Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Toán ở Lớp 2

docx 21 trang sangkienhay 05/11/2023 2700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Toán ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Toán ở Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Toán ở Lớp 2
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
 DẠY TOÁN Ở LỚP 2 trình sách giáo khoa mới với những nội dung thể hiện trong sách giáo khoa cũng như 
phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới. Bản thân tôi suy nghĩ và quyết định tìm 
hiểu, vận dụng những kinh nghiệm về dạy học nội dung phép nhân ở lớp hai.
 III. Phương pháp nghiên cứu
 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc và nghiên cứu những tài liệu liên quan 
 đến những vấn đề nghiên cứu.
 2. Phương pháp quan sát điều tra: Phân tích hệ thống hóa tài liệu thu thập được.
 3. Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức dạy thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi 
 và hiệu quả của việc dạy học phép nhân ở lớp 2 qua các tiết học.
 IV. Đối tượng và phạm vi đề tài
 Đối tượng để thực hiện đề tài là hoạt động học tập của học sinh lớp 2B nói riêng và 
học sinh khối 2 trong trường nói chung năm học 2010 - 2011.
 Sĩ số học sinh lớp 2B: 44 .
 Trong khuôn khổ đề tài tôi xin trình bày nội dung cơ bản dạy học phép nhân với 
biện pháp hình thành khái niệm phép nhân và lập bảng nhân. - Hỏi 1: Tổng “4 + 4 + 4 + 4” có mấy số hạng? (4 số hạng)
 - Hỏi 2: Em có nhận xét gì về các số hạng ? (các số hạng đều bằng nhau, mỗi số 
 hạng đều là 4).
 Sau đó tôi yêu cầu học sinh tính nhanh tổng:
 4 + 4 + 4 + 4 = 16.
*Ví dụ 2: Tôi yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, điền số và tính kết quả:
 5l+ ... l + ... l + ... l = .... l
- Học sinh quan sát hình vẽ, điền và tính nhanh kết quả:
 5l + 5l + 5l + 5l = 20 l
 - Giáo viên khai thác:
 + Hỏi 1: Tổng “5l + 5l + 5l + 5l “ có mấy số hạng? (có 4 số hạng).
 + Hỏi 2: Em hãy nhận xét về các số hạng của tổng trên? (các số hạng đều bằng 
 nhau, mỗi số hạng là 5).
 + Hỏi 3: tên đơn vị được tính ở tổng trên là gì? (lít).
 Về bài tập giáo viên có thể thay đổi hình thức khác nhau nhưng về nội dung 
 vẫn cho học sinh luyện tập hoặc nâng cao hơn kỹ thuật tính tổng của nhiều số hạng, 
 chú ý hơn cách tính tổng của nhiều số hạng bằng nhau. Đây sẽ là tiền đề giúp học 
 sinh hình thành khái niệm phép nhân cũng như sau khi học xong phép nhân các em 
 sẽ vận dụng tính được độ dài đường gấp khúc, vận dụng giải các bài toán về tính 
 độ dài đường gấp khúc (các số đo độ dài trong đường gấp khúc bằng nhau).
 2. Hình thành khái niêm phép nhân:
 * Cách hình thành:
 “ Chuyển tổng các số hạng bằng nhau phép nhân”
 + Giới thiệu hình ảnh trực quan. a. Thay phép cộng thành phép nhân:
 * Ví dụ: 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 4 = 12 (3 lấy 4 lần được 12) 
 và 4 + 4 + 4 = 4 x 3 = 12 (4 lấy 3 lần được 12)
 Qua đây học sinh nắm vững hơn về ý nghĩa và cách ghi của phép nhân.
 Ở dạng bài tập chuyển tổng các ví dụ với số hạng lớn hoặc có nhiều số hạng, điều 
này khiến học sinh mất nhiều thời gian tính toán mà không nắm được ý nghĩa của phép 
nhân.
 Trong quá trình luyện tập tôi sẽ giúp học sinh nắm chắc rằng: “Chỉ có các số hạng 
bằng nhau mới có thể chuyển phép cộng thành phép nhân”.
 * Ví dụ: 2 +2 + 2 + 2 = 2 x 3 nhưng 2 + 2 + 3 thì không thay bằng phép
nhân được.
 b. Để giúp học sinh củng cố và nắm chắc ý nghĩa của phép nhân tôi sẽ đưa dạng 
bài tập so sánh các giá trị biểu thức:
 * Ví dụ: 2 x 2 □ 3 x 2 ; 3 + 2 □ 3 x 2
 c. Dạng bài tập thay thế phép nhân bằng phép cộng:
 Sau khi học sinh đã hiểu ý nghĩa của phép nhân tôi sẽ cho học sinh luyện tập dạng 
bài tập thay thế phép nhân bằng phép cộng. Hay nói cách khác học sinh có thể tìm kết quả 
của phép nhân qua việc chuyển và tính tổng các số hạng bằng nhau.
 * Ví dụ: muốn tính 2 x 4 ta phải tính tổng:
 2 + 2 + 2 + 2 = 8 vậy 2 x 4 = 8
 Qua đó học sinh không những nắm vững cách hình thành phép nhân bằng cách 
chuyển tổng các số hạng bằng nhau (ý nghĩa của phép nhân) mà từ phép nhân học sinh 
còn suy ra tính được tổng. Điều này giúp học sinh nắm vững mới quan hệ giữa phép nhân 
và phép cộng (cộng các số hạng bằng nhau). Chuẩn bị xây dựng bảng nhân.
 4. Giúp hoc sinh nắm vững tên gọi thành phần, kết quả phép nhân:
 Sau khi đã hình thành được phép nhân, giáo viên giúp học sinh nắm chắc tên gọi 
thành phần và kết quả của phép nhân: tích đó. Việc tính tổng lúc này phải trở thành kỹ năng.
 - Học sinh sẽ được đọc lại phép nhân và nêu tên gọi thành phần và kết quả 
của phép nhân.
* Dạng 3: Cho các thừa số là 4 và 3, tích là 12. Viết phép nhân.
 - Tôi hướng dẫn học sinh xác định rõ các thừa số (3,4), tích (12).
 Sau đó viết thành phép nhân:
 4 x 3 = 12
 Khi tính tích tôi sẽ cho học sinh nhẩm các tổng tương ứng.
 Qua từng dạng bài tập, trong quá trình nhận xét, chữa bài tôi sẽ cho học sinh 
đọc lại phép nhân và nêu tên gọi từng thành phần (thừa số) và kết quả (tích) của phép 
nhân.
 Học sinh nắm vững tên gọi thành phần, kết quả của phép nhân thì khi bước 
sang lập bảng nhân cũng như tìm một thừa số của phép nhân học sinh sẽ không bị 
lúng túng mà dễ dàng xác lập được phép tính và tính kết quả.
 II/ HƯỚNG DẪN LÁP BẢNG NHÂN:
 1. Cách lâp bảng:
 - Bảng nhân được lập dựa vào khái niệm phép nhân là phép cộng các số hạng 
bằng nhau.
 Qui trình lập bảng:
 + Giới thiệu đồ dùng trực quan.
 + Hình thành phép nhân (trên cơ sở cộng các số hạng bằng nhau).
 + Tính tích (bằng cách tính tổng tương ứng).
 + Thành lập bảng.
 * Ví du: Hướng dẫn học sinh thành lập bảng nhân 2.
 1. Trước hết tôi đưa ra một ví dụ nhằm nhắc lại: “phép nhân được hình thành 
dựa trên phép cộng các số hạng bằng nhau”.
 - Gắn mẫu hai bông hoa lên bảng, cho học sinh nhận biết: có hai bông hoa. 
Tiếp tục gắn thêm 4 nhóm, mỗi nhóm có 2 bông hoa nữa theo hình sau:
 2 + 2 + 2 + 2 + 2 — 2 x 5 — 10
Hỏi: Có tất cả mấy bông hoa? (10 bông hoa vì 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10)
 - Yêu cầu học sinh chuyển thành phép nhân: 2 x 5 = 10.
 - Như vậy ta đã tìm được kết quả của phép nhân nhờ phép cộng các số hạng - Các thừa số thứ nhất: Là không đổi (2)
 2 x 1 = 2
 - Các thừa số thứ hai: thứ tự tăng một đơn vị: 1, 2, 3..9,10
 2 x 2 = 4
 - Các tích: Thứ tự tăng 2 đơn vị:2, 4, 6...18, 20.
 2 x 3 = 6
 * Như vậy trong bảng nhân 2: Với thừa số thứ nhất là không đổi, 
 2 x 4 = 8
 theo trật tự khi thừa số thứ 2 tăng 1 đơn vị thì tích tăng lên 2 đơn 
 2 x 5 = 10
 vị.
 2 x 6 = 12
 * Hỏi: Trong bảng nhân 2 hai tích liền nhau hơn kém nhau 
 2 x 7 = 14
 bao nhiêu đơn vị ? (2 đơn vị).
 2 x 8 = 16
 Đây sẽ là cơ sở để giúp học sinh khôi phục lại kết quả của bất kỳ 
 2 x 9 = 18
 phép nhân nào trong bảng nếu học sinh quên.
 2 x 10 20
 =
 * Ví dụ: Nếu học sinh quên kết quả của phép tính nhân: 2 x 4 = ?, có hai cách 
giúp học sinh khôi phục kết quả.
 + Cách 1: Yêu cầu học sinh tính tích dưới dạng tổng ( cách ban đầu xây dựng)
 2 x 4 = 2 + 2 + 2+ 2 = 8. Như vậy 2 x 4 = 8
 + Cách 2: Lấy tích liền trước (2 x 3 = 6) cộng thêm cho 2 : 6 + 2 = 8
 8 chính là kết quả của: 2 x 4
 Hoặc lấy tích liền sau ( 2 x 5 = 10) trừ cho 2 : 10 - 2 = 8.
 8 chính là kết quả phép tính nhân : 2 x 4
 Tương tự như thế ở các bảng nhân sau (3,4,5...) học sinh cũng cần nắm chắc 
nguyên tắc lập bảng cũng như quy luật của bảng nhân đó.
 3. Tổ chức cho hoc sinh ghi nhớ bảng nhân:
 - Có nhiều hình thức giúp học sinh ghi nhớ bảng nhân: Tổ chức cho học sinh 
đọc nhiều lần, đọc to, đọc thầm, đọc theo thứ tự, không theo thứ tự, tổ chức dạng trò 
chơi “truyền điện”... Ngoài ra giúp học sinh không những thuộc mà nắm chắc bảng 
nhân tôi sẽ áp dụng cho học sinh đếm thêm 2 (3, 4, 5).
 Việc đếm thêm 2 (3, 4, 5) từ 2 (3, 4, 5) đến 20 (30, 40, 50) giúp học sinh học 
thuộc bảng nhân và giúp học sinh tìm lại kết quả trong các bảng nhân ( nếu học sinh 
quên). Tôi giúp học sinh nắm:
 - Thừa số thứ nhất luôn là : 2 (3, 4, 5).
 - Thừa số thứ hai lần lượt là : Từ 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.
 - Tích chính là các số khi đếm thêm 2 (3, 4, 5) từ 2 (3, 4, 5) đến 20 Bảng nhân Lúc luyện tập
 Dạng 2: Cũng có thể vận dụng “tính chất kết hợp” của phép cộng để tiến hành 
xây dựng các công thức trong bảng nhân.
 * Ví dụ: 5 x 6 = ? Sau khi đã học xong 5 x 5 = 25, thì có thể “cộng thêm 5” 
vào 25. khi đó có thể viết:
 5 x 6 = 5 x 5+ 5 = 30, do đó 5 x 6 = 30
 Ý nghĩa của việc vân dụng tính chất kết hợp của phép cộng là ở chỗ:
 5 x 6 = 5 + 5+ 5 +5 +5 +5 = 25 + 5 = 30 mà : 25 = 5 x 5 nếu có
 5 x 6 = 5 x 5 + 5
 5. Tổ chức cho học sinh thực hành:
 Song song khi dạy cho học sinh hình thành phép nhân cũng như lập các bảng 
nhân tôi sẽ tổ chức cho học sinh:
 + Học xong bảng nhân nào thì học sinh vận dụng chắc chắn các dạng bài tập 
theo sách giáo khoa để củng cố, rèn luyện kỹ năng, tăng khả năng vận dụng của học 
sinh.
 + Để giờ thực hành nhẹ nhàng và có hiệu quả tôi suy nghĩ và chuyển các dạng 
bài tập thành trò chơi học tập.
 * Ví dụ 1: Yêu cầu học sinh xác định và thi nói nhanh phép tính với kết quả 
tương ứng, tổ chức thi giữa các nhóm BẢNG NHÂN 3
 I/ Mục đích, yêu cầu :
 Giúp HS :
 - Lập bảng nhân 3 (3 nhân với 1, 2, 3, ... , 10) và học thuộc bảng nhân 3.
 - Thực hành nhân 3, giải bài toán và đếm thêm 3.
 II/ Đổ dùng dạy □ học :
 - 10 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn (nh- SGK).
 III/ Các hoạt động dạy □ học :
TG Nội dung Các hoạt động dạy Các hoạt động học
3’ I. Bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: + - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào 
 Tính: nháp.
 2cm x 8 = 2kg x 6 = 2cm x 8 = 16cm 2kg x 6 = 12kg
 2cm x 5 = 2kg x 3 = 2cm x 5 = 10cm 2kg x 3 = 6 kg
 - Nhận xét cho điểm .
30’ II. Bài mời :
 1) Giới thiệu bài:
 Ghi đầu bài
 2)H—ớng dẫn thành lập bảng nhân 3
 - Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng 
 và hỏi: Có mấy chấm tròn? - Có 3 chấm tròn.
 - 3 chấm tròn đ-ợc lấy mấy lần? - Ba chấm tròn đ-ợc lấy 1 lần.
 - 3 đ-ợc lấy mấy lần? - 3 đ-ợc lấy 1 lần.
 - 3 đọ'c lấy 1 lần nên ta lập đ-ợc phép - HS đọc phép nhân: 3 nhân 1 bằng 3.
 nhân: 3 x 1 = 3 (ghi lên bảng phép nhân 
 này).
 - Gắn tiếp 2 tầm bìa lên bảng và hỏi: Có 
 hai tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, vậy 3 
 chấm tròn đ-ợc lấy mấy lần? - Ba chấm tròn đ-ợc lấy 2 lần
 - Vậy 3 đ-ợc lấy mấy lần?
 - Hãy lập phép tính t-ơng ứng với 3 đ-ợc - 3 đ-ợc lấy 2 lần .
 lấy 2 lần. - Đó là phép tính 3 x 2.
 - 3 nhân 2 bằng mấy?
 - Viết lên bảng phép nhân: 3 x 2 = 6, gọi - 3 nhân 2 bằng 6.
 HS đọc phép tính. - Ba nhân hai bằng sáu.
 - H-ớng dẫn HS lập các phép tính còn lại 
 t-ơng tự nh- trên. Sau mỗi lần lập đ-ợc - Lập các phép tính 3 nhân với 3, 4, 5, 6, 
 phép tính mới GV ghi lên bảng 7, 8, 9, 10 theo h-ớng dẫn của GV. C/ KẾT QUẢ THỰC HIÊN:
 Qua quá trình giảng dạy môn toán lớp 2 năm 2010 - 2011 tôi đã áp dụng kinh 
nghiệm về cách hình thành phép nhân và lập bảng nhân. Tôi nhận thấy rằng học sinh 
tôi nắm chắc chắn về hình thành phép nhân và thành lập bảng nhân, đặc biệt ở các 
bảng nhân sau ( Bảng nhân 3,4,5) hầu hết các em đều có kỹ năng lập một cách nhanh 
chóng và chính xác, nắm vững quy luật của từng bảng nhân. Ghi nhớ thuần thục các 
phép tính trong bảng nhân. Thực tế cho thấy học sinh nắm chắc về hình thành phép 
nhân và bảng nhân. Đa số các em vận dụng rất nhanh khi tính toán trên các dạng bài 
tập liên quan đến phép nhân.
 Cho đến thời điểm ( kết thúc học kỳ I năm học), qua khảo sát chất lượng trong 
lớp cũng như theo kết quả theo dõi quá trình học của học sinh, kết quả học về phép 
nhân của các em rất khả quan:
 Kết quả thực hiện
 HS thực hiện đúng - HS thực hiện đúng - 
 Lớp Sĩ số Tiêu chí đánh giá
 nhanh chậm
 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
 1. Hình thành phép 42 95% 2 5%
 nhân
 2. Lập bảng nhân 44 100% 0 0%
 2B 44
 3. Vận dụng làm các 
 dạng bài tập liên quan 42 95% 2 5%
 đến phép nhân
 * Như vậy qua bảng kết quả cho thấy đa số học sinh thực hiện đúng - nhanh 
khi hình thành phép nhân, lập bảng nhân, vận dụng các dạng bài tập có liên quan đến 
phép nhân. Chỉ có 1 - 2 HS thực hiện đúng nhưng còn chậm.
 Nguyên nhân:
 Khả năng tiếp thu của các em còn chậm và nhanh quên. Tôi đã chú ý luyện tập 
các em thường xuyên bằng nhiều dạng bài tập phù hợp, kết hợp với sự kiên trì cuối 
cùng của các em cũng đã nắm được cách hình thành phép nhân, cách lập bảng nhân 
và vận dụng và làm được các bài tập song ở mức độ còn chậm. Tôi sẽ tiếp tục theo 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_toan_o_lop_2.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Toán ở Lớp 2.pdf