Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh Lớp 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ------------------------ MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 2" Lĩnh vực : Âm nhạc Cấp học : Tiểu học Năm học 2015 - 2016 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong môn Tiếng Việt, phân môn kể chuyện ở lớp 2 có một vị trí vô cùng quan trọng cùng với các phân môn như Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn...nó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Bên cạnh đó qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lí thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch được những ý nghĩa, bài học bổ ích... nhưng điều quan trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt ý, giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) phục vụ việc học tập và giao tiếp trong đời sống hằng ngày của các em. Từ mục tiêu đó việc rèn kĩ năng nói cho học sinh cũng là một yếu tố rất cần thiết. Trên thực tế giảng dạy phân môn Kể chuyện ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc làm đó thật là quan trọng và để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung Sách giáo khoa và phương pháp dạy học, tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về: “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2” của tôi. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phân môn Kể chuyện lớp 2 của trường Tiểu học của tôi, góp phần nâng cao rèn cho học sinh kĩ năng nói có hiệu quả. 3. Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm - Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 2H ở trường Tiểu học của tôi. 4. Phương pháp nghiên cứu a, Phương pháp đàm thoại Phương pháp này được sử dụng để giúp HS nắm được nội dung, ý nghĩa bài học của các câu chuyện. b, Phương pháp quan sát. Phương pháp này được sử dụng để quan sát quá trình học tập của học sinh trên lớp để đánh giá kết quả học tập, phân loại học sinh. c, Phương pháp thực hành luyện tập: Với phương pháp này, học sinh thường xuyên được thực hành luyện tập “ kĩ năng nói”. Chính vì vậy khả năng giao tiếp của các em ngày càng được hoàn thiện. Từ đó giáo viên đánh giá một cách chính xác khả năng học tập của học sinh. * Nội dung có 3 hình thức kể : - Kể chuyện theo tranh. - Kể theo dàn ý cho sẵn. - Kể phân vai, dựng lại một đoạn hoặc cả câu chuyện. * Hình thức tổ chức: - Hình thức lớp - bài - Hình thức học theo nhóm - Hình thức cá nhân. * Quy trình một tiết dạy kể chuyện ở lớp 2: a, Kiểm tra bài cũ: b, Bài mới: b.1. Giới thiệu bài: b.2. Hướng dẫn kể chuyên. - Nhớ lại nội dung câu chuyện. - Luyện kể theo nhóm, kể cá nhân, kể trước lớp. - Nắm được ý nghĩa câu chuyện. c, Củng cố- dặn dò: II. Thực tiễn trong giảng dạy: l. Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất như trang bị tranh ảnh, máy chiếu... để phát huy khả năng trong giảng dạy và học tập. - Nội dung thể loại truyện phong phú, được sắp xếp theo chủ đề. - Nội dung câu chuyện ngắn gọn, cụ thể, có định hướng rõ ràng, chủ yếu là thực hành nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) cho học sinh. - Nội dung là những câu chuyện trong bài tập đọc đầu tuần chứ không phải là những câu chuyện mới lạ. Chính điều này đã giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong việc nhớ và thuộc nội dung câu chuyện, chủ động hơn trong việc chuẩn bị bài. 2. Khó khăn: - Có giáo viên dạy chưa phát huy hết tính tích cực các hoạt động của học sinh, chưa gây được niềm đam mê kể chuyện của học sinh. - Tranh vẽ trong sách giáo khoa chưa đảm bảo tính thẩm mĩ để minh họa cho câu chuyện thêm sinh động. - Lớp đông học sinh nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình luyện tập thực hành khi kể chuyện. - Học sinh nhiều em còn sợ kể chuyện vì không dám kể trước lớp, một số em kể được nội dung truyện chưa biết sáng tạo trong lời kể, chưa biết dùng ngữ điệu 3.3. Biện pháp: Để khắc phục tồn tại trên tôi làm như sau: + Bước 1: Tóm tắt nội dung câu chuyện hoặc một đoạn chỉ trong 1-2 câu. Như vậy yêu cầu học sinh phải động não,sử dụng một vài từ để bật lên nội dung chính của bức tranh. + Bước 2: Hướng dẫn kể bằng hoạt động khai thác tranh. - Giáo viên hệ thống câu hỏi - Học sinh nhận xét về mặt thái độ, tình cảm, cách ứng xử của các nhân vật qua tranh. + Bước 3: Giáo viên có thể kể mẫu hoặc gọi một số học sinh kể tốt lên kể ( nếu thấy cần thiết) + Bước 4: Luyện kể trong nhóm - Giáo viên nêu yêu cầu cụ thể, - Theo dõi sát sao. - Những nhóm học sinh kể lúng túng giáo viên chỉ đưa ra yêu cầu đơn giản - Những nhóm học sinh kể tốt tăng dần độ khó lên. + Bước 5: Kể trước lớp - Khuyến khích cá nhân, nhóm, mạnh dạn kể để học sinh khác nghe, nhận xét đánh giá bạn, từ đó cũng rèn được kĩ năng nghe - nói cho các em. Ví dụ : + Bài " Chiếc bút mực" - Tiếng Việt 2 - Tập1. Ở bài này tôi sử dụng bài giảng điện tử, mục tiêu của bài là học sinh nhìn tranh để kể lại từng đoạn câu chuyện sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. * Hoạt động 1: Tóm tắt ngắn gọn nội dung từng tranh. - Giáo viên cho xuất hiện 4 tranh yêu cầu mỗi tranh học sinh sẽ tóm tắt ngắn gọn. Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực. Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn. nhiều học sinh được phát biểu,đồng thời học tập những mặt tích cực, khắc phục những tồn tại. 4. Tổ chức rèn kĩ năng nói cho học sinh ở dạng bài kể chuyện theo dàn ý có sẵn : 4.1. Ưu điểm: - Sách giáo khoa cung cấp cho học sinh dàn ý dưới dạng những câu hỏi hay những tên đoạn để làm chỗ dựa cho học sinh kể lại câu chuyện đã học. Đây là hình thức rèn luyện trí nhớ cho học sinh 4.2. Tồn tại: - Với kiểu bài này, nếu để dàn ý cho sẵn thì sẽ có nhiều học sinh đặc biệt là những học sinh rụt rè, kể chưa tốt, sẽ rất sợ kể - Đây là dạng bài đòi hỏi các em phải tập trung cao để nhớ truyện và huy động trí tưởng tượng nhiều hơn. 4.3. Biện pháp : Đối với dạng bài này ngay từ tiết Tập đọc tôi sẽ hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm để học sinh nắm được nội dung, đồng thời trong tiết Kể chuyện tôi sẽ hướng dẫn học sinh làm tốt các bước của quy trình sau: - Bước 1: Nhớ lại nội dung câu chuyện - Bước 2: Luyện kể trong nhóm, kể cá nhân, kể trước lớp. Ví dụ : Bài " Sáng kiến của bé Hà" - Tiếng Việt 2 - Tập 1 Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn câu chuyện: + Chọn ngày lễ. + Bí mật của hai bố con. + Niềm vui của ông bà. Hoạt động 1: Nhớ lại nội dung câu chuyện Tôi đã tiến hành đưa ra hệ thống câu hỏi để học trả lời nhớ lại nội dung câu chuyện. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nêu câu hỏi Hoạt động cả lớp * Đoạn 1: - Là một cây sáng kiến, Bé Hà muốn chọn ? Bé Hà được mọi người coi là gì. Bé Hà một ngày làm ngày lễ của ông bà. đưa ra sáng kiến gì. - Chọn ngày lập đông, vì khi trời bắt đầu ? Hai bố con chọn ngày nào là ngày lễ củarét mọi người cần chăm lo sức khỏe cho ông bà. Vì sao? các cụ già. * Đoạn 2: - Bé chưa chọn được quà gì để biếu ông ? Khi ngày lập đông đến gần bé Hà đã bà. 5. Tổ chức rèn kĩ năng nói cho học sinh ở dạng bài kể chuyện theo phân vai , dựng lại cả câu chuyện : 5.1. Ưu điểm: - Thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Học sinh hứng thú. 5.2. Tồn tại: - Nếu không thuộc kĩ lời thoại khi kể quên 1 chi tiết là dẫn đến quên hết lời nhân vật. 5.3. Biện pháp: - Ngay từ tiết Tập đọc phải rèn cho học đọc diễn cảm để phân biệt rõ lời nhân vật,thể hiện điệu bộ, cử chỉ - Tôi cho HS nhận vai, học thuộc lời thoại, nắm vững yêu cầu thể hiện tình cảm, thái độ (qua ánh mắt, cử chỉ, động tác, giọng nói ...) của nhân vật trong câu chuyện. Sau đó tôi hướng dẫn các nhân vật tập đối thoại sao cho các nhân vật phải thuộc lời và phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, tự nhiên. Ví dụ: Khi phân vai dựng lại câu chuyện Quả tim Khỉ (TV 2-tập 2). Nếu khi dựng lại câu chuyện, học sinh không diễn tả được cử, điệu bộ của các nhân vật thì câu chuyện sẽ không hay, nên tôi gọi 3 em: một em đóng vai người dẫn chuyện, một em đóng vai Khỉ, và một em đóng vai Cá Sấu. Và tôi đã gợi ý: Giọng người dẫn chuyện chậm rãi, nhẹ nhàng; giọng Khỉ ân cần lúc hỏi han Cá Sấu và bình thản khi biết âm mưu của Cá Sấu; giọng Cá Sấu buồn một cách giả dối, đặc biệt là con mắt của Cá Sấu thỉnh thoảng lại liếc sang Khỉ để dò xét thái độ. Sau khi hướng dẫn xong, tôi làm mẫu cho học sinh xem, qua đó HS sẽ bắt chước để diễn đạt tốt các lời nói, điệu bộ, cử chỉ của các nhân vật. - Khỉ: Bạn là ai? Vì sao bạn khóc? ( giọng quan tâm, lo lắng) - Bà Đất: Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt.Hạ cho trái ngọt hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được! Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu. Trước hết học sinh đóng vai và kể trong nhóm.Đại diện các nhóm thi kể trước lớp. Các nhóm kể xong, bình chọn những cá nhân và nhóm kể hay để tuyên dương, khen thưởng. Với phương pháp này tôi thường xuyên yêu cầu học sinh thay đổi để đóng các vai trong câu chuyện. Nhờ vậy, những em nhút nhát, sợ sệt, trước tập thể đã có sự tiến bộ, mạnh dạn hơn, khi nói lời của các nhân vật các em nói rõ ràng hơn đồng thời thể hiện trên khuôn mặt cử chỉ vui tươi hơn. 6. Kết quả: 6.1. Đối với học sinh: - Các em đã biết kể lại câu chuyện rất tốt, lưu loát, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện, biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ cho lời kể. - Bước đầu kĩ năng nói của các em được nâng lên rõ rệt, thể hiện khi học ở phân môn khác như phân môn Tập làm văn, Luyện từ và câu.... - Học sinh hứng thú hơn trong tiết học. Chất lượng phân môn Kể chuyện cùng các môn học khác đạt được hiệu quả cao. 6.2. Đối với giáo viên: - Giáo viên tự học tập và nâng cao tay nghề khi sử dụng đồ dùng dạy học không chỉ với phân môn Kể chuyện mà còn ở các môn học khác. - Tích cực, chủ động sáng tạo hơn thông qua các hình thức dạy học. *Kết quả cụ thể: Lớp 2 / HS kể rất tốt, HS kể tốt biết HS kể tốt có HS biết kể ở mức HS kể chưa /SS: 763HS lưu loát, biết thay đổi giọng kết hợp điệu độ hoàn thành lưu loát thay đổi giọng kể phù hợp với bộ cử chỉ kể phù hợp với nội dung câu nội dung câu chuyện chuyện ĐẦU HỌC KÌ I 7 = 11 % 10 = 16% 10 = 16 % 22 = 35 % 14= 22 % CUÓI HỌC KÌ II 10 = 16 % 13 =21% 15 =24% 18 = 28 % 7 = 11 % TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2. 2. Sách giáo viên môn Tiếng Việt - Nhà xb Giáo dục. 3. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 2- Nhà xb Giáo dục. 4. Sách thiết kế dạy học môn Tiếng Việt lớp 2- Nhà xb Đại học Quốc gia.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_noi_trong.docx