Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn kể chuyện Lớp 2

docx 36 trang sangkienhay 12/03/2024 2293
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn kể chuyện Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn kể chuyện Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn kể chuyện Lớp 2
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN NINH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 DẠY PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 2
 Lĩnh vực/Môn : Tiếng Việt
 Cấp học : Tiểu học
 Tác giả : Phạm NgọcHoa
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Liên Ninh
 Chức vụ : Giáo viên
 Năm học: 2021 - 2022 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Bậc Tiểu học là bậc học quan trọng, đặt nền móng cho giáo dục phổ thông. 
Bởi giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự 
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và các kỹ năng 
cơ bản để học sinh học tiếp các bậc tiếp các bậc học sau.
 Kể chuyện là một phân môn lí thú và hấp dẫn ở các lớp trong trường tiểu học. 
Tiết kể chuyện thường được các em đón nhận với tâm trạng hào hứng và thích thú. 
Khác với các giờ học khác: tập đọc, luyện từ và câu... ở tiết kể chuyện, giáo viên 
và học sinh gần như là thoát li khỏi sách giáo khoa mà được giao hoà tình cảm một 
cách hồn nhiên thông qua nội dung những câu chuyện được kể. Thông qua lời kể 
của giáo viên và lời kể của học sinh mọi người như được sống trong những giây 
phút hồi hộp đầy cảm xúc ngoài qui chế thông thường của một tiết lên lớp bởi không 
có những hiện tượng căng thẳng như quay cóp, sao chép.. .Gần như mối quan hệ 
thầy trò mới được xác lập giữa một không khí mới, không khí cổ tích, không khí 
của sự khích lệ, không khí của lòng vị tha rất đỗi thanh tao.
 Thực tế hiện nay trong chương trình lớp 2 phân môn kể chuyện gắn bó chặt 
chẽ với phân môn Tập đọc ở lớp 2, nội dung tiết Kể chuyện là kể lại câu chuyện 
học sinh đã học trong bài tập đọc ở hai tiết mở đầu mỗi tuần.
 Kể chuyện ở đây là học sinh tái hiện lại câu chuyện có sáng tạo bài đọc vừa 
học. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy dạy học sinh kể được một câu chuyện 
hay, giàu cảm xúc là một kĩ năng khó của phân môn kể chuyện. Bởi vậy, hiệu quả 
giờ dạy kể chuyện còn rất hạn chế. Nhưng làm thế nào để dạy tốt tiết kể chuyện? 
Làm thế nào để gây hứng thú đối với các em? Đó là một vấn đề quan trọng được 
các nhà giáo dục quan tâm. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2 bản thân tôi 
rất trăn trở cho chất lượng dạy tiết kể chuyện, với mục đích rèn kĩ năng kể chuyện 
cho học sinh không chỉ đọc thuộc, nhớ nội dung câu chuyện mà còn phải biết nhập 
vai để thể hiện được giọng kể, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, phù hợp với mỗi nhân vật 
trong từng đoạn chuyện, trong từng câu chuyện kể. Chính điều đó mà tôi cũng đã 
suy nghĩ và nghiên cứu vấn đề này: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy 
phân môn Kể chuyện lớp 2
 2. Mục đích nghiên cứu
 - Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, đề xuất những biện pháp đổi mới nhằm 
nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 ở trường Tiểu học.
 -Rút ra những kinh nghiệm dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 nhằm nâng cao 
hiệu quả trong quá trình dạy môn Tiếng Việt nói chung và dạy phân môn kể chuyện 
nói riêng trong trường Tiểu học. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Chương I. Cơ sở lí luận
 1. Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục Tiểu học
 Trong Mục 2 Điều 23 của Luật Giáo dục có quy định mục tiêu của giáo dục 
Tiểu học như sau: “Giáo dục Tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho 
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ 
năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.”
 2. Căn cứ vào mục tiêu của môn học
 Môn Tiếng Việt hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng 
Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong cả môi trường hoạt động 
của lứa tuổi. Thông qua việc học Tiếng Việt, các em được rèn luyện các thao tác tư 
duy, bồi dưỡng cho các em những tư tưởng, tình cảm trong sáng lành mạnh, góp 
phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiếng Việt còn 
được coi là bộ môn công cụ giúp các em tiếp thu tri thức ở các bộ môn khoa học 
khác thông qua con đường nghe - nói - đọc - viết.
 Đặc biệt hơn môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh hệ thống từ ngữ và 
kỹ năng sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác bởi từ là đơn vị trung tâm của ngôn 
ngữ. Vốn từ của học sinh phong phú và nắm chắc được nghĩa của từ thì giúp các 
em trình bày tư tưởng tình cảm trong sáng, đặc sắc. Vì điều kiện hàng đầu để phát 
triển ngôn ngữ chính là số lượng từ học sinh nắm được cho nên ở Tiểu học từ ngữ 
không chỉ được dạy ở phân môn Luyện từ và câu mà còn được dạy ở các phân môn 
như: Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viết và các môn khác như 
Toán, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm,...
 3. Căn cứ vào quan điểm biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt 2
 3.1. Quan điểm giao tiếp
 Để thực hiện mục tiêu “Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử 
dụng Tiếng Việt” để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa 
tuổi, cũng như sách Tiếng Việt lớp 1, 3, 4, 5 sách giáo khoa Tiếng Việt 2 lấy nguyên 
tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản.
 Quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cả 2 phương diện: Nội dung và 
phương pháp dạy học. Về nội dung, thông qua các môn Tập đọc, Chính tả, Luyện 
từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tạo ra những môi 
trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị 
những tri thức và phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Về 
phương pháp dạy học, các kỹ năng nói trên được dạy thông qua nhiều bài tập mang 
tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên. a. Thuận lợi
 Là trường Tiểu học thuộc Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Vì thế, trang 
thiết bị dạy học của Trường tương đối đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu dạy học và các 
hoạt động giáo dục toàn diện. Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn 
vững vàng, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Công tác xã hội hoá giáo dục 
đang ngày càng được đẩy mạnh ở địa phương, đặc biệt là sự quan tâm của các bậc 
phụ huynh, các cấp chính quyền và Phòng giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm và 
chỉ đạo sát sao tới công tác giáo dục của nhà trường.
 Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học. Các tổ 
chuyên môn là môi trường tốt để giáo viên học hỏi và nâng cao tay nghề.
 Cha mẹ học sinh của trường cơ bản là nông dân, là những người có trình độ 
chưa thật cao nhưng họ đều mong muốn con em được phát triển toàn diện, năng 
động và tự tin.
 b. Khó khăn
 Bên cạnh những thuận lợi trên, nhà trường cũng gặp không ít những khó khăn:
 - Học sinh có nhiều nhóm đối tượng, mặt bằng dân trí không đồng đều. Một 
bộ phận phụ huynh có nhận thức về giáo dục còn hạn chế nên phó mặc việc học 
hành của con em mình cho nhà trường, trăm sự nhờ thầy cô.
 - Địa phương có nhiều đối tượng là người nhập cư đến thuê trọ sinh sống, 
nghề nghiệp không ổn định nên cuộc sống còn nhiều khó khăn, rất nhiều học sinh 
bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà già yếu, không có sự quan tâm của gia đình nên 
việc học tập của các em còn chểnh mảng.
 - Học sinh nhiều bạn còn nhút nhát, hay ngại, có những HS mặc dù đã chuẩn 
bị bài ở nhà, nắm được nội dung câu chuyện nhưng vẫn chưa mạnh dạn xung phong, 
chưa bộc lộ được hết biểu cảm, cảm xúc của bản thân.
 - Bên cạnh đó nguyên nhân khách quan, cũng là nguyên nhân ảnh hưởng 
nhiều nhất là do tình hình dịch bệnh covid còn đang tiếp diễn, HS năm học này thời 
gian học online chiếm phần lớn thời gian nên việc học các môn nói chung, phân 
môn Kể chuyện nói riêng việc GV nhận xét, đánh giá HS, HS nhận xét HS vẫn còn 
nhiều hạn chế.
 2. Thực trạng của việc dạy- học phân môn Kể chuyện lớp 2 trường Tiểu 
học
 2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của phân môn Kể chuyện 
lớp 2
 Thông qua việc dự giờ - thăm lớp, qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp tôi 
nhận thấy rằng đa số giáo viên dạy phân môn kể chuyện còn có những tồn tại như: 
việc chuẩn bị các đồ dùng dạy học thường xuyên để minh hoạ cho câu chuyện thêm Học sinh chưa 
 TT Lớp Sĩ số Học sinh kể tốt Học sinh biết kể.
 biết kể.
 1 2C 52 11= 21,6% 32= 66,7% 8= 15,7%
 2 2D 51 12= 24,2% 33 =63,9% 6= 12,9%
 3. Nguyên nhân
 3.1. Nguyên nhân khách quan
 - Do một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến con cái.
 - Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy của phân môn 
còn đơn sơ. Việc tiếp cận với phương tiện hiện đại và đưa phương tiện hiện đại vào 
dạy học của một số giáo viên còn chậm.
 3.2. Nguyên nhân chủ quan
 Một số giáo viên chưa thấy hết được tầm quan trọng của mỗi phương pháp 
dạy học, chưa khai thác hết mặt mạnh, khắc phục những tồn tại của mỗi phương 
pháp. Do đó, việc lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học chưa linh hoạt, 
chưa đạt hiệu quả cao.
 Chương III. Một số biện pháp
 Trước những thực trạng nêu trên, tôi cũng đã nghiên cứu và áp dụng một số 
biện pháp tổ chức có hiệu quả. Tôi xin trình bày một số biện pháp như sau:
 l. Biện pháp 1: Cung cấp, mở rộng và nhân vốn từ ngữ cho học sinh
 * Mục tiêu
 Cung cấp vốn từ giúp học sinh có vốn từ phong phú, để học sinh tự tin trong 
giao tiếp, khi kể chuyện các em có khả năng diễn đạt được trí tưởng tượng của mình 
trong từng câu chuyện kể.
 * Nội dung và cách thức thực hiện
 Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn nghèo nàn, việc 
sử dụng từ ngữ trong giao tiếp còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi đã cung cấp vốn từ 
cho học sinh giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Khi 
dạy Luyện từ và câu tôi đã chú trọng mở rộng vốn từ cho học sinh, bằng cách cho 
các em thi nhau tìm những từ ngữ thuộc chủ đề, chủ điểm các em đang học. Khi 
học sinh không tìm được từ nhiều, tôi đã nêu câu hỏi gợi mở để các em hiểu và dễ 
dàng tìm được.
 Bên cạnh đó, tôi đã giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, 
trái nghĩa phù hợp với chủ đề các em học.
 - Chú trọng nhân vốn từ của học sinh.
 - Chú trọng cách dùng từ đặt câu của học sinh.
 - Tăng cường, củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh.
 Đồng thời trong quá trình giảng dạy, tôi thường liên hệ những nội dung kiến * Kết luận:
 - Đội có nhiều người bị điện giật là đội thua cuộc.
 - Giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét thêm về cách kể, sự sáng tạo khi 
kể hay cách thể hiện ngôn ngữ... của đội thắng cuộc để khắc sâu về cách thể hiện 
nội dung câu chuyện. Giáo viên ghi điểm thưởng cho đội thắng cuộc hoặc có những 
phần thưởng nho nhỏ do giáo viên chuẩn bị trước.
 * Ví dụ minh họa: Phụ lục 2.1
 b. Kể chuyện truyền điện theo ý, theo đoạn
 * Chuẩn bị:
 - Đối với hình thức kể chuyện truyền điện theo ý, giáo viên chuẩn bị kế hoạch 
thật cụ thể để điều khiển cuộc chơi. Căn cứ vào nội dung câu chuyện giáo viên chia 
ra làm các đoạn nhằm giúp các em dễ kể và lôi cuốn được nhiều học sinh chơi.
 - Một bảng phụ ghi ý của từng đoạn để học sinh tiện theo dõi.
 * Luật chơi và cách đánh giá: (Giốngphần trên).
 * Kết luận:
 Bằng hình thức tổ chức cho học sinh "kể truyền điện" đã lôi cuốn, tạo cơ hội 
cho nhiều học sinh được kể chuyện và bộc lộ khả năng ghi nhớ truyện trong một 
tiết học.
 2.2. Thi kể chuyện theo lời nhân vật
 Do đặc thù của phân môn kể chuyện là các em phải được kể chuyện, được 
nghe bạn kể chuyện và có khả năng nhận xét và kể. Tôi đã tổ chức cho các em cách 
thi kể chuyện theo lời nhân vật. Khi kể chuyện theo lời nhân vật, để thể hiện tính 
sáng tạo HS có thể thêm vào những từ ngữ, sáng tạo thêm những biểu cảm của bản 
thân, miễn không ảnh hưởng đến nội dung câu chuyện và phụ hợp với các nhân vật.
 * Mục tiêu
 - Rèn kĩ năng kể chuyện theo lời của một nhân vật trong câu chuyện, trau dồi 
cách diễn đạt giàu trí tưởng tượng qua việc thay đổi ngôi kể. Luyện trí nhớ và khả 
năng dùng từ ngữ chính xác, diễn đạt sáng ý và làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện.
 * Chuẩn bị:
 - Giáo viên dùng những mảnh bìa cứng làm thành những cái mũ đội trên đầu, 
mũ đó có vẽ hình nhân vật hoặc ghi tên nhân vật. (Nếu có điều kiện giáo viên có 
thể chuẩn bị được trang phục và đạo cụ đơn giản như: quần, áo, mũ, râu.. .để hoá 
trang thì càng tốt).
 - Lập ban giám khảo (đại diện mỗi tổ 1 học sinh) để nhận xét các bạn tham 
gia cuộc thi theo lời nhân vật.
 - Các bộ phiếu hoa có ghi lời nhận xét dành cho ban giám khảo.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx