Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 qua môn Tập đọc
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 qua môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 qua môn Tập đọc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Ngày sinh: Năm vào ngành: Đơn vị công tác: Trình độ chuyên môn: Đại học Khen thưởng năm trước: Giáo viên giỏi cấp cơ sở Năm học 2012 - 2013 1 ((ngôn ngữ)) với dạy ((văn học)). Đó chính là cơ sở dạy học cho học sinh trưởng thành và phát triển cả về trí tuệ và tâm hồn, nhân cách và tri thức. Với học sinh lớp 2 các em bước đầu biết đọc thì giáo viên cần hướng dẫn, đọc đúng, đọc nhanh, đọc lưu loát trôi chảy. Với chương trình thay sách Tiếng Việt Tiẻu học, tôi đã và đang từng bước thực hiện nhiệm vụ dạy tốt môn Tiếng Việt trong đó có có phân môn Tập đọc. Từ đó người giáo viên thấy rõ và xác định được việc dạy học tập đọc cho học sinh Tiểu học nói chung học sinh lớp 2 nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết. Chúng ta phải làm thế nào để thông qua môn tập đọc giúp học sinh không những đạt được năng lực đọc mà phải hiểu nội dung của văn bản và các thể loại từ văn xuôi đến thơ ca. Hiểu được ý đồ của tác giả và bút pháp nghệ thuật mà mỗi tác giả đã thể hiện trong tác phẩm. Giáo viên phải tìm phương pháp tiếp cận làm cho học sinh có cảm tình với bài đó, thúc đẩy học sinh biểu lộ tình cảm, thái độ tự nhiên thông qua giọng đọc. Trong thực tế hiện nay, để thực hiện được vấn đề này, người giáo viên phải thay đổi cách dạy để các em có thể nắm bắt được tri thức - thực hiện việc dạy theo hướng đổi mới. Mặt khác việc dạy đọc đúng cho học sinh đã có từ lâu và cũng có nhiều tài liệu đề cập đến. Tất cả đều khẳng định vai trò quan trọng của việc dạy đọc đúng - đọc hiểu cho học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy phân môn này giáo viên cần quan tâm đến tất cả các yếu tố cấu thành chất lượng phân môn tập đọc và đặc biệt là việc dạy đọc đúng cho học sinh phải được coi trọng. Thông qua việc dạy đọc đúng giúp các em hiểu được văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức. Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đã và đang thực hiện việc rèn đọc đúng cho học sinh, nhất là đối với học sinh Tiểu học nhưng điều đó vẫn còn bị hạn chế. Bản thân tôi là một giáo viên Tiểu học đã trực tiếp dạy lớp 2 tôi thấy được quá trình dạy đọc đúng cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng. Đối với học sinh lớp 4-5 việc đọc diễn cảm và đọc đúng đã là vấn đề khó thì đối với học sinh lớp 2 nói riêng lại càng khó hơn nhiều. Bởi vì các em đều là học sinh mới làm quen với bài văn, bài thơ ở tháng 2 của học kỳ II. Nhưng nếu được quan tâm rèn luyện đọc thì các em sẽ đọc tốt. Cũng có một em khi còn học lớp 1 đọc đã yếu lại không được sự quan tâm giáo dục của bố mẹ nên khi chuyển lên lớp 2 các em đọc vẫn còn yếu. Thực tế khảo sát chất lượng phân môn tập đọc đầu năm của học sinh cho ta thấy học sinh phát âm còn ngọng, hay sai phụ âm đầu vần và dấu thanh. Học sinh thường phát âm sai phụ âm : l, n, ch, tr và các thanh hỏi – ngã.Học sinh đọc bài chưa biết ngắt nghỉ dấu chấm, dấu phẩy trong một bài văn, bài thơ. Giáo viên dựa trên hướng dẫn của sách giáo khoa để tổ chức lớp bằng phương thức giáo viên hỏi- học sinh trả lời. Chính vì vậy mà đã bộc lộ nhiều nhược điểm trong việc quản lí lớp cũng như khả năng kích thích hứng thú học tập của học sinh tham gia tìm hiểu xây dựng bài. Đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh còn hạn chế, và sau một giờ, một bài học sinh ít có khả năng đọc hay, diễn cảm và hiểu nội dung bài một cách đầy đủ. Học sinh không quan tâm tới phương pháp đọc của mình. Do đó, các em rất yếu về năng lực đọc. 3 B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2 Hiện nay với sự phát triển ngày càng càng cao, đặc biệt là sự đổi mới đáng đề cập đến đó là vấn đề đổi mới về chương trình và sách giáo khoa Tiểu học thì vấn đề giáo dục phải ngày càng được phát triển, đổi mới không ngừng. Do vậy, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học hỏi để theo kịp sự phát triển và đổi mới của xã hội. Phần nhiều giáo viên là những người ham học hỏi, tích cực tìm ra phương pháp dạy học mới để đạt được kết quả cao nhất. Song do điều kiện, do còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ nên chưa tiếp cận được hết những phương pháp dạy học mới. Một số giáo viên còn trung thành và có thói quen dạy theo phương pháp cũ. Khi tiếp cận với phương pháp dạy học mới giáo viên thường quan niệm: trong các tiết dạy phải có hệ thống câu hỏi và buộc học sinh trả lời các câu hỏi ấy. Như vậy yêu cầu học sinh dùng một phương pháp thực hành nhiều cho nhớ và giáo viên khi dạy ít quan tâm đến đặc điểm tâm lí của các em học sinh Tiểu học đó là “Học mà chơi, chơi mà học”, các em khi học rất dễ nhớ nhưng cũng rất nhanh quên. 1. Thực trạng dạy học Tập đọc của các trường Tiểu học * Về phía giáo viên Qua quan sát và học hỏi thực tế tôi thấy rằng giáo viên chưa hiểu khái niệm “Đọc” một cách đầy đủ, khi dạy chưa bám sát vào mục đích, yêu cầu của từng bài. Do vậy họ chưa đạt được mục tiêu của một giờ Tập đọc. Có những giáo viên cho rằng dạy Tập đọc là chủ yếu dạy cho các em đọc to, rõ ràng là được. Phương pháp dạy Tập đọc của giáo viên có dạy theo đoạn, có các kiểu câu hỏi khác nhau song hình thức luyện đọc chỉ đơn thuần là đọc. Việc sử dụng đồ dùng còn hạn chế, giáo viên còn dạy “chay” chưa coi những phương tiện trực quan là cần thiết trong việc luyện đọc. Vì thế việc đọc đúng, đọc hay của học sinh còn hạn chế. * Về phía học sinh Qua khảo sát, điều tra và thực tế dạy trên lớp tôi thấy kĩ năng đọc đúng, hay của học sinh còn yếu. Học sinh học bài một cách thụ động, các em học một cách bắt buộc, chỉ có những học sinh khá, giỏi mới cố gắng đọc cho hay song vẫn chưa đạt yêu cầu. Khi đọc một số văn bản các em không ngắt nghỉ hơi đúng chỗ nên các em không nắm được điều gì là cốt yếu trong văn bản. điều này sẽ gây khó khăn trong việc hình thành kĩ năng giao tiếp . 2. Khảo sát việc học môn Tập đọc của học sinh lớp 2 Sau khi dạy xong bài: “Mùa xuân đến” - Tiếng Việt 2 tập 2, tôi đã xây dựng phiếu trắc nghiệm để khảo sát học sinh như sau: Phiếu điều tra học tập Họ và tên: Lớp : 2B 1. Câu hỏi: a. Em có thích hay không thích học Tập đọc ? Vì sao ? b. Đọc đúng, đọc hay một bài văn hoặc một bài thơ giúp em cảm nhận được những điều gì? c. Em thích đọc bài tập đọc nào nhất ? (văn xuôi, thơ..) ? Vì sao? 5 - Nguyên nhân chủ quan do chính các em đem lại. Tinh thần, thái độ học tập của các em còn yếu, do đặc điểm tâm lí của trẻ 7- 8 tuổi các em rất hiếu động, khả năng tập trung chưa cao. Trong khi đó để cho học sinh đọc đúng cách ngắt giọng, nhấn giọng, diễn cảm đòi hỏi nhiều ở tính kiên trì, nhẫn nại chịu khó. - Nguyên nhân không nhỏ nữa là một số em học sinh về nhà do bố mẹ chưa thực sự quan tâm. Ngoài ra giáo viên còn hạn chế bởi khả năng tiếp thu phương pháp dạy học mới rất khó khăn. Họ chỉ quen dạy theo phương pháp cũ. Đồ dùng dạy học phục vụ cho bài giảng còn thiếu . Khi học sinh đọc bài, giáo viên chưa chú ý đến chất lượng mà chỉ chú ý đến số lượng đọc, ít hướng dẫn cụ thể học sinh khi các em đọc sai. Bên cạnh đó giáo viên còn chưa chú ý đọc cho học sinh trong các giờ học, môn học khác. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về khả năng đọc cho học sinh lớp 2 như sau. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 1. Mục tiêu của việc rèn đọc trong giờ Tập đọc Môn Tập đọc ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực này được thể hiện thống nhất trong 4 hoạt động tương ứng với chúng là 4 chức năng: nghe, nói, đọc, viết. Như vậy, đọc là một hoạt động ngôn ngữ là quá trình chuyển dạng thức viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu chúng. Đọc không chỉ là công việc giải quyết một bộ mã (gồm 2 phần) chữ viết và âm thanh nghĩa là nó không phải chỉ là sự đánh vần lên thành tiếng theo đúng như kí hiệu chữ viết, mà còn là quá trình nhận thức, để có kĩ năng thông hiểu những gì đọc được. Trên thực tế nhiều khi người ta đã không hiểu khái niệm đọc một cách đầy đủ. Nhiều chỗ, người ta chỉ nói đến đọc như nói việc sử dụng bộ mã chữ âm còn việc chuyền từ âm sang nghĩa đã không được chú ý đúng mực. Phần lớn những tri thức, kinh nghiệm của đời sống những thành tựu văn hoá khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu được nền văn minh của loài người. Không thể sống một cuộc sống bình thường, không thể làm chủ trong xã hội hiện đại. Ngược lại, biết đọc con người có thể dễ dàng tiếp thu nền văn minh của nhân loại. Vì thế, học có những hiểu biết, có khả năng chế ngự một phương tiện văn học cơ bản giúp cho họ giao tiếp với thế giới bên trong của người khác, đặc biệt khi đọc bài (Tập đọc, học thuộc lòng). Con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức, mà còn rung động tình cảm nảy nở những ước mơ cao đẹp. Đọc khơi dậy tiềm lực hành động, sức sáng tạo, cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện giáo dục mà xã hội dành cho họ. Họ chỉ hình thành một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời buổi bùng nổ thông tin, biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp con người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là học nữa, học mãi đọc để tự học, học cả đời. Chính vì vậy Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học. Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc sau đó đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập nó cũng là một công cụ để học các môn học khác nó tạo ra hứng 7 như bài: (Ngày hôm qua đâu rồi?; Có công mài sắt có ngày nên kim; Bạn của Nai nhỏ ) - Trong các bài Tập đọc việc sử dụng các biện pháp tu từ So sánh, Nhân hoá ngắn gọn, dễ hiểu tạo nên hình ảnh ngôn ngữ. Vì vậy nhờ sự phân loại các dạng bài Tập đọc đã góp phần giúp người giáo viên xác định được đặc trưng riêng của từng giọng điệu để hướng dẫn học sinh đọc tốt, đọc hay và nâng cao chất lượng cảm thụ cho học sinh bằng chính giọng đọc. - Về thể thơ trữ tình chiếm vị trí đa số. Các bài thơ được trích dẫn từ hình ảnh nhạc điệu quen thuộc, thiên về giáo dục tình cảm, đạo đức, yêu quê hương đất nước, gia đình, trường học, làng xóm. Giúp học sinh nâng cao kĩ năng cảm xúc thẩm mĩ, kích thích các em đọc đúng, đọc hay để khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương. b. Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 Trong thực tế mỗi bài Tập đọc đều có hai phần lớn: Luyện đọc và tìm hiểu nội dung. Hai phần này có thể tiến hành cùng một lúc hoặc đan xen vào nhau hoặc cũng có thể dạy tách theo hai phần. Tuỳ theo từng bài mà giáo viên lựa chọn, dù dạy như thế nào thì hai phần này luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau, cần tìm hiểu bài giúp học sinh hiểu kĩ nội dung, nghệ thuật của bài. Từ đó các em đọc đúng, biết đọc ngắt giọng, nhấn giọng để thể hiện nội dung của bài, thể hiện những hiểu biết của mình xung quanh bài đọc. Vì vậy việc rèn đọc trong bài Tập đọc rất quan trọng, góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ vào đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Từ đó góp phần hình thành ở các em những phẩm chất, nhân cách tốt. Trong quá trình tìm hiểu bài cho học sinh phải biết tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của từng đoạn. Từ đó mới hiểu được nội dung của từng bài và tìm ra cách đọc tốt nhất (đọc thầm, đọc thành tiếng). Vì vậy người giáo viên phải từng bước hình thành cho học sinh cách đọc. Sau khi chia bài thành các đoạn giáo viên tiếp tục tổ chức, điều khiển, hướng dẫn tìm hiểu nội dung của từng đoạn bằng phương pháp như: Vấn đáp, trực quan, giảng giải và có thể sử dụng các loại kĩ thuật khác trong giờ dạy như giải nghĩa từ. Còn với học sinh mỗi đoạn, mỗi bài là một chủ thể luyện tập, các em phải được suy nghĩ, được nói lên ý nghĩa đó được luyện trong bài. Dạy Tập đọc cần dạy sát đối tượng, sát trình độ để đảm bào tính vừa sức. 3. Những phương pháp đã được áp dụng cho phân môn Tập đọc: * Phương pháp trực quan : Phương pháp này phù hợp với tư duy, tâm lý, lứa tuổi học sinh. Trực quan bằng giọng đọc của giáo viên. Giọng đọc mẫu của giáo viên là hình thức trực quan sinh động và có hiệu quả cao, có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Mỗi bài văn, bài thơ viết ở thể loại khác nhau. Có bài giọng đọc náo nức, phấn khởi; có bài giọng đọc trang nghiêm trầm lắng; có bài giọng đọc ân cần khuyên nhủ, nghĩa là mỗi bài một vẻ. Do đó giáo viên cần đọc đúng thể loại ngữ điệu, tránh đọc đều đều, không cảm xúc kết hợp biểu hiện tình cảm, qua ánh mắt, nét mặt, nụ cười. Khi giới thiệu bài nên dùng trực quan bằng tranh ảnh, vật thật giúp các em háo hức tìm hiểu và cảm thụ bài đọc. Trực quan bằng một đoạn văn 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.doc