Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc Lớp 2

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIÊU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH Ở PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2 Lĩnh vực : Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học Tên Tác giả : Mai Thị Thu Ngọc Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ : Giáo viên cơ bản NĂM HỌC 2019 -2020 - Phát âm đúng. - Ngắt nghỉ hơi hợp lí. - Cường độ đọc vừa phải (không đọc quá to hay quá lí nhí) - Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu khoảng 50 tiếng/ 1phút. * Đọc thầm và hiểu nội dung: - Biết đọc không thành tiếng, không mấp máy môi. - Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc); nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đã đọc. * Nghe: - Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. - Nghe - hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô. - Nghe - hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của các bạn. * Nói: - Biết trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc. - Biết cách trả lời các câu hỏi về bài đọc. 2.2. Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống: - Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt. - Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân. - Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán...). 3. NỘI DUNG DẠY HỌC a. Số lượng, thời lượng học - Trung bình, một tuần, học sinh được học 2 bài tập đọc, trong đó có một bài học trong 2 tiết, một bài còn lại được học trong một tiết. b. Các loại bài tập đọc - Có 64 bài tập đọc bao gồm văn bản văn học,văn bản khoa học, báo chí, hành chính (tự thuật, thời khóa biểu, thờ gian biểu, mục lục sách...) thông qua những truyện (tiết Chính tả). 4. BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Đọc mẫu. 2. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài, tìm hiểu nội dung bài đọc. 3. Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng. 4. Ghi bảng. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đảm bảo đúng chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Góp phần đổi mới phương pháp để giúp học sinh hoàn thành tốt chương trình học tập đọc lớp 2. Qua đó người giáo viên có thêm những kinh nghiệm trong việc lựa chọn nội dung giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Ngoài ra, việc lựa chọn nội dung và hình thức lên lớp còn đòi hỏi người giáo viên phải thực sự thấu hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh do mình dạy. - Được chia sẻ những việc làm đã có ít nhiều hiệu quả với các bạn đồng nghiệp để đồng nghiệp có thể tham khảo từ đó có những áp dụng giúp học sinh có thể học tốt phân môn Tập đọc. - Qua việc nghiên cứu đề tài này, việc tìm hiểu các tài liệu, chứng cứ liên quan giúp tôi có thêm cơ hội bổ sung cho mình những kiến thức trong môn Tiếng Việt để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân trong quá trình dạy học. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU a) Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại lớp 2A3 - Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung b) Phạm vi nghiên cứu: Ngay từ đầu nhận lớp tôi đã làm quen, phân loại trình độ từng mức đối tượng học sinh, kết hợp với giáo viên lớp 1 để đưa ra phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã vận dụng các phương pháp sau đây để nghiên cứu: rèn đọc to, đọc đàng hoàng. Vì vậy khi đọc thành tiếng, người đọc có thể đọc cho mình hoặc đọc cho người khác hoặc cho cả hai. Đọc cùng với phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đám đông đầu tiên của trẻ nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo sự thành công, tạo cho các em sự tự tin cần thiết. Giáo viên phải cho các em hiểu rằng đọc không phải cho cô giáo nghe mà đọc cho các bạn trong lớp cùng nghe. Như vậy không phải là học sinh đọc quá to hay gào lên. Đối với những học sinh đọc “lí nhí”, giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn ngồi cuối cùng lớp nghe thấy mới thôi. Giáo viên nên cho học đứng trên bảng đối diện với những người nghe. Tư thế đọc phải vừa đoàng hoàng, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay. 2. Luyện đọc đúng: a) Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm, không đọc theo tiếng địa phương, lệch chuẩn. Đọc đúng bao gồm đọc đúng âm, thanh, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu). b) Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị tiếng Việt. Trong quá trình dạy học, để học sinh đọc đúng tôi thấy cần chú trọng dạy học sinh đọc đúng: + Đọc đúng các phụ âm đầu: Ví dụ: Có ý thức phân biệt để không đọc “nàm việc”, “lên lon”, “phoe phang”, “cá gô” mà phải đọc “làm việc”, “nên non”, “khoe khoang”, “cá rô”. + Đọc đúng âm chính: Ví dụ: Học sinh có ý thức phân biệt để không đọc “mua riệu”, “ chấm múi” ... mà phải đọc “ưu tiên”, “mua rượu”. + Đọc đúng âm cuối: Ví dụ: Có ý thức đọc đúng không đọc “luông luông”, “ngạc mũi” , “thát nước”... mà phải đọc “luôn luôn”, “ngạt mũi” , “thác nước”. Đọc đúng về các thanh: về thanh có các lỗi phát âm, hay lẫn thanh hỏi thành thanh nặng. Ví dụ: “hỏi thăm, thoang thoảng ...” đọc thành “họi thăm”, “thoang thoạng”. hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Ngoài ra còn phải đọc hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu. c) Biện pháp luyện đọc đúng: + Trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính để ngăn ngừa các lỗi của học sinh khi đọc. Tùy đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm mà học sinh hay mắc phải: ví dụ một số tỉnh ở Bắc bộ hay lẫn n - l; hay dấu thanh... + Khi lên lớp, đầu tiên giáo viên phải đọc mẫu rồi cho một, hai học sinh đọc chuẩn đọc lại sau đó đọc cá nhân. Với những câu giáo viên dự tính sẽ có nhiều em đọc sai cách ngắt nghỉ câu cũng làm tương tự như vậy. Cuối cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh cả bài. + Giáo cần nhắc nhở học sinh hay phát âm sai để học sinh thấy được lỗi của mình từ đó chú ý phát âm cho đúng. + Kết hợp với gia đình, nhắc nhở thường xuyên học sinh trong giao tiếp ở nhà. + Cho học sinh phát âm ngọng đó nói chuyện nhiều cùng bạn bè trong lớp, qua bạn bè, học sinh cũng tự sửa được lỗi phát âm của mình. Trong nhiều năm áp dụng biện pháp trên tôi thấy có hiệu quả cao giúp học sinh phát âm đúng theo chuẩn. 3. Luyện đọc nhanh: a) Đọc nhanh (còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy) là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là việc không đọc ê a, ngắc ngứ. Vấn đề tốc độ chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng. Tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc. Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng để cho người nghe hiểu được. Vì vậy khi đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ chấp nhận được cảu đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói. Tốc độ đọc của học sinh lớp 2 khoảng 50 tiếng/ phút. b) Biện pháp luyện đọc nhanh: - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” đọc chậm lại, nhịp dãn ra thì câu thơ có nhiều âm lượng nhất này của bài sẽ đọng lại trong lòng người đọc với một tốc độ bình thường như những câu khác . - Còn với bài “Mùa xuân đến”, những câu “Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua” Nhịp đọc nhanh nhưng câu cuối “Nhưng trong trí thơ ngây của chú còn mãi mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới”. Đọc chậm lại, nhịp dãn ra để cho câu văn ngân lên mới thể hiện đúng cảm xúc. Ngữ điệu: Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự lên cao hay hạ thấp giọng. Mỗi kiểu câu chia theo mục đích nói đều có ngữ điệu riêng. Như sự hạ giọng cuối câu kể, sự lên giọng cuối câu hỏi. Điều này đã được nói đến khi bàn về đọc đúng ngữ điệu. Ở đây chỉ muốn nói về những chỗ lên giọng, xuống giọng nghệ thuật. Ví dụ: “Hôm nay tôi đi học” trong câu “Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đối lớn: Hôm nay tôi đi học” (Nhớ lại buổi đầu đi học) cần đọc nhấn giọng và hạ giọng nhằm gây sự chú ý, hướng người nghe vào sự kiện quan trọng này. Như đã nói, theo nghĩa rộng, ngữ điệu là sự hòa đồng của chỗ ngừng, tốc độ, chỗ nhẫn giọng, cao độ... tạo nên âm hưởng của bài đọc. Cần hiểu rằng “đọc diễn cảm” không phải là đọc sao cho “điệu”, thiếu tự nhiên, dựa vào ý thích chủ quan của người đọc. Đọc diễn cảm là sự sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Hòa nhập được với các bài văn, bài thơ, có cảm xúc thì sẽ tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính văn bản qui định ngữ điệu cho chúng ta chứ chúng ta không tự đặt ra ngữ điệu. b) Biện pháp luyện đọc diễn cảm: Chính nội dung bài đọc đã qui định ngữ điệu của nó nên không thể áp đặt sẵn giọng đọc của bài; ngược lại điều này phải là kết luận tự nhiên của học sinh đưa ra sau khi hiểu nội dung sâu sắc bài đọc và biết cách diễn đạt thích hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm cần thực hiện các bài tập sau: - Tập lấy hơi và tập thở: biết thở sâu ở chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi đọc. - Rèn cường độ giọng đọc - luyện đọc to. - Luyện đọc chính âm (đã trình bày ở phần đọc đúng). - Luyện đọc diễn cảm: + Đàm thoại cho học sinh hiểu ý đồ tác giả, thảo luận vì sao phải đọc như vậy. Có thể đọc phân vai làm sống lại nhân vật của tác phẩm. ngữ giải nghĩa cho phù hợp đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà các em yêu cầu. Như tâm lí - ngôn ngữ học đã chỉ ra để hiểu và nhớ những gì được đọc không phải xem tất cả các chữ đều quan trọng như nhau mà có thể và cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là những từ giúp ta hiểu được nội dung của bài. Trong những bài khóa văn chương, đó là những từ dùng “đắt”, tạo nên giá trị của bài. Ví dụ: Bài “Mùa xuân đến” trong câu “Bầu trời ngày thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ”, không nhấn mạnh vào các từ “ngày, thêm, càng” sẽ không giúp học sinh thấy được sự chuyển biến của đất trời, không làm rõ được “mùa xuân đến” chứ không phải “mùa xuân”. Cần có biện pháp giúp học sinh phát hiện ra những từ có tín hiệu nghệ thuật. Đó là những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, những từ đa nghĩa, những từ mang nghĩa bóng. Tiếp đó, cần hướng học sinh phát hiện những câu quan trọng trong bài, những câu nêu ý chung của bài. Với những văn bản văn chương, học sinh cần nắm được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất. Ví dụ: Cách nói “Mẹ là ngọn của con suốt đời” trong bài “Mẹ”. Cần tìm được những mối quan hệ bên trong của văn bản để hiểu ý nghĩa hàm ẩn của nó chỉ không phải chỉ có ý nghĩa hiển hiện, tức là cần dạy cho học sinh biết đọc giữa các hàng chữ. Với bài “Bé Hoa”, “ Em yêu nhà em” mà chỉ chú ý đến những gì hiển hiện trên văn bản rồi lí giải Hoa yêu em Nụ vì em Nụ xinh, em Nụ ngoan; Em yêu nhà em vì nhà em có hàng xoan, có chim hót, có gỗ tre..., thì không cắt nghĩa đúng nguyên nhân của tình yêu (Hoa yêu em Nụ vì đó là em của Hoa; em yêu nhà em vì đó chính là nhà em), không làm rõ được tình chị em, tình quê hương. Kĩ năng đọc thầm được hình thành qua việc thực hiện một bài tập dạy đọc hiểu. Những bài tập này xác định những cái đích mà việc đọc thầm của học sinh hướng tới, đồng thời đó cũng là phương tiện để đạt đến sự thông hiểu văn bản của học sinh. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng cần tăng cường dạy đọc hiểu ở tiểu học, điều đó không phải là tăng thời gian tìm hiểu bài trong giờ tập đọc, giảm thời gian luyện đọc thành tiếng mà là tăng cường chất lượng đọc. Phần bài tập trong vở bài tập nhằm mục đích này. Để làm các bài tập, học sinh phải đọc, nhớ các chi tiết và hiểu nội dung bài đọc để chọn, nối, tô, đánh dấu, ghi đúng yêu cầu của bài. Các bài tập được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm, vẽ, đánh dấu, ghi lại.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_ren_ki_nang_doc_cho.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc Lớp 2.pdf