rất nhiều ” đường thẳng.
 Phần (c). Vẽ đường thẳng đi qua 2 trong 3 điểm A, B, C.
 Học sinh: Thực hiện thao tác nối.
 Giáo viên yêu cầu kể tên các đường thẳng có trong hình.
 Học sinh: Đường thẳng AB, BC, CA.
 Giáo viên hỏi: Mỗi đường thẳng đi qua mấy điểm? (đi qua 2 điểm).
 Giáo viên cho học sinh thực hành vẽ đường thẳng.
Học sinh nêu cách vẽ: Kéo dài đường thẳng về 2 phía để có các đường thẳng. Giáo 
viên hỏi: Ta có mấy đường thẳng? Đó là những đường thẳng nào?
 Học sinh: Ta có 3 đường thẳng đó là đường thẳng AB, đường thẳng BC, 
đường thẳng CA.
 b. Vẽ thêm đường thẳng để được hình mới:
 Ví dụ bài 3 trang 23.
 Kẻ thêm một đoạn thẳng trong hình sau để được:
 + Một hình chữ 
 hình tam
+ Ba hình tứ
 * Giáo viên: Kẻ thêm nghĩa là vẽ thêm 1 đoạn nữa vào trong hình: Giáo viên vẽ 
 hình lên bảng và cho học sinh đặt tên cho hình:
 B bước sau:
 a. Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng thước kẻ, bút chì, bút mực để vẽ 
hình. Cần sử dụng hợp lý chức năng của mỗi dụng cụ, thước thẳng có vạch chia 
dùng để đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng (đường thẳng), thước thẳng còn dùng 
để kiểm tra sự thẳng hàng của các điểm.
 b. Học sinh phải được hướng dẫn và được luyện tập kỹ năng về hình, dựng 
hình theo quy trình hợp lý thể hiện được những đặc điểm của hình phải vẽ.
 c. Hình vẽ phải rõ ràng, chuẩn xác về hình dạng và đặc điểm, các nét vẽ 
phải mảnh, không nhoè, không tẩy xoá.
2.3. về xếp, ghép hình:
 Ví dụ:
 xếp 4 hình tam giác thành hình mũi tên:
 - Yêu cầu của bài “xếp, ghép hình” ở lớp 2 là: Từ 4 hình tam giác đã cho, 
học sinh xếp, ghép được thành hình mới theo yêu cầu đề bài (chẳng hạn ở ví dụ 
trên là xếp thành “hình mũi tên”.
 - Cách thực hiện:
 Mỗi học sinh cần có một bộ hình tam giác để xếp hình (bộ xếp hình này có 
trong hộp đồ dùng học toán lớp 2, hoặc học sinh có thể tự làm bằng cách từ một 
hình vuông cắt theo 2 đường chéo để được 4 hình tam giác). 2.4. về tính độ dài dường gấp khúc hoặc chu vi của hình:
 a. Tính độ dài đường gấp khúc:
 Ví dụ: Bài 5 trang (105).
 Học sinh giải:
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc là:
3 + 3 + 3 = 9 (cm)
Đáp số: 9cm
 Giáo viên hỏi: Con làm thế nào ra 9 cm?
 Học sinh 1: Đường gấp khúc này gồm 3 đoạn thẳng, mỗi đoạn thẳng đều là 
3 cm. Nên con tính tổng độ dài 3 đoạn thẳng tạo lên mỗi đường gấp khúc.
 Giáo viên hỏi: Có con nào làm bài khác bạn không?
 Học sinh 2: Con lấy 3 x 3 = 9 (cm)
 Cho học sinh so sánh các kết quả từ đó khẳng định là ai làm đúng. hình tam giác ABC. (mỗi cạnh là 3cm).
 Bài giải
 Cách 1
 Chu vi của hình tam giác ABC là:
3 + 3 + 3 = 9 (cm) Đáp số: 9cm.
 Hoặc:
 Cách 2
 Chu vi hình tam giác ABC là:
3 x 3 = 9 (cm). Đáp số: 9cm.
 So sánh 2 cách làm trên con thấy cách nào nhanh hơn?(Cách 2)
 2.5. Một số bài tập:
 a. Đếm hình
 Loại bài “đếm hình” trong sách giáo khoa toán 2 là loại bài toán có tính phát 
 triển, đòi hỏi học sinh biết “phân tích, tổng hợp”. Do đó sẽ là “khó” đối với một 
 số học sinh chưa làm quen hoặc chưa biết nên xuất phát từ đâu khi giải bài toán 
 này. Sau đây xin gợi ý một cách để học sinh dễ thực hiện “đếm hình” (khỏi bị sót 
 hình). Đó là cách đánh số vào hình rồi đếm hình, chẳng hạn:
 Ví dụ 1: trong hình bên có mấy hình tam giác?
 Gợi ý cách đếm:
 - Đánh số ình, chẳng hạn:
 vào 1, 2, 
 3, 4.
 - Hình tam giác nào chỉ gồm một hình có đánh số? (Có 4 hình là hình 1, 
 hình 2, hình 3 và hình 4).
 - Hình tam giác nào gồm 2 hình có đánh số? (Có 2 hình là hình gồm hình 
 2, hình 3, gồm hình 1 và hình 4).
 - Hình tam giác nào gồm 3 hình có đánh số? (không có). 3
 - Hình tam giác nào gồm 4 hình có đánh số? (Có 1 hình gồm hình 1, hình 
 2, hình 3 và hình 4).

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hinh_hoc_cho_hoc.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy hình học cho học sinh Lớp 2.pdf