Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 - Vũ Thị Tuyết

doc 18 trang sangkienhay 26/01/2024 3720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 - Vũ Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 - Vũ Thị Tuyết

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 - Vũ Thị Tuyết
 Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.Lý do chọn đề tài
 1.1.Vị trí của phân môn Tập Đọc trong môn Tiếng Việt: 
 Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực 
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ thể hiện 
trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, 
đọc, viết. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng từ 
chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó( ứng với hình thức đọc 
thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn 
vị nghĩa không có âm thanh( ứng với đọc thầm).
 Đọc không phải chỉ là sự( đánh vần) thành tiếng theo đúng như các ký 
hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu 
những gì được đọc. Trên thực tế nhiều khi người ta không hiểu khái niệm 
(đọc) một cách đầy đủ, không chú ý đúng mức việc chuyển từ âm sang nghĩa.
 1.2. Đọc trong đời sống của mỗi con người .Những kinh nghiệm của đời 
sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của thế hệ trước 
và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. 
Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài 
người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng 
nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người đã nhân khả năng 
tiếp nhân lên nhiều lần. Từ đây,con người biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, 
nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, con người sẽ có 
khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với 
thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người 
khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được 
thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt 
đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được 
bồi dưỡng về tâm hồn. Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện 
hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một 
nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc 
ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, đọc 
chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời.
1.3. Sự cần thiết của việc rèn khĩ năng đọc cho học sinh ở trường tiểu 
học.Vì những lẽ trên, dạy học có một ý nghĩa rất to lớn ở bậc tiểu học. Đọc trở 
thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đầu tiên trẻ phải học 
đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn 
ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học 
khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có 
khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là khả năng không thể thiếu 
được của con người thời đại văn minh.
 - 1 - - Học sinh từ chỗ đọc nhỏ, đọc chậm, nhát gừng đã có chuyển biến tốt, 
không lo sợ, biết đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức 
(thông hiểu được nội dung những điều mình đọc) và đọc diễn cảm.
 - Cơ sở vật chất đầy đủ, đáp ứng được việc học tập và giảng dạy.
 - Nội dung nhiều bài đọc hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh.
 3.2. Khó khăn:
 - Khả năng tiếp thu của học sinh không đều, ngôn ngữ nói còn hạn chế.
 - Kiến thức về ngôn ngữ, đời sống, văn học của học sinh còn ít.
 - Ý thức tự rèn kỹ năng đọc, lòng ham đọc sách của một số học sinh 
chưa cao.
 - Phụ huynh ít quan tâm đến việc rèn đọc của con
3.3. Khảo sát thực trạng Đầu năm :
 a. Năm học 2011 – 2012:
 Tôi đã dạy lớp 2A với sĩ số 36 học sinh ngay từ đầu năm học tôi đã 
 khảo sát chất lượng đọc của lớp như sau:
Số học sinh Đọc đúng Đọc hay Đọc sai
 Số lượng % Số lượng % Số %
 lượng
36 em
 25 em 69.5% 7 em 19.5% 4 em 21%
Số HSđọc đúng không nhiều có 25 em .
 b. HS đọc hay ít 7em . Hầu hết các em mới từ lớp 1 lên giọng đọc đều 
 đều , đọc từng tiếng chưa có sự nối kết từ 2 tiếng 
 c. 4 em đọc sai đó là : 
 d. Em Nguyễn Thị Thanh đọc ngọng những tiếng có dấu ngã .
 e. Em Nguyễn Thị Hường chưa thuộc mặt chữ . Đánh vần đọc chậm . 
 Đọc trơn rất chậm .
 f. Em Lê Tiến Hưng đọc nhỏ ngọng l –n .
 g. Em Nguyễn Anh Đức không chú ý vào bài đọc ( Vì em là trẻ khuyết 
 tật ). Cô giáo phải ngồi gần động viên mới đọc .
Qua thực trạng của lớp tôi đã áp dụng các biện pháp thực hiện sau: 
 4. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Tổ chức dạy đọc thành tiếng.
 - 3 - Với thể thơ 4 tiếng, cách ngắt hơi thông thường là 2 – 2 (thể hiện sự cân 
đối).
 Ví dụ bài “Lượm” (trang 130 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2): với khổ 
thơ có câu thơ bị phá nghĩa bởi nhịp 2 – 2, giáo viên dùng bảng phụ đưa ra để 
hướng dẫn.
Ngắt sai Ngắt đúng nhịp 1 – 3
Ngắt theo nhịp 2 – 2 > sai trọng * Trọng tâm (TA) không rơi vào các 
tâm của từ > nghĩa bị phá vỡ. từ “con, trên” mà rơi vào các từ đứng 
 sau nó. Các từ đó chỉ lướt qua chứ 
 không nhấn trọng âm.
“Ca lô đội lệch”
 “Ca lô/ đội lệch
Mồm huýt/ sáo vang Mồm/ huýt sáo vang
Như con/ chim chích Như/ con chim chích
Nhảy trên/ đường vàng Nhảy/ trên đường vàng
 Với bài thơ 5 tiếng thông thường ngắt hơi theo nhịp 2 – 3 hoặc 3 – 2. 
Nhưng cũng có những câu không đúng nhịp, giáo viên phải đưa vào luyện 
đọc.
 Với thể thơ lục bát là thơ dân tộc, sự cân đối rõ rệt ở nhịp.
 Ví dụ:
 Bài: “Mẹ” (trang 101 sách Tiếng Việt – Tập 1)
 + Không tách từ “là” với danh từ đi sau nó.
 Ví dụ như không đọc:
 “Mẹ là/ ngọn gió của con suốt đời”
 Mà đọc:
 “Mẹ/ là ngọn gió/ của con/ suốt đời”
 + Vì vần thơ lục bát rất chặt nên nếu đến vần 6 mà lạc nhịp (nghĩa) thì 
vần phải phá vỡ.
 Chẳng bằng mẹ đã/ thức vì chúng con. (Sai)
 Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con. (Đúng)
 - Với thể thơ thất ngôn bát cú thường ngắt theo nhịp 4- 3
 2 – 2 – 3
 - Với thơ tự do: ngắt hoàn toàn dựa vào nghĩa. Với bài có tiết tấu, giai 
điệu phong phú sẽ dễ thể hiện.
 - 5 - 1.4.Luyện đọc hay.
 a. Đọc hay là nâng cao hơn đọc đúng.
 Đọc diễn cảm là một yêu cầu (bước đầu) với học sinh lớp hai. Đó là 
việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ 
giọng để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong bài 
đọc, đồng thời thể hiện ở sự cảm thông, cảm thụ của người đọc đối với tác 
phẩm. Đọc hay chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
 Hiện nay, một số giáo viên tiểu học thường đọc với cường độ chưa thật 
chuẩn (chỉ cần vừa đủ nghe trong một môi trường nhất định, không cần quá 
to, một số không biết cách nhấn đúng trọng tâm để tăng mức độ diễn cảm).
 * Trước hết, giáo viên phải hiểu thấu đáo và giúp học sinh hiểu được 
nội dung bài học đó. Đó chính là cơ sở để có thể đọc diễn cảm. Trước mỗi bài 
đọc, giáo viên phải đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm phù 
hợp với ý cơ bản của bài đọc, phù hợp kiểu câu, thể loại đọc có cảm xúc cao, 
biết nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời 
tác giả. Một điều quan trọng nữa là giáo viên phải làm chủ được chỗ ngắt 
giọng (kỹ thuật ngắt giọng biểu cảm), làm chủ được tốc độ đọc (độ nhanh, 
chậm, chỗ ngân hay việc giảm nhịp đọc), làm chủ được cường độ giọng (đọc 
to hay nhỏ, lên giọng hay hạ giọng).
 Ngắt giọng biểu cảm đối lập với ngắt giọng logic. Ngắt giọng logic là 
chỗ dừng để tách các nhóm từ trong câu. Ngắt giọng logic hoàn toàn phụ 
thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ.
 Ví dụ: Bài “Cây và hoa bên lăng Bác” (trang 111 sách Tiếng Việt 
lớp 2 tập 2). Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nhịp câu cuối như sau:
 Cây và hoa của non sông gấm vóc / đang dâng niềm tôn kính thiêng 
liêng / theo đoàn người vào lăng viếng Bác.//
 Các dấu ngắt câu cũng biểu hiện của ngắt giọng logic.
 Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt 
giọng logic thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ láy, sự im 
lặng có tác dụng truyền cảm, “gây bão tố” góp phần tạo nên hiệu quả nghệ 
thuật cao. Đó là sự ngắt giọng có ý đồ nghệ thuật.
 Ví dụ: Bài “Bàn tay dịu dàng” (Trang 66 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 
1).
 Bà của An mới mất nên An xin nghỉ học mấy ngày liền. Sau đám tang 
bà, An trở lại lớp, lòng nặng trĩu nỗi buồn//. Thế là / chẳng bao giờ An còn 
được nghe bà kể chuyện cổ tích, chẳng bao giờ An còn được bà âu yếm, vuốt 
ve
 Ngoài việc đọc với giọng buồn, giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt 
giọng sau cụm từ “ lòng nặng trĩu nỗi buồn” lâu hơn bình thường để tạo độ 
 - 7 - Chính nội dung bài đọc đã qui định ngữ điệu của nó nên không thế áp 
đặt sẵn giọng đọc của bài, ngược lại điều này phải kết luận tự nhiên của học 
sinh đưa ra sau khi hiểu sâu sắc nội dung bài đọc và biết cách diễn đạt thích 
hợp dưới sự hướng dẫn của thầy. Để hình thành kỹ năng đọc diễn cảm cần 
thực hiện các bài tập sau:
 - Tập lấy hơi và tập thở: biết thở sâu ở chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi 
đọc.
 - Rèn cường độ giọng đọc – luyện đọc to (bắt đầu tử lớp 1)
 - Luyện đọc chính âm (đã trình bày ở phần đọc đúng)
 - Luyện đọc hay
 + Đàm thoại cho học sinh hiểu ý đồ tác giả, thảo luận vì sao đọc như 
vậy. Có thể đọc phân vai để làm sống lại nhân vật của tác phẩm.
 + Lập dàn ý bài
 + Đọc mẫu của cô: cô đọc mẫu và đặt câu hỏi vì sao đọc như thế. Chỗ 
nào trong cách đọc của cô làm cho học sinh thích.
 - Luyện đọc cá nhân. 
 *Lưu ý:
 Trong việc tổ chức dạy đọc thành tiếng, người giáo viên ngoài việc 
luyện đọc cá nhân chú ý tới việc đọc đồng thanh. Tâm lý của học sinh tiểu học 
và đặc biệt là lớp 1, 2 rất thích đọc đồng thanh. Có những ý kiến cho rằng đọc 
đồng thanh sẽ không giúp trẻ luyện đọc diễn cảm. Song với giáo viên biết 
cách tổ chức, hướng dẫn thì việc đọc đồng thanh lại giúp trẻ tự tin, cố gắng, 
bỏ qua được sự e dè, nhút nhát để có thể đọc đúng và đọc hay. Và một điểu 
quan trọng nữa của việc đọc đồng thanh là giúp cả lớp đọc trong một tiết học. 
Nhưng giáo viên chú ý chỉ cho học sinh đọc đồng thanh khi các em đã được 
luyện tập cá nhân, tránh học sinh đọc quá to.
 2. Tổ chức dạy đọc thầm.
 Trong một số tài liệu dạy đọc, việc tổ chức dạy đọc thành tiếng được 
gọi là “luyện đọc”. Nói như vậy đã bị thu hẹp nghĩa, chỉ còn ứng với một hình 
thức đọc – đọc thành tiếng. Từ đây, dễ dẫn đến một sai lầm trên thực tế dạy 
học là giáo viên tiểu học đã không chú ý đúng mức đế luyện đọc thầm cho học 
sinh.
 Sự thựC thì đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ nhanh 
hơn đọc thành tiếng từ 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, 
thông hiểu nội dung văn bản vì người ta không phải chú ý đến việc phát âm 
mà chỉ tập trung để hiểu nội dung mình đọc. Vì vậy, ngay từ cuối lớp 1 đã có 
hình thức đọc thầm và càng lên lớp trên thì kỹ năng này càng được củng cố.
 Dạy đọc thầm là làm các việc sau:
 - 9 - sinh cần nắm được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất, ví dụ bài 
“mẹ” câu cuối là câu tiêu biểu:
“Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
 Cần tìm những mối liên hệ bên trong của văn bản để hiểu ý nghĩa hàm 
ẩn của nó chứ không phải chỉ có ý nghĩa biểu hiện, tức là cần dạy cho học 
sinh biết đọc giữa các hàng chữ. Nếu với những bài “Bé Hoa” mà chỉ chú ý 
đến những gì hiển diện trên văn bản rồi lý giải Hoa yêu em Nụ vì em Nụ xinh, 
em Nụ ngoan ... thì không cắt nghĩa đúng nguyên nhân của tình yêu (Hoa yêu 
em Nụ vì đó là em của Hoa), không làm rõ được tình chị em.
 Kỹ năng đọc thầm được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống bài 
tập dạy đọc hiểu. Những bài tập ngày xác định những cái đích mà việc đọc 
thầm của học sinh hướng tới, đồng thời đó cũng là phương tiện để đạt đến sự 
thông hiểu văn bản của học sinh. Các bài tập này có thể yêu cầu học sinh phát 
hiện ra những từ mình không hiểu, yêu cầu các em giải nghĩa một số từ trong 
bài, nhớ và tái hiện những chi tiết, hình ảnh của bài. Cũng có thể yêu cầu học 
sinh nắm ý chung của đoạn, bài, lập được dàn ý, hiểu được giá trị nghệ thuật 
của một số yếu tố. Ở đây cần nói thêm về việc hiểu (mà nhiều tác giả gọi là 
cảm thụ) tác phẩm văn chương. Đó là sự thông hiểu ở một tầng bậc khác, đó 
không chỉ hiểu nghĩa của ngôn từ mà còn là những gì đằng sau nó, hiểu cả 
nghĩa đen và bóng. Ở tiểu học cũng phải dạy nghĩa bóng của từ, sự chuyển 
nghĩa bóng trong văn chương, những cách nói bất thường, mặc dầu ở mức độ 
thấp.
 Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng cần tăng cường dạy học đọc hiểu ở 
tiểu học điều đó không phải là tăng thời gian tìm hiểu bài trong giờ tập đọc, 
giảm thời gian luyện đọc thành tiếng mà tăng cường chất lượng đọc..
3. Một bài dạy cụ thể :
 Sau đây tôi xin trình bày một tiết chuyên đề phân môn tập đọc lớp 2 tôi 
đã thực hiện ở học kỳ I năm 2011 – 2012
 GIÁO ÁN BÀI DẠY :
 Phân môn :TẬP ĐỌC - Lớp 2
 Bài : Mẹ Tuần: 12
 I. Mục tiêu.
 1. Đọc:
 - Đọc trơn được cả bài
 - Đọc đúng các từ: lặng rồi, nắng oi, mẹ ru, lời ru, ngôi sao, chẳng bằng, 
đêm nay, suốt đời ...
 2. Hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: nắng oi, giấc tròn
 - 11 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_cho_h.doc