Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Khối 2

doc 29 trang sangkienhay 18/03/2024 541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Khối 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Khối 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Khối 2
 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Cấp cơ sở đơn vị : Trường TH Gia Đông số 1
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Trường Tiểu học Gia Đông số 1
 1. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng cho học sinh lớp 2
 3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ tên: Nguyễn Thị Hiến
 - Cơ quan, đơn vị: Trường TH Gia Đông số 1
 - Địa chỉ: Gia Đông- Thuận Thành- Bắc Ninh
 - Điện thoại: 0367769198 Email: nguyenthihiengiadong@gmail.com
 4. Các tài liệu kèm theo:
 4.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (đóng 
trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận SK): Mẫu 02/SK 
 4.2. Số lượng SKKN: 01 quyển 
 Gia Đông, ngày 20 tháng 1 năm 2023
 Tác giả sáng kiến
 Nguyễn Thị Hiến
 1 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
cách giải, tự mình kiểm tra lại các kết quả đã đạt được, cùng bạn rút kinh 
nghiệm về phương pháp giải. Tuy nhiên, để tổ chức được các hoạt động học tập, 
giáo viên cần xác định được: Nội dung toán học cần cho học sinh lĩnh hội là gì? 
Cần tổ chức các hoạt động như thế nào? 
 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: 
 Tìm hiểu thực trạng việc giải toán có lời văn của học sinh lớp 2 để có giải 
pháp phù hợp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nhằm giúp cho 
học sinh có ý thức: rèn kĩ năng giải toán cho học sinh làm cho chất lượng môn 
toán của học sinh được nâng cao. Góp phần nâng cao chất lượng học tập, đồng 
thời rèn cho học sinh tính kiên trì, cẩn thận trong học tập và trong công việc.
7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
 1 - Biện pháp 1: Giúp học sinh hiểu và nắm chắc đề bài.
 2 - Biện pháp 2: Giúp học sinh hiểu và nắm chắc được các dạng toán.
 3 - Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải.
 4 - Biện pháp 4: Giúp học sinh hiểu và nắm chắc được các bước giải.
 5 - Biện pháp 5: Giúp học sinh khắc phục một số lỗi sai thường gặp khi 
giải toán có lời văn.
 6 - Biện pháp 6: Giúp học sinh mở rộng và nâng cao kiến thức (nhằm phát 
hiện học sinh giỏi).
 7 - Biện pháp 7: Khích lệ học sinh hứng thú khi học tập.
* Kết quả của sáng kiến:
 Ngay từ đầu năm của năm học, tổ tôi đã tiến hành triển khai chuyên đề 
Toán lớp 2 để các đồng chí nắm được phương pháp dạy dạng toán có lời văn. 
 3 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
quen tốt trong học tập, có niềm tin hứng thú trong học tập để các em phát huy mọi khả 
năng trong học tập, đặc biệt là kĩ năng giải toán có lời văn được tốt hơn. Để đạt được 
điều đó, giáo viên không ngừng rèn luyện tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, thực sự là 
tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến: 
 Học sinh thích được học tập, rèn luyện. Nâng cao tỉ lệ chuyên cần. Tạo ra 
phong trào học tốt, sôi nổi, được sự hưởng ứng nhiệt tình trong xã hội, có sự phối kết 
hợp giữa giáo viên – học sinh – nhà trường – gia đình.
 Với kết quả trên tôi sẽ tiếp tục duy trì và áp dụng vào giảng dạy để cuối năm 
học chất luợng môn toán được nâng cao hơn nữa.
 Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không 
sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
 Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến
 (Chữ ký, dấu) (Chữ ký và họ tên)
 Nguyễn Thị Hiến
 5 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 1. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN:
 Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai 
trò quan trọng. Thông qua việc giải toán, các em sẽ biết được nhiều khái niệm 
toán học. Đồng thời còn rèn cho học sinh năng lực tư duy, tính cẩn thận, óc sáng 
tạo, cách lập luận bài toán trước khi giải, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, 
rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, thông qua việc giải 
toán của học sinh, giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót 
của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt 
đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót. Chính vì vậy, việc đổi mới phương 
pháp dạy toán có lời văn ở cấp Tiểu học nói chung và ở lớp hai nói riêng là một 
việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên Tiểu học cần phải nâng cao chất lượng dạy 
học toán cho học sinh.
 Qua thực tế giảng dạy trong thời gian qua ở khối lớp 2, tôi nhận thấy 
“Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó nhất đối với học sinh. Việc học 
sinh học toán và giải toán có lời văn thường rất chậm chạp so với các dạng bài 
tập khác. Các em thường có một thói quen là: đọc đề bài qua loa, sau đó giải bài 
toán ngay. Vì vậy, các em còn lúng túng trong việc xác định dạng toán và tóm 
tắt đề toán. Khi giải bài toán các em ít tư duy, còn máy móc, mà không để ý đến 
dữ kiện của bài toán đã cho nên nhiều khi chọn phép tính không đúng dẫn đến 
kết quả sai. Bên cạnh đó các em còn chưa biết đặt câu lời giải cho phép tính các 
em vừa tìm, có nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng không 
làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp với đề toán đặt 
ra. Làm xong không cần kiểm tra lại kết quả, khi trả bài các em mới biết là mình 
sai. Vì vậy, nếu các em được rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn một cách tự 
giác, tích cực, chủ động và sáng tạo ngay từ lớp 2 sẽ là bước tạo đà vững chắc 
để các em giải toán có lời văn ở các lớp tiếp theo được tốt hơn. Xuất phát từ tình 
hình thực tế học sinh như vậy, tôi mong muốn có những sáng kiến về phương 
pháp “Rèn kĩ năng giải toán có lời văn học sinh lớp 2”, sẽ giúp cho các giáo 
viên hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn được hiệu quả hơn. 
 7 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
giải không phù hợp với đề toán đặt ra. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh đặt 
câu lời giải còn vất vả hơn nhiều so với dạy trẻ thực hiện phép tính để tìm ra đáp 
số. Chính vì vậy, sáng kiến “ Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh 
lớp 2”, sẽ giúp cho các giáo viên hướng dẫn học sinh có lớp 2 nắm được quy 
trình giải toán có lời văn. Để các em có thể giải thành thạo những bài toán có lời 
văn ở lớp 2 và những bài toán có lời văn khác khi học lên các lớp trên. 
 9 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
 +Bài toán yêu cầu tìm gì?
 Khi học sinh trả lời tôi thường giúp học sinh ghi và gạch chân những từ 
quan trọng mà nhiều khi học sinh do không đọc kĩ đề nên đã bỏ sót dẫn tới làm 
bài sai.
 Trong quá trình này học sinh cần nhận ra bài toán đã cho thuộc dạng nào? 
Từ đó giúp học sinh tóm tắt đề bài sao cho dễ hiểu nhất (đối với các bài toán 
hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị hoặc gấp, giảm bao nhiêu lần thì tóm tắt bằng sơ 
đồ đoạn thẳng). Trên cơ sở đó giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài toán 
bằng cách đàm thoại (Chú ý phân tích từ dưới lên)
 * Ví du: Bác An nuôi 48 con thỏ, bác đã bán đi 18 con thỏ. Hỏi bác An còn 
lại bao nhiêu con thỏ?
 - Yêu cầu học sinh đọc đề nhiều lần để xác định bài.
 - Gợi ý giúp học sinh hiểu và tóm tắt đề.
 + Đối với học sinh khá có thể hỏi: Bài toán cho biết những gì và yêu cầu 
gì?
 + Đối với học sinh yếu, giáo viên nên hỏi cụ thể hơn. Chẳng hạn: Bài toán 
cho biết bác An nuôi bao nhiêu con thỏ? (48con)
 Bác đã bán mấy con thỏ? (18 con)
 Yêu cầu của bài toán là gì? (Tìm số thỏ bác An còn lại sau khi bán)
 Sau đó giúp học sinh tóm tắt . Như vậy học sinh đã nắm được chắc bài 
toán, hiểu được bài từ đó học sinh sẽ hình thành được cách làm tốt hơn và chính 
xác hơn. 
 Qua đây tôi nhận thấy rằng việc phân tích yêu cầu rất quan trọng bởi nó giúp 
học sinh hiểu được nội dung bài chắc hơn.
 2-BIỆN PHÁP 2: GIÚP HỌC SINH NẮM ĐƯỢC CÁC DẠNG TOÁN:
 Ngoài việc nắm chắc được đề toán và phân tích bài để giải bài toán một cách 
chính xác hoàn hảo, học sinh cần biết bài toán đó thuộc dạng toán nào để có 
phương pháp giải cho phù hợp.
 1- Dạng toán “Bài toán về nhiều hơn”
 11 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
 Toàn có số viên bi là :
 15 - 3 = 12 (viên bi)
 ĐS : 12 viên bi
 Mặt khác rèn thêm kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh dạng này, tôi 
đưa thêm bài toán trắc nghiệm sau :
 Bài toán 3 : Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
 Lan có 19 bông hoa, Huệ nhiều hơn Lan 3 bông hoa. Hỏi Huệ có bao 
nhiêu bông hoa ?
 A. 2 bông hoa B. 16 bông hoa C. 22 bông hoa
 Học sinh phải khoanh vào đáp án C vì số hoa của Huệ bằng 19 + 3 = 22
 2. Loại "Bài toán về ít hơn"
 Dạng này, học sinh cũng xác định số lơn, số bé, phần ít hơn” và ghi nhớ : 
Số bé = Số lớn - phần “ít hơn”. Trong công thức toán này, để vận dụng tốt vào 
những bài học sau, mỗi học sinh cần có tư duy chặt chẽ để xác định được đâu 
thực sự là “Bài toán về nhiều hơn” và đâu là “Bài toàn về ít hơn” để có cách giải 
đúng, tránh nhầm lẫn.
 Vậy người giáo viên cần hướng dẫn để các em phân tích được bài toán, 
tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, nhìn vào tóm tắt để xác định yêu cầu của bài 
toán cho đúng.
 Bài toán 1: Vườn nhà Nga có 17 cây cam, vườn nhà Mai ít hơn vườn nhà 
Nga 6 cây cam. Hỏi vườn nhà Mai có bao nhiêu cây cam ?
 Tóm tắt: 
 17 cây
 Vườn nhà Nga:
 Vườn nhà Mai 6 cây
 ? cây
 Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng học sinh xác định được số lớn là số cây vườn 
nhà Nga, số bé là số cây vườn nhà Mai, số phần ít hơn là 6 cây. Từ đó học sinh 
giải bài rất dễ dàng.
 Bài giải:
 Vườn nhà Mai có số cây là :
 13 Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
 ĐS : 20 con gà trống
 Ở đây ta thấy 25 con gà mái + số con gà trống = tất cả đàn
 Do đó : 45 con gà là tổng
 25 con gà mái là số hạng đã biết.
 Số con gà trống là số hạng chưa biết.
 Khi hiểu được như vậy, học sinh dễ dàng tìm ra cách giải bài toán này dựa 
vào cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng và tương tư như vậy đối với 
những bài toán khác, học sinh cũng phân tích và đưa về dạng bài đã học để giải 
toán đúng.
 Khi cả lớp đã thành thạo giải bài toán có lời văn dạng đơn giản, tôi đưa 
những bài nâng cao giúp học sinh tư duy tốt, rèn kỹ năng giải toán tốt hơn.
 Bài toán 2 : Hồng và Lan có tổng cộng 18 quyển vở. Hồng sử dụng hết 6 
quyển, Hồng còn lại 4 quyển. Hỏi Lan có bao nhiêu quyển vở ?
 Với bài toán khó, giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh phân tích rồi 
mới tóm tắt.
 + Muốn tìm số vở của Lan, trước hết phải tìm số vở của ai ?
 + Tìm số vở của Hồng bằng cách nào ?
 + Vậy bài toán phải giải bằng mấy phép tính ?
 Tóm tắt : 
 Hồng + Lan : 18 quyển
 Hồng dùng : 6 quyển
 Hồng còn : 4 quyển
 Lan : .... quyển ?
 Bài giải : Số quyển vở của Hồng là :
 6 + 4 = 10 (quyển)
 Lan có số quyển vở là :
 18 - 10 = 8 (quyển)
 ĐS : 8 quyển
 Điều cần ghi nhớ : Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
 5. Loại “Tìm số bị trừ chưa biết”
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giai_toan_co_loi_van_cho_h.doc