Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng luyện đọc học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng luyện đọc học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng luyện đọc học sinh Lớp 2
Trường: Tiểu Học BÙI MINH TRỰC MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LUYỆN ĐỌC HỌC SINH LỚP 2 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Để đạt được mục tiêu môn học: “Hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp hằng ngày”. Đó là năng lực giao tiếp ngôn ngữ được thể hiện ở các kĩ năng : Nghe, đọc, nói, viết. Như vậy kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng hoạt động của ngôn ngữ . Đặc biệt ở học sinh Tiểu học nói chung và ở trẻ lớp 2 nói riêng, kĩ năng đọc có ý nghĩa rất sâu sắc , đọc để hiểu được ý chính của đoạn văn , biết đặt tên cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật được học chi tiết trong bài. Việc đọc có ý nghĩa cơ bản của người học sinh đi học. Học đọc rồi mới đọc để hiểu, đọc để chiếm lĩnh ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập. Đồng thời, đọc cũng là công cụ để học tốt các môn khác, có tác dụng tích cực đến trình độ tư duy của học sinh. Do đó rèn kĩ năng đọc cho học sinh đọc đúng đảm bảo tốc độ vừa phải đạt 50 chữ/1phút sau đó mới đọc diễn cảm. Có đọc diễn cảm thì mới hiểu được ý nghĩa của nội dung văn bản và từ ngữ trong văn cảnh. Trẻ muốn học giỏi thì trước hết phải đọc thông, viết thạo thì các em mới nắm được nội dung của đề bài yêu cầu. Từ đó trẻ mới tư duy suy luận, tìm tòi xác định để làm bài được tốt hơn. Qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, thực tế giảng dạy trên lớp .Tôi nhận thấy kĩ năng đọc của học sinh lớp 2 còn nhiều hạn chế. Vì thế tôi rất trăn trở và băn khoan phải tìm ra một số biện pháp trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2. II/ THỰC TRẠNG BAN ĐẦU: 1/ Về học sinh: Trong lớp tôi hầu hết là con gia đình lao động: Ba mẹ làm đi làm thuê, may bao, làm ruộng ,tình hình kinh tế rất khó khăn, thiếu thốn. Đặc biệt trẻ có hoàn cảnh éo le, ba ở một nơi, mẹ ở một ngã. Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả cho thấy : Một phần hai các em còn đọc yếu , đọc ê a ngắc ngứ, thậm chí một số em còn phải đánh vần đọc từng chữ cái, viết còn thiếu chữ. Thực trạng có nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả nói trên: Đó là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Một số trẻ đến lớp chưa tập trung chú ý lắng nghe, chưa chịu khó luyện đọc , luyện viết khi ở nhà . Đi học chưa chuyên cần. Quý bậc phụ huynh thì không kiểm tra, không nhắc nhở , thúc đẩy trẻ học tập, luyện đọc, luyện viết khi ở nhà.Tất cả những nguyên nhân đã dẫn đến kết quả học tập của trẻ chưa có kết quả tốt. Đặc biệt nhất là phân môn tập đọc. 2/ Về giáo viên: GVTH: Nguyễn Thị Thanh Page 1 Trường: Tiểu Học BÙI MINH TRỰC Để dạy cho trẻ phát âm đúng, tôi cũng không quên rèn cho trẻ kĩ năng nghe.Đây là vai trò quan trọng của người giáo viên qua giọng đọc rõ ràng, chuẩn, lưu loát. Vì vậy giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hổ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc. Lỗi mà học sinh còn phát âm sai do hai nguyên nhân: + Nguyên nhân chủ quan: Như nói lắp, nói ngọng, ( nói ngắn lưỡi) khó đọc do tật bẩm sinh. Ví dụ: s/x : sao/xao; sấu /xấu ,.. + Nguyên nhân khách quan : do cách phát âm sai của địa phương ( phương ngữ) tạo cho trẻ có thói quen nghe và nói từ khi nhớ. Ví dụ : nên làm ta nghe lên nàm , nóng lạnh phát âm lóng nạnh. + rung rinh học sinh phát âm dum dinh . Để chữa lỗi phát âm sai , tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết ngữ âm và ý nghĩa từ. Tôi cho trẻ luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần. Ví dụ: phát âm r /s :hơi ra qua động tác bật đầu lưỡi ờ vòm họng trên Ví dụ: phát âm ch/tr: +Phát âm tr (trờ): hơi ra qua động tác bật đầu lưỡi với chân răng. + Mặt khác là việc sửa sai qua luyện đọc từ và giảng nghĩa từ . Ví dụ : “cũ” phân biệt với “ củ” “cũ kĩ” với “củ từ”, xâu/ sâu: “ xâu kim” với “ hố sâu”. 2. Biện pháp 2: Luyện đọc : Từ chỗ đọc đúng âm, đúng dấu thanh tiến tới cho học sinh đọc được mức độ cao hơn: Đọc rành mạch tốc độ đọc 50 tiếng/phút, nắm được ý cơ bản của bài, đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm bằng đọc thành tiếng và đọc thầm, đọc chữ in và đọc chữ viết. Tôi chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắn cho từng học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh được tham gia và tham gia nhiều lần đọc trong một tiết học. Xen kẽ đọc đồng thanh để tạo thêm không khí lôi cuốn học sinh yếu, trẻ chưa tự tin rụt rè vào hoạt động học. Đảm bảo toàn bộ trẻ tham gia luyện đọc và càng được đọc nhiều lần càng tốt. a. Đọc rành mạch: - Cho trẻ đọc theo từng từ , từng cụm từ để luyện đọc từng câu chứ không đọc từng con chữ , từng chữ rời rạc. Để tiến tới đọc thành câu. Cuối câu – học sinh phải biết lên giọng hoặc xuống giọng phù hợp . Nếu câu có dấu cảm ta phải đọc thay đổi giọng theo đúng ngữ cảnh và tình cảm của câu. *Ví dụ : Đọc văn xuôi: “ Voi nhà” Toàn bài đọc với giọng đọc linh hoạt . Cuối câu có dấu chấm cảm thì đọc lên cao giọng, + Đoạn 1: Thể hiện tâm trạng thất vọng khi xe bị sự cố : “Thế này thì hết cách rồi !” GVTH: Nguyễn Thị Thanh Page 3 Trường: Tiểu Học BÙI MINH TRỰC *Ví dụ: Bài “Người mẹ hiền” Tôi dẫn hướng đọc : lời kể rõ ràng. Lời rủ rê của của Minh đoạn đầu háo hức. Tôi đã hướng dẫn học sinh nhấn giọng ở các cụm từ “ Ngoài phố có gánh xiếc. Bọn mình ra xem đi !” *Lời bác bảo vệ : nghiêm nhưng nhẹ nhàng : “ Cậu nào đây ? //Trốn học hả?//” + Nhưng khi đọc câu trên tôi còn hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi lên giọng ở đầu câu ,hạ giọng ở cuối câu . **Lời cô giáo ân cần trìu mến, khi nghiêm khắc . “Bác nhẹ tay kẻo cháu đau . Cháu này là học sinh lớp tôi.” . “ Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không? c. Đọc phân vai kết hợp đọc diễn cảm : - Đọc phân vai kết hợp đọc diễn cảm có nhiều mức độ nhưng ở lớp 2 tôi chỉ dừng lại ở mức biết phân biệt lời tác giả , lời nhân vật, đọc văn đối thoại , đọc phân vai. + Khi đọc lời tác giả giọng đọc phải phù hợp với nội dung của câu chuyện của đoạn văn . Tôi đã cho học sinh đọc phân vai trong các tập đọc mà các em đã được học. *Ví dụ : Bài “Người mẹ hiền” Chia nhóm 5 học sinh đọc phân các vai : Người dẫn chuyện , cô giáo, bác bảo vệ, Nam và Minh. **Ví dụ : Bài “Hai anh em ” Chia nhóm 3 học sinh đọc phân các vai : Người dẫn chuyện, người em, người anh. + Đọc kết hợp với giảng giải của giáo viên , kết hợp của từng nội dung câu hỏi tìm ra được nội dung của bài đọc. Rèn luyện kĩ năng sống trong bài đọc đã học. 3. Biện pháp 3: Giáo viên đọc mẫu diễn cảm : Giáo viên đọc mẫu chuẩn và chính xác, phù hợp với từng văn bản . Hướng dẫn học sinh về cách đọc ,sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm phát huy tích cực của học sinh trong hoạt động rèn kĩ năng ( đọc thành tiếng , đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài, tham gia thi luyện đọc với từng nhóm.) từ đó phát triển kĩ năng đọc cho học sinh. Tôi luôn chú trọng cách đọc mẫu làm thế nào cho thật hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh bắt chước cách đọc diễn cảm. *Ví dụ : Bài thơ “Bé nhìn biển” Giáo viên với giọng vui tươi , hồn nhiên , ngộ nghĩnh của trẻ con. Chú ý nhấn giọng gợi tả: tưởng rằng ,giằng ,kéo co, phì phò, thở rung, lon ta lon ton, to lớn, trẻ con. ** Ví dụ: “ Chiếc rễ đa tròn” - Đọc mẫu giọng to, rõ ràng, thong thả , phân biệt giọng đọc ở các nhân vật . + Người dẫn chuyện : thong thả , chậm rãi, tự nhiên . GVTH: Nguyễn Thị Thanh Page 5 Trường: Tiểu Học BÙI MINH TRỰC VI : KẾT LUẬN: Trên đây là một số biện pháp của tôi đã học hỏi của đồng nghiệp, tôi đưa ra để áp dụng vào giảng dạy để nâng cao chất lượng kĩ năng đọc cho học sinh mà tôi cho là hữu ích nhất. Rất mong quý thầy cô đồng nghiệp đọc và đóng góp nhiều ý kiến – biện pháp hay hơn và hữu hiệu để đạt được kết quả cao trong việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 và làm tiền đề cho các lớp trên. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành cùa quý thầy, cô. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Người viết Nguyễn Thị Thanh GVTH: Nguyễn Thị Thanh Page 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_luy.doc