Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi phát âm L-N qua tiết tập đọc cho học sinh Lớp 2

doc 28 trang sangkienhay 06/02/2024 2431
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi phát âm L-N qua tiết tập đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi phát âm L-N qua tiết tập đọc cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi phát âm L-N qua tiết tập đọc cho học sinh Lớp 2
 PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 Tôi còn nhớ có một nhà văn đã từng nhắc nhở chúng ta : “ Ngôi trường 
Tiểu học, người thầy giáo Tiểu học là những hình ảnh thân thiết sẽ theo suốt 
cuộc đời mỗi con người như một thứ hành trang tinh thần có sức dìu đỡ, động 
viên để vượt khó khăn và sống cho xứng đang. Trình độ văn hóa của chúng ta có 
thể bộc lộ rõ và phổ biến ở các ngôi trường Tiểu học, hãy chăm lo tỉ mỉ và chu 
đáo hơn nữa cho con người ngay từ tuổi thơ. Hãy bắt đầu từ trường Tiểu học. 
Ta muốn khắc sâu trong tâm trí những người dân Việt Nam về sự giàu có, về 
rừng vàng, biển bạc của đất nước.” Có lẽ khởi nguồn của lời nhắc nhở này 
chính bởi bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách 
học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên, 
xã hội, trang bị những phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức 
thực tiễn. Bên cạnh đó nó còn bồi dưỡng, phát huy tình cảm đạo đức và nhân 
cách tốt đẹp của con người trong tương lai.Các môn học ở Tiểu học có mối quan 
hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt môn Tiếng Việt có vị trí quan 
trọng vào bậc nhất trong tất cả các môn học ở Tiểu học. Ngay từ ngày đầu đến 
trường, các em đã được làm quen với bộ môn này. Đó là chiếc chìa khóa mở 
cánh cửa tri thức, đưa các em đến với kho tàng văn hóa của nhân loại. 
 Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình 
Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ 
năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để 
các em học tốt các phân môn khác. Thông qua môn tập đọc rèn cho các em kĩ 
năng đọc như: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn cảm để học 
sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và ngược lại. Đọc giúp 
các em lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là 
điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cho cả đời. 
Tập đọc còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến 
thức đời sống giáo dục tình cảm, thẩm mĩ. Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời 
cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói 3
 Để áp dụng thành công các biện pháp rèn đọc cho HS lớp 2, tôi đã nghiên 
cứu thực trạng dạy và học Tập đọc lớp 2 ở trường Tiểu học Ngũ Hiệp và đề xuất 
các giải pháp với các giáo viên trong tổ, khối nhằm nâng cao chất lượng dạy Tập 
đọc lớp 2.
 Để cập nhật thông tin, tôi tìm tòi, đọc tài liệu liên quan, nghiên cứu SGK, 
chương trình, nội dung môn Tiếng Việt và môn Tập đọc, đối chiếu, so sánh với 
thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học Ngũ Hiệp.
 Sau khi nghiên cứu tôi đã áp dụng phương pháp mới, dạy thử nghiệm ở lớp và 
đánh giá kết quả dạy học theo phương pháp mới trong năm học 2022-2023.
2.Mục đích nghiên cứu:
 Tập đọc là một môn quan trọng trong chương trình Tiểu học. Qua việc 
học tập đọc các em nắm, biết được cách phát âm đúng, chuẩn Tiếng Việt, hình 
thành kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình đọc. Từ đó các em có thói quen đọc đúng 
văn bản, nhưng trên thực tế hiện tượng phát âm sai phụ âm L/N vẫn còn tồn tại 
khi các em học môn tập đọc cũng như trong giao tiếp hằng ngày. Vì vậy, tôi tìm 
hiểu và mạnh dạn viết kinh nghiệm về“ Một số biện pháp sửa lỗi phát âm L/N 
qua tiết tập đọc cho HS lớp 2”. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh lớp 2, đặc biệt là học sinh lớp 2I trường Tiểu học Ngũ Hiệp
4. Phạm vi nghiên cứu:
 Áp dụng cho học sinh lớp 2 để hướng dẫn học sinh vận dụng phương 
pháp giải toán có nội dung hình học.
5. Phương pháp nghiên cứu:
 a. Phương nghiên cứu lý luận:
 Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề sửa lỗi phát âm trong dạy 
học môn tập đọc ở lớp 2 để có căn cứ cho việc thực hiện .
 b. Phương phap khảo sát:
 Khảo sát học sinh để đánh giá thực tế, qua đó xây dựng kế hoạch nghiên 
cứu phù hợp, chính xác đối tượng. 5
hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức. Người học sinh 
là đối tượng (khách thể) của hoạt động dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động 
học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức.
 Hoạt động học tập của học sinh chỉ có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến 
hành các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động 
cơ nhận thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành và 
phát triển nhân cách của mình mà không ai có thể làm thay được.
 A.Komexi đã viết: "Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, 
phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách. Hãy tìm ra phương pháp cho phép 
giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn. "
 Phân môn Tập đọc có vị thế đáng kể, Tập đọc là nhóm bài học khởi đầu 
giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh công cụ ( năng lực đọc, nghe, nói, 
viết ) từ đó mở rộng cánh cửa cho HS nắm lấy kho tàng tri thức loài người.
 Rèn đọc có ý nghĩa cực kì quan trọng với HS tiểu học, đó là yêu cầu cơ 
bản, đầu tiên với mỗi người. Vì suốt thời gian học tập từ nhỏ đến lớn HS sử 
dụng hoạt động đọc nhiều nhất. Các em đọc bài học, đọc bài ghi, đọc SGK, đọc 
bài tập, sách báo... Đọc để chiếm lĩnh ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập, 
đọc là công cụ để học tập tốt và tạo ra hứng thú, động cơ học tập.
 Chính vì vậy, bản thân tôi luôn nghiên cứu các phương pháp để rèn đọc 
cho HS một cách hệ thống và hiệu quả. 
1.3. Những yêu cầu cần đạt của vấn đề rèn đọc cho HS lớp 2:
 Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 thì môn Tập đọc chiếm thời lượng 
nhiều nhất 4 tiết / tuần.
 Mục tiêu môn Tập đọc lớp 2 là : Phát triển kĩ năng đọc và nghe nói cho HS.
 + Đọc thành tiếng ( phát âm đúng, ngắt nghỉ hợp lí, cường độ hợp lí, tốc 
độ vừa phải, tốc độ đọc 50 tiếng / phút).
 + Đọc thầm và hiểu nội dung.
 + Nghe và nắm được cách đọc đúng; nghe – hiểu các câu hỏi của GV; 
nghe – hiểu nhận xét ý kiến ... 7
âm chuẩn; tuy nhiên khi về nhà, bị ảnh hưởng từ việc phát âm sai của các thành 
viên trong gia đình nên việc sửa lỗi phát âm chưa đồng bộ và chưa đạt hiệu quả cao.
 Để lựa chọn phương pháp, hình thức rèn đọc phù hợp với từng đối tượng 
HS thì việc khảo sát chất lượng đọc của HS là vô cùng quan trọng. Qua đó GV 
nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của các em để có biện pháp giúp đỡ kịp 
thời, phù hợp ở mỗi tiết học.
 Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã kiểm tra kĩ năng đọc của HS để 
nắm bắt nguyên nhân các em đọc chưa tốt và phân loại thành các nhóm, thể hiện 
ở bảng sau:
 Bảng khảo sát: 
 Đề bài : Đọc đúng đoạn thơ sau, đoạn văn sau : 
 a. Bài “ Lũy tre” ( TV lớp 2, tập 2 , trang 34) có đoạn thơ: 
 Mỗi sớm mai thức dậy
 Lũy tre xanh rì rào
 Ngọn tre cong gọng vó
 Kéo mặt trời lên cao.
 b. Nắng thu vàng óng như tấm áo choàng rực rỡ khoác lên khu rừng. Sơn 
Ca cao hứng hát vang : Líu lo, líu lo.Tiếng hát của Sơn Ca mới tuyệt vời làm 
sao. Cả khu rừng đều im lặng lắng nghe. Hình như trong tiếng hát của Sơn Ca có 
cả tiếng suối reo róc rách, có nắng vàng long lanh, có hoa thơm đầu cành. 
Kết quả :
 Tổng số HS Lỗi khi đọc Kết luận
 L-N N-L Chủ yếu lẫn L -N
 38
 8 0
 Chúng ta có thể thấy ngay rằng việc đọc sai sẽ dẫn đến nhiều tác hại như 
làm sai lệch nội dung của văn bản, viết sai, hiểu sai ý định biểu đạt của văn bản 
trong khi yêu cầu cơ bản của tiết Tập đọc là rèn kĩ năng đọc. Thông thường, học 
sinh mắc lỗi phát âm đều chưa tích cực rèn đọc vì tâm lý sợ rằng khi đọc sai sẽ 
bị thầy cô và các bạn chê cười. Điều này làm hạn chế việc đọc của các em, mất 
đi sự hứng thú với môn học này. 9
hoạt động cũng như khi giao tiếp với bạn, với cô và với mọi người để rèn luyện 
uốn nắn học sinh kịp thời. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ 
hội tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để sửa ngọng cho học sinh, giúp học 
sinh dễ nhớ. Đồng thời biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tuyên truyền vận 
động phụ huynh tham gia rèn luyện cách phát âm cho học sinh có kết quả tốt. 
 Ngoài ra, muốn dạy học đạt hiệu quả thì sự chuẩn bị bài của GV có vai trò 
vô cùng quan trọng. Bởi vì có nắm vững được nội dung, mục tiêu mỗi bài Tập 
đọc và sự hiểu biết sâu sắc về “ vốn tập đọc” của HS thì GV mới tổ chức quá trình 
dạy học thành công. Muốn thành công, GV cần chuẩn bị những nội dung sau :
 * Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa.
 Việc nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa sẽ giúp GV nắm được nội 
dung, mục tiêu môn học, hiểu rõ được kĩ năng rèn đọc cho HS và thấy được mối 
liên quan giữa các bài Tập đọc để lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù 
hợp, thu hút HS tích cực học tập.
 Với mỗi bài Tập đọc, tôi thường đọc rất nhiều lần bài đọc để hiểu rõ nội 
dung, mục tiêu văn bản, tìm ra cách đọc phù hợp với từng câu, từng đoạn, cả 
bài, lỗi sai mà HS hay mắc phải để tìm phương pháp hướng dẫn HS luyện đọc. 
 Ví dụ : Bài “Những con sao biển” ( Tiếng Việt 2, tập 2, trang 61)
 Tôi xác định những lỗi sai mà đối tượng học sinh lớp tôi thường gặp đó là:
 + Ngọng âm đầu L/Nnhư : liên tục, tiến lại, nước, liệu, .
 Với những HS đọc sai âm đầu, tôi sẽ cho HS luyện đọc từng từ, sau đó 
thực hành đọc dần vào câu, vào đoạn và sau đó vào cả bài.
 Nếu trong giờ, HS đọc chưa tốt, tôi sẽ dành thời gian cùng HS luyện đọc trong 
giờ hướng dẫn học, giờ ra chơi, Đồng thời, tôi cũng phân công đội ngũ cán bộ 
lớp, đôi bạn cùng tiến cùng giúp đỡ nhau trong học tập.
* Tìm hiểu trình độ đọc của HS : 
 Để tiến hành dạy Tập đọc tốt tôi tìm hiểu kĩ trình độ đọc của HS, nắm 
vững điểm mạnh của các em về kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu để phát huy 
và tìm ra hạn chế về phát âm sai để luyện đọc trong tiết học. Sự hiểu biết này 
giúp tôi tổ chức dạy phân hóa, tạo điều kiện phát triển năng lực đọc cho từng HS. 11
năng từng môn học. Đó là nghệ thuật sư phạm mang tính quyết định nhằm nâng 
cao chất lượng dạy học.
3.2.1. Sửa đọc lỗi phát âm L/N:
 Đây là lỗi phát âm thường gặp nhất. Do ảnh hưởng của lối phát âm địa 
phương, không phân biệt L/Nnên khi đọc cũng như khi giao tiếp, HS thường 
nhầm lẫn và phát âm sai những từ có âm đầu là L/ N.
 Muốn sửa đọc lỗi phát âm l/ n, trước hết giáo viên phải nắm chắc được 
nghĩa của các từ có phụ âm hay đọc ngọng như L/ Nđể định hình được lời nói và 
chữ viết. Giáo viên cần xem lại phương thức phát âm phụ âm đầu L/ Nvà tự mỗi 
giáo viên phải luyện bằng thời gian dài và phải kiên trì. 
3. 2. 1. 1. Nắm lại phương thức phát âm và vị trí phát âm của phụ âm đầu l/ n :
3. 2. 1. 1. 1.Bộ máy phát âm: 
 Bộ máy phát âm của người gồm 13 bộ phận đó là Khoang yết hầu, khoang 
miệng, khoang mũi, môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi con, đầu lưỡi, 
mặt lưỡi trước, mặt lưỡi sau, nắp họng. 
 Khi phát âm không khí từ phổi đi ra thanh hầu làm dây thanh rung động 
và tạo ra những sóng có tần số khác nhau; những sóng âm với tần số này sẽ 
được cộng hưởng ở các khoang phát âm (Khoang miệng, khoang mũi, khoang 
yết hầu). Sự khác biệt giữa các khoang phát âm ở mỗi người tạo nên những âm 
sắc khác nhau mà ta thường gọi là những giọng nói khác nhau. 
 Theo đặc điểm sinh học, các âm được phân thành nguyên âm và phụ âm. 
Sự khác biệt giữa nguyên âm và phụ âm được nhận diện chủ yếu qua cách phát 
âm. Nếu một âm khi phát âm luồng không khí từ phổi đi qua các khoang phát 
âm mà không bị cản ở bất cứ một vị trí nào thì âm đó là nguyên âm. Nếu một âm 
khi phát âm luồng không khí từ phổi đi qua các khoang phát âm mà bị cản ở một 
vị trí nào đó thì âm đó là phụ âm.
3. 2. 1. 1. 2. Cách phát âm và vị trí phát âm của N và L:
 - Khi phát âm âm L: Lưỡi cong lên chạm lợi, lúc này miệng hơi mở. Cuốn 
nhanh đầu lưỡi lên, luồng hơi từ họng đi qua hai mép lưỡi tạo thành âm L.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_sua_loi_phat_am_l_n_q.doc