Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2

docx 26 trang sangkienhay 19/10/2023 3990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2
 UBND HUYỆN BA VÌ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC TẢN HỒNG
 ===o0o===
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC
 SINH LỚP 2
 Lĩnh vực: Tiếng Việt
 Tên tác giả: Tô Thị Lợi
 Chức vụ: Giáo viên
 NĂM HỌC: 2021- 2022 II- NỘI DUNG
1. Thời gian thực hiện:
 Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022, tại trường Tiểu học Tản Hồng
2. Đánh giá thực trạng:
 Qua những năm giảng dạy và làm công tác dạy Tiếng Việt ở bậc tiểu học 
nói chung và dạy Tiếng việt đọc ở lớp 2C nói riêng tôi nhận thấy: Khả năng tiếp 
thu môn học Tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế so với các môn Toán hay 
Tự nhiên Xã hội. Ở Tiếng việt đọc lớp 2 đa phần các em đã đọc được, song một 
số em đọc cũng chưa được rõ ràng, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu 
phẩy, nhiều em phát âm chưa phân biệt rõ phụ âm đầu, học sinh phát âm chưa 
đúng thanh điệu. Đặc biệt học sinh lớp tôi đang giảng dạy đa số các em đọc 
chưa đúng thanh điệu, kĩ thuật đọc chưa thể hiện được tình cảm, nội dung mà 
văn bản đề cập tới. Ví dụ như các em chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, 
những từ ngữ trọng tâm, từ chìa khoá, trong những trường hợp sắm vai hay đối 
thoại các em cũng lúng túng, nhiều em cũng thiếu tự tin trong việc thể hiện 
giọng đọc của mình. Đối với đối tượng học sinh trung bình và yếu các em chưa 
xác định được đâu là giới hạn những câu đối thoại của mình. Với thực tế trên, 
tôi đi sâu vào nghiên cứu vấn đề rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2C với mong 
muốn tích lũy thêm cho bản thân những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn 
nhằm đạt hiệu quả cao trong việc dạy và học.
 Khi tiến hành làm sáng kiến này tôi đã nghiên cứu sách hướng sách Tiếng 
Việt lớp 2 để tìm hiểu nội dung cấu trúc của chương trình, tìm hiểu việc học của 
các em, tìm hiểu các tài liệu hướng dẫn của ngành, nghiên cứu rút kinh nghiệm 
qua từng tiết dự giờ. Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến Tiếng Việt.
 Quan sát đội ngũ giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp gì? những 
điểm hợp lý và chưa hợp lý trong quá trình rèn đọc cho học sinh.
 Thường xuyên dự giờ tiết dạy của giáo viên khối 2 để rút kinh nghiệm trong 
quá trình dạy học, nhất là môn Tiếng Việt đọc. sinh thích học. Nhận thức rõ điều này, thấy rõ được những khó khăn cơ bản, tôi 
đã thực hiện một số biện pháp rèn kĩ đọc cho học sinh lớp 2 để cho học sinh đọc 
tốt.
 2.2. Những mặt còn hạn chế:
 Đây là năm đầu tiên tôi được lãnh đạo nhà trường phân công dạy lớp 2, 
cũng là năm thứ 2 áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới nên đôi lúc tôi 
vẫn còn lúng túng trong việc xác định tiến trình và hình thức tổ chức dạy học 
phù hợp để giúp các em nắm bài hiệu quả.
 GV còn khó khăn trong vấn đề tiếng địa phương, chưa thành thạo, chưa 
hiểu biết nhiều về tiếng địa phương.
 Do tình hình dịch COVID-19, chương trình kế hoạch dạy học môn Tiếng 
Việt thời lượng các tiết trong tuần tăng nên khó khăn trong việc tiếp nhận, ghi 
nhớ kiến thức của HS.
 HS với trình độ nhận thức khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức không 
đồng đều, GV rất vất vả khi truyền đạt kiến thức theo chương trình mới cho các 
em.
 Các em là người dân tộc thiểu số nên vốn từ còn hạn chế, môn Tiếng Việt 
(phần luyện viết đoạn nhiều, đa dạng nội dung) nên khó khăn cho HS trong việc 
viết đoạn văn, câu văn diễn đạt chưa rõ ràng.
 Thời gian thực hành, ôn luyện Tiếng Việt ít nhưng lượng bài tập khá 
nhiều.
 Việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học và 
vui chơi, đồ dùng trực quan... chưa đầy đủ, việc đổi mới phương pháp dạy và 
ứng dụng công nghệ thông tin của bản thân còn hạn chế.
 Một số em học sinh trong lớp ý thức trong học tập chưa cao, phụ huynh 
các em đa số đều làm nghề nông, và là người dân tộc thiểu số, đi làm ăn xa chưa 
quan tâm nhiều đến việc chuẩn bị sách vở ở nhà và đồ dùng học tập nên các em 
hay quên ảnh hưởng nhiều đến việc học tập ở lớp. - Về phía học sinh
 Học sinh ở lứa tuổi tiểu học đặc biệt là đối với học sinh lớp 2 các em rất 
hiếu động trong tiết học, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận tìm ra kiến 
thức mới còn giúp cho học sinh phát triển ngôn ngữ, các em rất thích những lời 
khen, khích lệ, từ đó các em rất say mê phát biểu, chính là góp phần giúp các 
em rèn kỹ năng nói tốt hơn.
 Đa số các em ngoan, có ý thức tự giác trong học tập đã hình thành từ năm 
học trước.
 2.3.2. Nguyên nhân hạn chế:
 Đây là năm đầu tiên thực được lãnh đạo nhà trường phân công dạy lớp 2, 
cũng là năm thứ 2 áp dụng chương trình giáo dục mới nên tôi đôi lúc vẫn còn 
lúng túng trong việc xác định tiến trình và hình thức tổ chức dạy học phù hợp 
để giúp các em nắm bài hiệu quả.
 Chương trình mới do đó vẫn chưa được trang bị đồ dùng, cơ sở vật chất 
còn nhiều hạn chế nên giáo viên phải thực sự linh động và nghiên cứu bài liên 
tục để tìm giải pháp khắc phục khó khăn.
 - Các em là người dân tộc thiểu số, kinh tế gia đình còn khó khăn nên 
việc học tập của các em chưa được chú trọng, một số phụ huynh chưa quan tâm 
đến việc học của con em mình. Trang thiết bị, đồ dùng học tập của các em còn 
hạn chế. Việc học ở nhà lại chưa có sự kèm cặp quan tâm của cha mẹ. Đa số 
phụ huynh là người địa phương nên còn nói tiếng địa phương là chủ yếu, phát 
âm chưa chuẩn . Đó là nguyên nhân làm cho đa số học sinh phát âm sai, ngọng.
 - Một số em gia đình đông con, thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ. 
Nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa phải ở nhà với ông bà khó có điều kiện quan 
tâm nhắc nhở các em việc học ở nhà đến việc học tập của học sinh, đều trông 
chờ vào giáo viên.
 - Các em chưa tự tin, mạnh dạn trong trình bày những ý kiến của mình. 
Ngược lại trốn tránh mặc cảm, nhút nhát, sợ sệt. có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường 
xung quanh.
 Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực 
ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, 
trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh 
ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn 
ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
 Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết 
cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng 
tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung 
quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.
 1.2.2 Yêu cầu cần đạt về nội dung đọc trong môn Tiếng Việt lớp 2
 Theo quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018, dựa vào 
mục tiêu về phẩm chất và năng lực ở môn Tiếng Việt lớp 2 để đưa đưa ra yêu cầu 
 Yêu cầu cần đạt Nội dung
ĐỌC KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
KĨ THUẬT ĐỌC 1. Bảng chữ cái tiếng Việt, sự khác 
- Đọc đúng các tiếng . nhau giữa tên chữ cái (a, bê, xê,...) và 
- Thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt; biết phân âm (a, bờ, cờ,...)
biệt tên chữ cái (a, bê, xê,...) và âm (a, bờ, 
 2. Vốn từ theo chủ điểm
cờ,...) mà chữ cái và con chữ biểu hiện.
- Đọc đúng và phát âm rõ ràng các đoạn văn, 3.1.Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất
câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn. 
 3.2.Công dụng của dấu chấm, dấu 
Tốc độ đọc khoảng 60 - 70 tiếng trong 1 phút. 
Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp chấm hỏi, dấu chấm than: đánh dấu 
thơ.
 kết thúc câu; dấu phẩy: tách các bộ 
 phận đồng chức trong câu
- Bước đầu phân biệt được lời nhân vật 4.1.Hội thoại: lắng nghe, nói theo
trong đối thoại và lời người kể chuyện để lượt lời
đọc với ngữ điệu phù hợp. 4.2.Đoạn văn - Biết nêu và trả lời được câu hỏi về các chi tiết- Danh sách học sinh; mục lục sách; 
nổi bật của văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? thời khoá biểu; thời gian biểu Độ dài 
Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? của văn bản: khoảng 110 - 140 chữ
- Dựa vào gợi ý, trả lời được: Văn bản viết về - 2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh 
cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý mục gợi ý.
dựa vào gợi ý.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được một số loại văn bản thông 
tin đơn giản, thông dụng qua đặc điểm của văn 
bản: mục lục sách, danh sách học sinh, thời 
khoá biểu, thời gian biểu, văn
bản giới thiệu loài vật, đồ vật hoặc văn bản 
hướng dẫn thực hiện một hoạt động.
Nhận biết được trình tự các sự việc, hiện tượng 
nêu trong văn bản.
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Nêu được các thông tin bô ích đối với bản 
thân từ văn bản.
- Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản 
thê hiện qua nhan đề, hình ảnh minh hoạ và chú 
thích hình ảnh.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiêu 18 văn bản 
thông tin có kiêu văn bản và độ dài tương 
đương với các văn bản đã học. - Phương pháp trao đổi kinh nghiệm.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 2.2. Giải pháp thực hiện:
 Qua quá trình nghiên cứu, dạy học tôi áp dụng một số biện pháp sau:
 Biện pháp 1. Rèn cho học sinh thói quen chuẩn bị trước bài tập đọc.
 Để giúp các em nắm được kĩ năng đọc đúng, lưu loát,... tôi hướng dẫn học 
sinh cách chuẩn bị bài ở nhà. Cụ thể: Đọc trước bài ở nhà nhiều lần, có đọc trước 
bài ở nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay đọc sai để đến lớp nghe giáo 
viên hướng dẫn sửa chữa. Việc chuẩn bị bài cần diễn ra hàng ngày, thường xuyên 
có sự nhắc nhở, động viên của giáo viên và phụ huynh để các con tạo thành thói 
quen.
 (Hình ảnh học sinh đọc bài ở nhà) (Ảnh về cây xấu hổ; tranh trong sách Tiếng Việt lớp 2 Bộ kết nổi tri thức)
( Cây sấu hổ bằng vật thật)
 Bên cạnh sử dụng tranh ảnh phục vụ cho tiết học sinh động, tôi còn sử dụng 
bảng phụ viết sẵn câu, từ cần luyện đọc đúng cho học sinh.
 Ví dụ: Trong bài “Cây xấu hổ” tôi cần luyện đọc ngắt nghỉ và nhấn giọng 
đúng các từ, cụm từ thì tôi sẽ viết sẵn bảng phụ nội dung: Thì ra, vừa mới có một 
con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng / không biết từ đâu bay giọng đúng các từ, cụm từ thì tôi sẽ viết sẵn bảng phụ nội dung: Chim cú mèo chập 
tối đứng trong hốc cây/ rúc cú cú/ cũng làm việc có ích cho đồng ruộng.//
 Ví dụ: Trong bài “Cây xấu hổ” tôi cần luyện đọc ngắt nghỉ và nhấn giọng 
đúng các từ, cụm từ thì tôi sẽ viết sẵn bảng phụ nội dung: Thì ra, vừa mới có một 
con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng / không biết từ đâu bay 
tới.
 - Luyện đọc hiểu:
 Khi học sinh đọc thành tiếng đã thành thạo, lưu loát thì khả năng khi nhớ bài 
của các em sẽ nâng cao lên. Tôi sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học 
sinh vào việc tìm hiểu bài.
 - Giáo viên chữa lỗi phát âm chưa đúng thanh điệu cho học sinh:
 Trong lớp tôi các em là người đồng bào nên thường phát âm chưa đúng ở các 
tiếng chứa dấu thanh, có một số em tự thêm bớt dấu thanh. Tôi hướng dẫn các em 
cách phát âm đúng, từ đó các em đọc theo và giáo viên uốn nắn sửa chữa kịp thời.
 Giáo viên đưa ra một số tiếng, từ học sinh đọc không đúng và nêu tác hại khi 
phát âm không đúng thì người nghe sẽ hiểu nghĩa khác đi rồi yêu cầu học sinh luyện 
đọc đúng với nhiều hình thức: cá nhân, nhóm, đôi bạn đọc cho nhau nghe, đọc theo 
tổ...
 Biện pháp 4. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực
 - Phương pháp dạy học phân hóa đối tượng
 Đối với từng nhóm học sinh, giáo viên cần đưa ra các yêu cầu cần đạt về mức 
độ đọc khác nhau. Đối với nhóm học sinh đọc trơn đã tốt và lưu loát thì GV nâng 
cao yêu cầu cần đạt bằng cách đẩy nhanh tốc độ đọc và đọc diễn cảm. Đối với học 
sinh đọc chậm, còn đánh vần và phát âm chưa chuẩn, giáo viên khuyến khích học 
sinh luyện đọc trơn, to, rõ ràng. Trong tiết học các câu hỏi đưa ra cần ngắn ngọn, dễ 
hiểu, sát với nội dung bài phù hợp với nhóm đối tượng học sinh để học sinh có thế 
trả lời và nắm bài được tốt.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.docx