Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 trường TH Nguyễn Lượng Thái

docx 27 trang sangkienhay 23/02/2024 3790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 trường TH Nguyễn Lượng Thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 trường TH Nguyễn Lượng Thái

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 trường TH Nguyễn Lượng Thái
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THUẬN THÀNH
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN LƯỢNG THÁI
 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ
 CẤP: TRƯỜNG
TÊN SÁNG KIẾN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2.”
 Tác giả: Ninh Thị Thúy
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nguyễn Lượng Thái
 Bô môn (chuyên ngành): Tiếng Việt.
 Tháng 1 năm 2019
 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
 KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến :“ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2”.
 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có):
 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm :
 Học sinh thường thụ động làm theo mẫu, không sáng tạo, chủ động trong việc 
luyện đọc.
 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Làm cho học sinh chủ 
động, sáng tạo hơn trong việc rèn đọc.
 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến:.
 - Tìm ra biện pháp đọc đúng, đọc hay, tốt nhất để giúp học sinh học tốt 
phân môn Tập đọc lớp 2.
 - Giúp học sinh yêu thích phân môn Tập đọc, phát huy khả năng học 
Tiếng Việt để từ đó tiếp thu tốt các môn học khác.
 - Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Tiếng Việt nói riêng và 
chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung.
 7. Nội dung:
 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
 - Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ 
trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết, môn Tập đọc 
giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng, đọc diễn cảm 
một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có liên 
quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc, học sinh 
 3 Với chương trình thay sách Tiếng Việt Tiẻu học, tôi đã và đang từng bước 
thực hiện nhiệm vụ dạy tốt môn Tiếng Việt trong đó có có phân môn Tập đọc. 
Từ đó người giáo viên thấy rõ và xác định được việc dạy học tập đọc cho học 
sinh Tiểu học nói chung học sinh lớp 2 nói riêng là một việc làm hết sức cần 
thiết. Chúng ta phải làm thế nào để thông qua môn tập đọc giúp học sinh không 
những đạt được năng lực đọc mà phải hiểu nội dung của văn bản và các thể loại 
từ văn xuôi đến thơ ca. Hiểu được ý đồ của tác giả và bút pháp nghệ thuật mà 
mỗi tác giả đã thể hiện trong tác phẩm. Giáo viên phải tìm phương pháp tiếp cận 
làm cho học sinh có cảm tình với bài đó, thúc đẩy học sinh biểu lộ tình cảm, thái 
độ tự nhiên thông qua giọng đọc.
 Trong thực tế hiện nay, để thực hiện được vấn đề này, người giáo viên 
phải thay đổi cách dạy để các em có thể nắm bắt được tri thức - thực hiện việc 
dạy theo hướng đổi mới.
 Mặt khác việc dạy đọc đúng cho học sinh đã có từ lâu và cũng có nhiều tài 
liệu đề cập đến. Tất cả đều khẳng định vai trò quan trọng của việc dạy đọc đúng - 
đọc hiểu cho học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy phân môn này giáo viên cần 
quan tâm đến tất cả các yếu tố cấu thành chất lượng phân môn tập đọc và đặc 
biệt là việc dạy đọc đúng cho học sinh phải được coi trọng. Thông qua việc dạy 
đọc đúng giúp các em hiểu được văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức.
 Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đã và đang thực hiện việc rèn đọc đúng 
cho học sinh, nhất là đối với học sinh Tiểu học nhưng điều đó vẫn còn bị hạn 
chế.
 Bản thân tôi là một giáo viên Tiểu học đã trực tiếp dạy lớp 2 tôi thấy được 
quá trình dạy đọc đúng cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng. Đối với học sinh 
lớp 4-5 việc đọc diễn cảm và đọc đúng đã là vấn đề khó thì đối với học sinh lớp 2 
nói riêng lại càng khó hơn nhiều. Bởi vì các em đều là học sinh mới làm quen với 
bài văn, bài thơ ở tháng 2 của học kỳ II. Nhưng nếu được quan tâm rèn luyện đọc 
thì các em sẽ đọc tốt. Cũng có một em khi còn học lớp 1 đọc đã yếu lại không 
được sự quan tâm giáo dục của bố mẹ nên khi chuyển lên lớp 2 các em đọc vẫn 
còn yếu.
 5 Qua tiết dạy Tập đọc bài Voi nhà nhằm rèn kĩ năng đọc đúng, đọc 
ngắt giọng, nhấn giọng và đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2, tôi thu được một 
số kết quả sau:
 - Nâng cao được trình độ của giáo viên: Giáo viên phải dành nhiều thời gian 
nghiên cứu, tham khảo các tài liệu hướng dẫn, sách giáo khoa để dạy phù hợp 
với trình độ của học sinh. Đặc biệt trong khi dạy phân môn Tập đọc nói chung 
với các phân môn khác trong trường Tiểu học nói chung, người giáo viên cần 
phải có tính kiên trì, tỉ mỉ, có cách giảng truyền cảm để hướng dẫn các em cặn 
kẽ từng bài, từng phân môn, thu hút sự hứng thú học tập của học sinh. Qua đó 
giáo viên được tư duy khoa học, tạo niềm say mê đối với nghề nghiệp của người 
giáo viên.
 :“ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2"
 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến :
 Trong nhà trường
 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến (Đánh giá lợi ích 
thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn kể cả áp 
dụng thử tại cơ sở):
 * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và 
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
 Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến
 (Chữ ký, dấu)
 Ninh Thị Thúy
 7 PHẦN 1: MỞ ĐẦU
 1. Mục đích của sáng kiến
 - Tìm ra biện pháp đọc đúng, đọc hay, tốt nhất để giúp học sinh học tốt 
phân môn Tập đọc lớp 2.
 - Giúp học sinh yêu thích phân môn Tập đọc, phát huy khả năng học 
Tiếng Việt để từ đó tiếp thu tốt các môn học khác.
 - Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Tiếng Việt nói riêng và 
chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung.
 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến:
 - Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ 
trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết, môn Tập đọc 
giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng, đọc diễn cảm 
một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có liên 
quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc, học sinh 
chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của loài ng-
ười thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Qua hoạt động 
học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên tầm hiểu biết để nhìn ra 
thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Đọc 
đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngôn ngữ văn học. Qua đó có tác dụng giáo 
dục tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng 
tạo và khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em. Mặt khác, 
phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Đọc là một hoạt 
động của lời nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói âm thanh, là quá 
trình chuyển tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa không có âm thanh.
 Cả hai hình thức trên đều không thể tách rời nhau. Chính vì vậy, dạy đọc 
có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Nó đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên 
đối với người đi học. Đọc là một khả năng không thể thiếu đựơc của con người 
trong thời đại văn minh. 
 9 Mặt khác việc dạy đọc đúng cho học sinh đã có từ lâu và cũng có nhiều tài 
liệu đề cập đến. Tất cả đều khẳng định vai trò quan trọng của việc dạy đọc đúng - 
đọc hiểu cho học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy phân môn này giáo viên cần 
quan tâm đến tất cả các yếu tố cấu thành chất lượng phân môn tập đọc và đặc 
biệt là việc dạy đọc đúng cho học sinh phải được coi trọng. Thông qua việc dạy 
đọc đúng giúp các em hiểu được văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức.
 Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đã và đang thực hiện việc rèn đọc đúng 
cho học sinh, nhất là đối với học sinh Tiểu học nhưng điều đó vẫn còn bị hạn 
chế.
 Bản thân tôi là một giáo viên Tiểu học đã trực tiếp dạy lớp 2 tôi thấy được 
quá trình dạy đọc đúng cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng. Đối với học sinh 
lớp 4-5 việc đọc diễn cảm và đọc đúng đã là vấn đề khó thì đối với học sinh lớp 2 
nói riêng lại càng khó hơn nhiều. Bởi vì các em đều là học sinh mới làm quen với 
bài văn, bài thơ ở tháng 2 của học kỳ II. Nhưng nếu được quan tâm rèn luyện đọc 
thì các em sẽ đọc tốt. Cũng có một em khi còn học lớp 1 đọc đã yếu lại không 
được sự quan tâm giáo dục của bố mẹ nên khi chuyển lên lớp 2 các em đọc vẫn 
còn yếu.
 Thực tế khảo sát chất lượng phân môn tập đọc đầu năm của học sinh cho 
ta thấy học sinh phát âm còn ngọng, hay sai phụ âm đầu vần và dấu thanh. Học 
sinh thường phát âm sai phụ âm : l, n, ch, tr và các thanh hỏi – ngã.Học sinh đọc 
bài chưa biết ngắt nghỉ dấu chấm, dấu phẩy trong một bài văn, bài thơ.
 Giáo viên dựa trên hướng dẫn của sách giáo khoa để tổ chức lớp bằng 
phương thức giáo viên hỏi- học sinh trả lời. Chính vì vậy mà đã bộc lộ nhiều 
nhược điểm trong việc quản lí lớp cũng như khả năng kích thích hứng thú học 
tập của học sinh tham gia tìm hiểu xây dựng bài. Đặc biệt là việc rèn luyện kĩ 
năng đọc cho học sinh còn hạn chế, và sau một giờ, một bài học sinh ít có khả 
năng đọc hay, diễn cảm và hiểu nội dung bài một cách đầy đủ. Học sinh không 
quan tâm tới phương pháp đọc của mình. Do đó, các em rất yếu về năng lực đọc.
 11 làm mất cái hay, cái tự nhiên khi đọc. Điều này làm cho các em cảm thấy xấu hổ 
mất tự tin khi đọc, hạn chế việc đọc của các em mất đi sự hứng thú với môn học 
này. Mà quy trình dạy tập đọc theo hướng đổi mới của lớp 2 như chúng ta đều 
nắm được gồm các bước chính sau:
 + Luyện đọc đúng
 + Tìm hiểu nội dung 
 + Luyện đọc nâng cao (rèn đọc hay, dọc diễn cảm)
 Chính vì vậy khi dạy Tập đọc chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả các 
đối tượng học sinh trong lớp mình và khi dạy học chúng ta phải phụ thuộc vào 
trình độ của học sinh, phải hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu 
học sinh đọc chưa tốt, đọc còn ngọng, sai và ấp úng thì giáo viên phải dừng lại ở 
bước 1 là luyện đọc đúng. Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt rồi thì giáo viên dành 
cho luyện đọc nâng cao (bước 3). Động viên các em và giao nhiệm vụ cho cả 
lớp cùng giúp bạn bằng cách không trêu ghẹo, đùa mà tạo cơ hội cho bạn sửa 
chữa.
 Qua tìm hiểu tôi thấy đại đa số các em đọc ngọng là do các nguyên nhân sau:
 + Do môi trường sống (nhiều hơn)
 + Do bộ máy phát âm (ít hơn)
 + Do phương ngữ
 Chính vì vậy để sửa cho các em đọc đúng người giáo viên phải kiên trì liên 
tục và có hệ thống. Thông thường các em rất ngại đọc vì sợ các bạn chê cười, 
chế nhạo cho nên người giáo viên phải giải toả tâm lí cho học sinh bằng lời lẽ 
của mình. Đồng thời phải giải thích cho học sinh cùng lớp để các em cùng giúp 
bạn sửa chữa. 
Cách sửa đọc ngọng cho học sinh:
 Trước hết giáo viên phải nắm chắc được nghĩa của các từ có phụ âm hay đọc 
ngọng như l- n để định hình được lời nói và chữ viết. Giáo viên cần xem lại 
 13 Bàn về việc trị liệu, sửa chữa và luyện tập để phát âm chuẩn hai âm này, 
có nhiều cách phân biệt l-n khi nói và viết tiếng Việt. Trong bài viết này, xin 
giới thiệu một số kĩ thuật (thường được gọi là “mẹo”) của một số nhà ngôn ngữ 
tiếng Việt đã gợi ý trong nhiều tài liệu ngôn ngữ tiếng Việt khác nhau. Ngoài ra, 
với chuyên môn về trị liệu âm ngữ, sẽ đề cập đến những cách phân biệt l-n 
trong khi nói và viết tiếng Việt dưới góc độ âm ngữ trị liệu tiếng Việt ở một bài 
viết khác.
 + Mẹo phân biệt viết con chữ l-n: 
 Để cho dễ phân biệt về con chữ khi viết, mẹo “l cao, n thấp” được sử dụng 
để mô tả chiều cao của hai con chữ thể hiện hai âm này. Nhưng nhiều người đã 
biến tấu thành mẹo “n thấp, n cao” hoặc “l thấp, l cao” dựa vào cách phát âm 
của chính mình. Thực chất, mẹo này chỉ phần nào giúp phân biệt khi viết con 
chữ hơn là khi nói. Ngược lại, khi bị biến tấu, mẹo này lại làm cho người nói 
càng lẫn hơn khi phát ngôn
 + Mẹo phân biệt l-n khi nói và viết theo quy tắc cấu tạo âm tiết tiếng Việt
 Dựa trên cơ sở/quy tắc kết hợp trong cấu tạo âm tiết, 7 mẹo nêu dưới đây 
liệt kê hệ thống từ vựng có phụ âm đầu là /l/ và /n/ để khi nói hay viết sẽ không 
lẫn nhau.
 Mẹo thứ nhất: Trong âm tiết, /l/ chỉ đứng trước âm đệm nhưng /n/ thì 
không (trừ trường hợp đặc biệt “noãn bào”). Ví dụ, những từ sau phải phát âm 
là l: cái loa, chói lòa, loan phượng, vết dầu loang, nói lưu loát, luẩn quẩn, loắt 
choắt, loanh quanh, luật pháp, luyến tiếc,
 Mẹo thứ hai: Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần 
mà phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ nhất thì đó chắc chắn là phụ âm /l/. Có 
thể liệt kê ra các từ láy vần bắt đầu bằng phụ âm /l/ như sau: lệt bệt, lò cò, lộp 
độp,lúi húi, lai dai, lơ mơ, lã chã, lăng xăng, lon ton, lai rai, lởn vởn, lênh 
khênh, lăng nhăng, luẩn quẩn, lằng nhằng, loằng ngoằng, Theo danh sách 
đầy đủ thì kiểu láy vần bắt đầu bằng /l/ như trên có khoảng hơn 300 từ.
 15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.docx