SKKN Phương pháp dạy dạng bài Giải toán có lời văn cho học sinh dân tộc thiểu số ở Lớp 2

doc 17 trang sangkienhay 19/10/2023 1790
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy dạng bài Giải toán có lời văn cho học sinh dân tộc thiểu số ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp dạy dạng bài Giải toán có lời văn cho học sinh dân tộc thiểu số ở Lớp 2

SKKN Phương pháp dạy dạng bài Giải toán có lời văn cho học sinh dân tộc thiểu số ở Lớp 2
 Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
 Môn Toán là một trong những môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình 
giáo dục tiểu học. Môn học góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn 
diện. Với đặc trưng của môn học, môn toán chuẩn bị cho học sinh những tri thức, kĩ 
năng toán học cơ bản cho việc học tập hoặc bước vào cuộc sống lao động. Đây cũng là 
môn học giúp học sinh rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương 
pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề; đồng thời rèn luyện trí thông minh sáng 
tạo và các đức tính quý báu như: cần cù, nhẫn nại, tự lực, ý chí vượt khó, thích chính 
xác... Trong chương trình TH, môn toán chiếm thời lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, 
môn toán không được phân chia thành các phân môn chuyên biệt mà là sự kết hợp của 
5 tuyến kiến thức được sắp xếp xen kẽ nhau (số học, hình học, đại lượng, thống kê mô 
tả và giải toán) . Trong đó, giải toán có lời văn là một trong những mạch kiến thức cơ 
bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Đây là mạch kiến thức tổng hợp của 
các mạch kiến thức toán học. Khi giải toán có lời văn các em sẽ vận dụng các kiến thức 
đã học để giải các loại toán về số học, yếu tố đại số, yếu tố hình học và đo đại lượng. 
Ngược lại, thông qua học giải toán, học sinh được củng cố khắc sâu các kiến thức về số 
học, về đại lượng, đo đại lượng, về hình học...
 Mặt khác, dạy học giải toán toán còn giúp rèn luyện cho học sinh các kỹ năng 
tính toán với các phép tính về số học, quan trọng hơn cả là giúp học sinh hình thành 
phương pháp giải toán, rèn luyện khả năng diễn đạt khi giải toán. Vì vậy, khả năng giải 
toán sẽ phản ánh lại năng lực vận dụng kiến thức toán học của học sinh. Giải toán có lời 
văn là học cách giải quyết vấn đề của môn toán. Đồng thời, giải toán có lời văn còn là 
cầu nối giữa toán học và các môn học khác, giữa toán học và thực tế cuộc sống. Trong 
khi đó, giải toán có lời văn là dạng toán khó đối với học sinh dân tộc thiểu số, các em 
thường gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài toán, xác định yêu cầu của bài toán. 
Vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phù hợp với nội dung dạy học mới 
đồng thời có thể khắc phục dần những hạn chế của học sinh. Đây chính là những điều 
chúng tôi băn khoăn, trăn trở và đi đến quyết định nghiên cứu về Phương pháp dạy 
dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2 . Đề tài này 
không phải là vấn đề mới. Nó đã xuất hiện trong một số đề tài nghiên cứu của đồng 
nghiệp nhưng nội dung bàn về phương pháp dạy cho học sinh dân tộc thiểu số không 
nhiều và không cụ thể. Vì lẽ đó, tôi hi vọng đề tài đưa ra được những biện pháp hữu 
hiệu nhất để vận dụng nhằm mang lại kết quả cao cho chất lượng dạy học môn toán ở 
những đơn vị có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Mục tiêu của đề tài này là đưa ra được các cách tóm tắt đề toán, phương pháp 
giải bài toán có lời văn ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng. Có định hướng giải phù 
hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số, góp phần cải 
thiện, nâng cao chất lượng bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh.
 Người viết: Nguyễn Thanh Thúy 1 Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2
 - Đa số giáo viên biết vận dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo, 
khai thác đồ dùng, phương tiện dạy học có hiệu quả.
* Hạn chế:
 - Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu bài toán, ngôn ngữ toán học của học 
sinh hạn chế.
 - Học sinh chưa biết cách tự học, diễn đạt còn vụng về, đôi lúc còn rập khuôn, 
máy móc.
c. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh: 
 - Đội ngũ giáo viên có tinh thần tự giác tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu đổi mới 
phương pháp trong dạy học.
 - Học sinh bước đầu nắm được quy trình giải toán .
* Mặt yếu:
 - Khả năng kiên trì của học sinh dân tộc thiểu số trong quá trình học chưa cao.
 - Một số giáo viên còn lúng túng trong đổi mới phương pháp dạy học.
d. Các nguyên nhân, các yêu tố tác động
*Nguyên nhân của thành công:
+ Giáo viên: 
 - Nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có ý thức tìm tòi, sáng tạo trong dạy học, có 
lòng kiên trì, quyết tâm cao.
 - Thường xuyên rèn luyện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức 
phục vụ cho công tác giảng dạy.
 - Mạnh dạn trong đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng 
công nghệ thông tin.
+ Học sinh: Đi học chuyên cần, có ý thức vượt khó trong học tập
*Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
 - Học sinh không học tập bằng tiếng mẹ đẻ mà bằng ngôn ngữ thứ 2.
 - Khả năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức của các em hạn chế.
 - Thiếu sự quan tâm, hướng dẫn, nhắc nhở từ phía gia đình.
 - Một số giáo viên chưa mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 - Về phía học sinh: Các em học tập bằng ngôn ngữ thứ 2, đây là lí do ảnh hưởng 
không nhỏ đến quá trình tiếp cận tri thức trong sách vở cũng như tri thức trong cuộc 
sống. Các em đọc, hiểu chậm nên tiếp thu kiến thức mới cũng chậm. Cộng với khả năng 
ghi nhớ hạn chế dẫn đến việc vận dụng kiến thức của các em gặp nhiều khó khăn. Cụ thể 
là khả năng đọc hiểu bài toán của các em chưa tốt nên nhiều học sinh không biết tóm tắt, 
không biết phân tích đề, không biết yêu cầu của đề là gì và xác định sai dạng toán. Một 
số học sinh thiếu tự tin khi giải toán, có em làm được phép tính nhưng chưa hiểu được 
cách ghi lời giải, ghi sai đơn vị Mặt khác, học sinh dân tộc thường nhút nhát, khả năng 
tiếp thu chậm nên cũng gây nhiều khó khăn cho giáo viên khi áp dụng đổi mới phương 
pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các đối tượng học sinh. 
 Người viết: Nguyễn Thanh Thúy 3 Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2
 + Lớp 1 : giới thiệu bài toán có lời văn ; giải các bài toán bằng một phép tính (một 
phép cộng hoặc một phép trừ) ; chủ yếu là các bài toán thêm, bớt một số đơn vị.
 + Lớp 2: giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ ; các bài toán về nhiều 
hơn, ít hơn một số đơn vị ; phép nhân và phép chia; bước đầu làm quen giải bài toán có 
nội dung hình học (tính chu vi các hình đã học), các bài toán liên quan đến các phép 
tính với các đơn vị đo đã học (km, m, dm, cm, mm, kg, lít).
 + Lớp 3: giải các bài toán có đến hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và 
đơn giản ; giải các bài toán quy về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học.
 + Lớp 4: giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính, có sử dụng phân số ; giải 
các bài toán liên quan đến : tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng, tìm hai số khi 
biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ của chúng, tìm số trung bình cộng, các bài toán có nội dung 
hình học đã học) ; giới thiệu bước đầu về việc sử dụng toán học lớp 4 để giải quyết các 
vấn đề của thực tế.
 + Lớp 5: giải các bài toán có đến ba bước tính là chủ yếu. Đó là các bài toán đơn 
giản về tỉ số phần trăm : tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm phần trăm của một số, tìm 
một số biết một số phần trăm của nó; các bài toán đơn giản về chuyển động đều, 
chuyển động ngược chiều và cùng chiều : tìm vận tốc khi biết thời gian chuyển động và 
độ dài quãng đường, tìm thời gian chuyển động khi biết vận tốc chuyển động và độ dài 
quãng đường, tìm độ dài quãng đường khi biết thời gian chuyển động và vận tốc 
chuyển động ; các bài toán về quy tắc tam suất đơn (thuận, nghịch) ; các bài toán có nội 
dung về tìm diện tích, thể tích các hình đã học ; các bài toán ứng dụng các kiến thức đã 
học để giải quyết một số vấn đề của đời sống.
 - Về hình thức trình bày bài giải, học sinh phải trình bày bài giải đầy đủ theo 
quy định thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5:
 + Câu lời giải.
 + Phép tính giải.
 + Đáp số.
 - Về số lượng bài toán trong một tiết học được rút bớt (so với chương trình 
trước đây) để dành thời gian cho học sinh đọc kĩ đề, tìm hiểu để, tóm tắt và trình 
bày bài giải (Chưa kể ở một số bài, giáo viên có thể chủ động giảm bớt một số bài 
tập khó cho phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số theo hướng dẫn điều 
chỉnh nội dung dạy học số 5842 của Bộ GD&ĐT).
*. Tìm hiểu để nắm vững quy trình chung khi giải bài toán có lời văn ở lớp 2 
 Quá trình giải toán thường theo 4 bước sau:
 - Tìm hiểu nội dung bài toán
 - Tìm cách giải bài toán
 - Thực hiện cách giải toán
 - Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải bài toán.
 Thực tiễn dạy học giải toán đã khẳng định tính đúng đắn của 4 bước giải toán nói 
trên. Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số, giáo viên cần kiên 
trì hướng dẫn thường xuyên, lặp đi lặp lại qua các tiết học để hình thành cho các em 
thói quen thực hiện giải toán theo 4 bước đó.
 Người viết: Nguyễn Thanh Thúy 5 Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2
 Ví dụ1: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: 24mm, 16mm và 28mm? 
(bài 3 – trang 153- SGK Toán 2)
 + Cái cần tìm: Tính chu vi hình tam giác.
 + Cái đã cho: độ dài các cạnh là: 24mm, 16mm, 28mm
 Ví dụ 2: Có 12 học sinh chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 học sinh. Hỏi chia 
được thành mấy nhóm? ?”( bài 3 - trang 136 - SGK Toán 2)
 + Cái đã cho: mỗi nhóm có 3 học sinh
 +Cái cần tìm: 12 học sinh chia được mấy nhóm?
Bước 2: Tìm cách giải toán
 Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ kiện, ẩn 
số và điều kiện của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng. Từ đó lựa chọn 
phép tính số học thích hợp. Hoạt động này thường diễn ra như sau:
 - Minh hoạ bài toán thông qua tóm tắt đề toán: Việc làm này giúp học sinh bớt 
được một số câu, chữ làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa các số đã cho và 
số phải tìm hiện ra rõ hơn. Bởi vậy cần tóm tắt thật ngắn gọn, GV chỉ cần hướng sự tập 
trung chú ý của HS đến những chi tiết chính của bài toán, còn những chi tiết phụ của bài 
toán cần gạt bỏ đi để HS không bị rối. Tóm tắt bài toán chính là sự biểu diễn cái đã cho, 
cái cần tìm và mối liên hệ giữa chúng. Có rất nhiều cách để tóm tắt một bài toán, có thể 
tóm tắt đề toán theo các cách sau:
 + Tóm tắt bằng lời
 + Dùng sơ đồ đoạn thẳng
 + Dùng ngôn ngữ và kí hiệu
 + Dùng chữ thay số
 + Dùng sơ đồ Graph
 + Dùng bảng
 + Dùng sơ đồ ven
 + Dùng hình vẽ
 +Dùng hình tượng trưng
 Tuy nhiên, với khả năng của học sinh lớp 2, chúng ta chỉ nên hướng dẫn các em 
các cách tóm tắt bằng lời, dùng sơ đồ đoạn thẳng hoặc dùng hình tượng trưng.
 VÝ dô 1: Trong vườn có 9 cây táo, mẹ trồng thêm 6 cây táo nữa. Hỏi trong vườn 
có tất cả bao nhiêu cây táo?
 Tóm tắt:
 Có : 9 cây táo
 Thêm : 6 cây táo
 Tất cả có : cây táo?
 VÝ dô 2: Lớp 2A có 29 học sinh và số học sinh lớp 2B nhiều hơn số học sinh 
lớp2A là 5 học sinh. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh?
 Người viết: Nguyễn Thanh Thúy 7 Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2
 - Để biết cả hai lớp có bao nhiêu học sinh ta làm phép tính gì? (Làm phép 
 tính cộng)
 + Phép phân tích ngược: Là phương pháp đi từ câu hỏi của bài toán đến dữ kiện 
của bài toán. Tức là phải tập trung vào câu hỏi của bài toán và suy nghĩ xem muốn trả lời 
được câu hỏi đó thì phải biết những gì và phải làm phép tính gì? Trong những điều kiện 
cần thiết phải biết đó thì cái nào là cái có sẵn, cái nào phải tìm và tìm như thế nào? Cứ 
như thế ta suy nghĩ ngược lên: Từ câu hỏi của bài toán trở về các điều kiện của bài toán.
 Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm cách giải bài toán: “Có 12 học sinh chia đều 
thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 học sinh. Hỏi chia được thành mấy nhóm?”( trang 136 
- SGK Toán 2), giáo viên nêu các câu hỏi như sau:
 -Bài toán hỏi gì? (Chia được thành mấy nhóm?)
 - Bài toán hỏi về số nhóm được chia từ mấy học sinh? ( Số nhóm được 
 chia từ 12 học sinh)
 - Muốn biết từ 12 học sinh chia được thành mấy nhóm ta phải biết gì? 
 (Biết mỗi nhóm có mấy học sinh?)
 - Điều đó chúng ta biết chưa? (biết rồi), mỗi nhóm có bao nhiêu học sinh? 
 (mỗi nhóm có 3 học sinh)
 - Để biết chia được thành mấy nhóm ta làm phép tính gì? (Làm phép tính chia)
Bước 3: Thực hiện cách giải bài toán. 
 Hoạt động này bao gồm việc thực hiện phép tính đã được nêu trong bước tìm 
cách giải bài toán nêu trên và trình bày bài giải. Cách trình bày bài giải như sau:
 - Viết câu lời giải : Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, với học sinh 
dân tộc thiểu số, nhiều khi việc hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn 
việc chọn phép tính và tính ra đáp số. Những tuần đầu khi học đến phần giải toán có 
lời văn, nhiều học sinh rất lúng túng khi viết lời giải, vì ở lớp 1 chỉ yêu cầu học sinh tập 
viết câu lời giải ở dạng đơn giản. Bởi vậy, ở những tiết toán có bài toán giải có lời văn, 
giáo viên cần dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn kĩ và kết hợp trình bày mẫu nhiều 
bài giúp các em hình thành và ghi nhớ kĩ năng giải toán.
 Ví dụ: Sau khi đọc đề toán ở trang 11 SGK Toán 2.
 “ Lớp 2A có 18 học sinh đang tập hát, lớp 2B có 21 học sinh đang tập hát. Hỏi 
cả hai lớp có bao nhiêu học sinh đang tập hát?”.
 Học sinh tập nêu bằng lời để tóm tắt bài toán:
 Lớp 2A có : 18 học sinh.
 Lớp 2B có : 21 học sinh. 
 Cả hai lớp có :  học sinh?
 Học sinh nêu miệng câu lời giải:
 Cả hai lớp có tất cả số học sinh đang tập hát là:
 Học sinh nêu miệng phép tính: 18 + 21 = 39 (học sinh)
 Tiếp đó, cho học sinh tự trình bày bài giải. Ở những bài toán trong các tuần 
đầu, giáo viên cần cho học sinh luyện nêu miệng bài toán nhiều lần để các em ghi nhớ 
cách trình bày một bài giải.
 Người viết: Nguyễn Thanh Thúy 9

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_dang_bai_giai_toan_co_loi_van_cho_hoc_s.doc