Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn học sinh Lớp 2

doc 23 trang sangkienhay 16/03/2024 490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn học sinh Lớp 2
 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 1. Mục đích của sáng kiến:
 Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai 
trò quan trọng. Thông qua việc giải toán, các em sẽ biết được nhiều khái niệm toán 
học. Đồng thời còn rèn cho học sinh năng lực tư duy, tính cẩn thận, óc sáng tạo, 
cách lập luận bài toán trước khi giải, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn 
luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, thông qua việc giải toán 
của học sinh, giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các 
em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và 
khắc phục những mặt thiếu sót. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy toán 
có lời văn ở cấp Tiểu học nói chung và ở lớp hai nói riêng là một việc rất cần thiết 
mà mỗi giáo viên Tiểu học cần phải nâng cao chất lượng dạy học toán cho học 
sinh.
 Qua thực tế giảng dạy trong thời gian qua ở khối lớp 2, tôi nhận thấy “Giải 
toán có lời văn” là mạch kiến thức khó nhất đối với học sinh. Việc học sinh học 
toán và giải toán có lời văn thường rất chậm chạp so với các dạng bài tập khác. Các 
em thường có một thói quen là: đọc đề bài qua loa, sau đó giải bài toán ngay. Vì 
vậy, các em còn lúng túng trong việc xác định dạng toán và tóm tắt đề toán. Khi 
giải bài toán các em ít tư duy, còn máy móc, mà không để ý đến dữ kiện của bài 
toán đã cho nên nhiều khi chọn phép tính không đúng dẫn đến kết quả sai. Bên 
cạnh đó các em còn chưa biết đặt câu lời giải cho phép tính các em vừa tìm, có 
nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng không làm sao tìm được 
lời giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp với đề toán đặt ra. Làm xong không 
cần kiểm tra lại kết quả, khi trả bài các em mới biết là mình sai. Vì vậy, nếu các em 
được rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn một cách tự giác, tích cực, chủ động và 
sáng tạo ngay từ lớp 2 sẽ là bước tạo đà vững chắc để các em giải toán có lời văn ở 
các lớp tiếp theo được tốt hơn. Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh như vậy, tôi 
 1 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 
 3. Đóng góp của sáng kiến:
 Qua thực tế giảng dạy ở khối lớp 2, tôi nhận thấy học sinh khi giải các bài 
toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em thường lúng 
túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tính chính xác và 
nhanh chóng nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải không 
phù hợp với đề toán đặt ra. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh đặt câu lời giải còn 
vất vả hơn nhiều so với dạy trẻ thực hiện phép tính để tìm ra đáp số. Chính vì vậy, 
sáng kiến “ Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2”, sẽ giúp cho các 
giáo viên hướng dẫn học sinh có lớp 2 nắm được quy trình giải toán có lời văn. Để 
các em có thể giải thành thạo những bài toán có lời văn ở lớp 2 và những bài toán 
có lời văn khác khi học lên các lớp trên. 
 PHẦN II: NỘI DUNG
 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SÁNG KIẾN TẬP 
 TRUNG GIẢI QUYẾT
 Qua giảng dạy lớp 2B tại Trường Tiểu học Gia Đông số 1, tôi thấy học sinh 
còn hạn chế về kĩ năng giải toán có lời văn như: Chưa đọc kỹ đề bài, hoặc đọc mà 
không hiểu đề bài toán. Không biết lựa chọn, chọn phép tính để giải. Viết lời giải 
sai. Viết phép tính và tính sai kết quả. Ghi đáp số sai. Chưa trả lời được câu hỏi 
thầy nêu. Đến khi giải toán thì đặt câu lời giải chưa đúng, chưa hay hoặc không có 
câu lời giải. Những nguyên nhân trên không thể đổ lỗi về phía học sinh hoàn toàn 
mà một phần lớn đó chính là các phương pháp, cách áp dụng, truyền đạt của giáo 
viên. Đây cũng là lí do mà tôi chọn đề tài “Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho 
học sinh lớp 2” , mong tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao kĩ năng 
giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nói riêng và môn toán 2 nói chung. Để từ đó, 
các em có thể thành thạo hơn với những bài toán có lời văn khó và phức tạp ở lớp 
trên.
 3 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 
 + Đối với học sinh khá có thể hỏi: Bài toán cho biết những gì và yêu cầu gì?
 + Đối với học sinh yếu, giáo viên nên hỏi cụ thể hơn. Chẳng hạn: Bài toán cho 
biết bác An nuôi bao nhiêu con thỏ? (48con)
 Bác đã bán mấy con thỏ? (18 con). Yêu cầu của bài toán là gì? (Tìm số thỏ 
bác An còn lại sau khi bán)
 Sau đó giúp học sinh tóm tắt . Như vậy học sinh đã nắm được chắc bài toán, 
hiểu được bài từ đó học sinh sẽ hình thành được cách làm tốt hơn và chính xác hơn. 
 2. Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm được các dạng toán: 
 Ngoài việc nắm chắc được đề toán và phân tích bài để giải bài toán một cách 
chính xác hoàn hảo, học sinh cần biết bài toán đó thuộc dạng toán nào để có 
phương pháp giải cho phù hợp.
 1- Dạng toán “Bài toán về nhiều hơn”
 Khi dạy “Bài toán về nhiều hơn”, giáo viên giúp học sinh biết cách xác định: 
số lớn, số bé, phần “nhiều hơn”. Vậy khi dạy dạng toán này học sinh chỉ cần vận 
dụng công thức
 Số lớn = số bé + phần “nhiều hơn”
 Bài toán 1: Hòa có 4 bông hoa, Bình nhiều hơn Hòa 2 bông hoa. Hỏi Bình 
có bao nhiêu bông hoa ?
 Tóm tắt: 
 Hòa: 4 bông hoa
 Bình 2 bông hoa
 ? bông hoa
 Ở đây số lớn là số hoa của ai ?
 Số bé là số hoa của bạn nào ?
 Vậy tìm số hoa của Bình bằng cách nào ?
 Học sinh giải:
 5 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 
 Dạng này, học sinh cũng xác định số lơn, số bé, phần ít hơn” và ghi nhớ : Số 
bé = Số lớn - phần “ít hơn”. Trong công thức toán này, để vận dụng tốt vào những 
bài học sau, mỗi học sinh cần có tư duy chặt chẽ để xác định được đâu thực sự là 
“Bài toán về nhiều hơn” và đâu là “Bài toàn về ít hơn” để có cách giải đúng, tránh 
nhầm lẫn.
 Vậy người giáo viên cần hướng dẫn để các em phân tích được bài toán, tóm 
tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, nhìn vào tóm tắt để xác định yêu cầu của bài toán cho 
đúng.
 Bài toán 1: Vườn nhà Nga có 17 cây cam, vườn nhà Mai ít hơn vườn nhà 
Nga 6 cây cam. Hỏi vườn nhà Mai có bao nhiêu cây cam ?
 Tóm tắt: 
 17 cây
 Vườn nhà Nga:
 Vườn nhà Mai 6 cây
 ? cây
 Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng học sinh xác định được số lớn là số cây vườn nhà 
Nga, số bé là số cây vườn nhà Mai, số phần ít hơn là 6 cây. Từ đó học sinh giải bài 
rất dễ dàng.
 Bài giải:
 Vườn nhà Mai có số cây là :
 17 - 6 = 11 (cây)
 ĐS : 11 cây
 Cũng giống như dạng “Bài toán về nhiều hơn” sau khi làm xong tôi yêu cầu 
học sinh thử lại bằng cách lấy số cây vườn nhà Mai vừa tìm được cộng với 6 cây 
mà ra số cây vườn nhà Nga thì bài toán giải đúng.
 Ngoài dạng cơ bản này, để rèn thêm kĩ năng giải bài toán, chiều đến tôi cho 
học sinh làm thêm dạng khác như sau:
 7 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 
 Số con gà trống là số hạng chưa biết.
 Khi hiểu được như vậy, học sinh dễ dàng tìm ra cách giải bài toán này dựa 
vào cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng và tương tư như vậy đối với những 
bài toán khác, học sinh cũng phân tích và đưa về dạng bài đã học để giải toán đúng.
 Khi cả lớp đã thành thạo giải bài toán có lời văn dạng đơn giản, tôi đưa 
những bài nâng cao giúp học sinh tư duy tốt, rèn kỹ năng giải toán tốt hơn.
 Bài toán 2 : Hồng và Lan có tổng cộng 18 quyển vở. Hồng sử dụng hết 6 
quyển, Hồng còn lại 4 quyển. Hỏi Lan có bao nhiêu quyển vở ?
 Với bài toán khó, giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh phân tích rồi mới 
tóm tắt.
 + Muốn tìm số vở của Lan, trước hết phải tìm số vở của ai ?
 + Tìm số vở của Hồng bằng cách nào ?
 + Vậy bài toán phải giải bằng mấy phép tính ?
 Tóm tắt : 
 Hồng + Lan : 18 quyển
 Hồng dùng : 6 quyển
 Hồng còn : 4 quyển
 Lan : .... quyển ?
 Bài giải : Số quyển vở của Hồng là :
 6 + 4 = 10 (quyển)
 Lan có số quyển vở là :
 18 - 10 = 8 (quyển)
 ĐS : 8 quyển
 Điều cần ghi nhớ : Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
 5. Loại “Tìm số bị trừ chưa biết”
 Bài toán 1: Hùng có 25 viên bi, Hùng cho Dũng một số viên bi, Hùng còn lại 
18 viên bi. Hỏi Hùng cho Dũng bao nhiêu viên bi ?
 9 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 
 Đáp số: 41 người
 6. Loại “Tìm thừa số chưa biết”
 Bài toán 1: 
 Có 12 kg gạo chia đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi có mấy ki lô gam gạo?
 Tóm tắt: 12 kg : 3 túi
 .... kg ? : 1 túi
 Bài giải:
 Mỗi túi có số ki lô gam gạo là
 12 : 3 = 4 (kg)
 ĐS: 4 kg
 Bài này ta thấy: 12 kg là tích
 3 túi là thừa số đã biết
 Số kg gạo trong 1 túi là thừa số chưa biết.
 Điều cần ghi nhớ: Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
 Bài toán 2: Tìm đáp số bài toán
 Có một sợi dây dài 18 dm được cắt thành các đoạn bằng nhau, mỗi đoạn dài 
3 dm. Hỏi sợi dây đó cắt được mấy đoạn ?
 A. 5 đoạn B. 6 đoạn C. 7 đoạn
 - Học sinh giải ra nháp và khoanh vào đáp án B.
 7. Loại “Tìm số bị chia”
 Bài toán 1: Có một số ki lô gam đường đựng đều trong 4 bao mỗi bao 5 kg 
đường. Hỏi tất cả bao nhiêu ki lô gam đường ?
 Tóm tắt: 1 bao : 5 kg
 4 bao : .... kg ?
 Bài giải:
 Tất cả có số ki lô gam đường là
 5 x 4 = 20 (kg)
 11 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 
 Bước này giúp học sinh trình bày lời giải một cách chặt chẽ, logic.
 3. Biện pháp 3: Hướng dẫn trình bày bài giải. 
 Để học sinh có một trình tự giải bài bài toán có lời văn thì trước hết phải xác 
định cho học sinh thấy rõ các bước giải của bài toán đó. Nếu làm tốt các bước trên 
thì chắc chắn học sinh sẽ có một bài giải đúng, trình tự thích hợp.
 Bước 1: Tìm hiểu đề: Học sinh phải đọc kỹ đề toán để phân biệt dữ kiện của 
bài - xác định được cái đã cho và cái phải tìm.
 Bước 2: Phân tich bài toán
 Sau khi học sinh đọc bài toán, giáo viên cần đặt câu hỏi gợi mở để học sinh 
hiểu được đề bài.
 + Bài toán cho ta biết gì ?
 + Bài toán hỏi điều gì ?
 + Muốn giải được bài toán ta phải sử dụng phép tính nào ?
 Để tránh nhàm chán các câu hỏi lặp lại nhiều lần, giáo viên cần thay đổi câu 
hỏi để phát huy tư duy của học sinh.
 Ta có thể hỏi ngược lại:
 + Bài toán hỏi điều gì ?
 + Ta biết điều gì ở bài toán ?
 + Muốn giải được bài toán trước hết ta phải tìm gì ?
 Khi học sinh đó hiểu được bài toán, giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài 
toán.
 Bước 3: Tóm tắt bài toán
 Việc này giúp các em bỏ bớt được những câu, những chữ không thật quan 
trọng trong đề toán, biểu thị được bằng lời hoặc hình vẽ các mối quan hệ trong bài 
toán, làm cho bài toán được rút gọn lại, mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải 
tìm hiện ra rõ hơn. Các em nhìn tóm tắt có thể đọc lại bài toán một cách chính xác 
(học sinh sẽ giải bài toán dễ dàng hơn).
 13 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 
 Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, 
đẹp mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện yêu cầu này 
trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày bài giải theo hướng dẫn, quy định.
 - Đầu tiên là tên bài (Viết sát lề bên trái có gạch chân), tiếp đó ghi tóm tắt, 
sau gần tóm tắt là trình bày bài giải. Từ: “Bài giải” ghi ở giữa trang vở (có gạch 
chân), câu lời giải ghi cách lề khoảng 2 -> 3 ô vuông, chữ ở đầu câu viết hoa, ở 
cuối câu có dấu hai chấm (:), phép tính viết lùi vào so với lời giải khoảng 2 -> 3 
chữ, cuối phép tính là đơn vị tính được viết trong dấu ngoặc đơn. Phần đáp số ghi 
sang phần vở bên phải ( có gạch chân) và dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và đơn 
vị tính (không phải viết dấu ngoặc đơn nữa).
  Lưu ý: Trong mọi trường hợp người giáo viên luôn luôn phải dùng thước để 
gạch chân và liên tục nhắc học sinh tạo cho các em bỏ thói quen xấu: gạch bằng 
tay.
 Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, tôi thường xuyên trình 
bày bài mẫu trên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày để 
từ đó học sinh quen nhiều với cách trình bày. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên 
chấm bài và sửa lỗi cho những học sinh trình bày chưa đẹp; tuyên dương trước lớp 
những học sinh làm đúng, trình bày sạch đẹp, cho các em đó lên bảng trình bày lại 
bài làm của mình để các bạn cùng học tập
 Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải:
 Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học 
 sinh thường coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời. 
 Khi giáo viên hỏi: “ Em có tin chắc kết quả là đúng không?” thì nhiều em lúng 
 túng. Vì vậy việc kiểm tra , đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán va 
 phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta cần 
 hướng dẫn các em thông qua các bước:
 - Đọc lại lời giải.
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giai_toan_co_loi_van_hoc_s.doc