Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh Lớp 2 Trường Nguyễn Văn Trỗi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh Lớp 2 Trường Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh Lớp 2 Trường Nguyễn Văn Trỗi
Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn Trỗi MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mục lục 1 Phần thứ nhất: Mở đầu 2 I.Đặt vấn đề 2 II. Mục đích nghiên cứu 2 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề 3 I. Cơ sở lí luận của vấn đề 3 II. Thực trạng vấn đề 3 III. Các giải pháp giải quyết vấn đề 5 IV. Tính mới của giải pháp 15 V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 16 III. Kết luận, kiến nghị 17 Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 20 Tài liệu tham khảo 19 Người thực hiện: Lê Hoài Vân 1 Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn Trỗi Nhưng trong quá trình dạy, tôi nhận ra học sinh rất khó khăn trong việc phân biệt câu, chữ và tiếng giữa các từ trong câu, nhận biết câu trong quá trình học và làm bài tập cũng như việc lựa chọn, sử dụng các từ để đặt câu theo đúng mục đích nói. Mặc khác, nhiệm vụ mà giáo viên luôn đặt lên hàng đầu là làm sao để nâng cao chất lượng khi dạy phân môn Luyện từ và câu. Có giảng dạy tốt thì chất lượng học sinh mới được nâng cao. Kết quả học tập của các em là câu trả lời chính xác nhất đối với giáo viên trong quá trình truyền đạt kiến thức đến học sinh. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần truyền đạt hết sức mình để các em tiếp thu bài một cách hiệu quả. Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Để có một tiết học tốt trên lớp đã khó nhưng để đạt một tiết Luyện từ và câu còn khó hơn nhiều. Học sinh lớp 2 mới làm quen với phân môn này nên sẽ có nhiều yếu tố khiến các em phải quan tâm. Trong chương trình học, có những bài bao gồm mở rộng vốn từ và dùng từ đặt câu thì rất phức tạp.Mỗi bài trong tiết Luyện từ và câu đều có những đặc điểm riêng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp sao cho linh hoạt, phải làm chủ được nội dung tiết dạy. Trong quá trình giao tiếp nhiều khi các em dùng từ đặt câu chưa được chính xác, còn lủng củng, chưa phù hợp với hoàn cảnh vì các em còn nhỏ, tư duy chưa phát triển cao, các em còn trong tình trạng nghĩ gì nói nấy. Chưa có sự lựa chọn khi dùng từ, câu cho thích hợp, chưa có sự trao chuốt trong cách dùng từ, câu trong các câu nói. Chính vì vậy cần có sự hướng dẫn của giáo viên để các em phát triển theo hướng tích cực. Không có phương pháp nào là “vạn năng”, là “tuyệt đối” hiệu quả với từng đối tượng học sinh, phù hợp với mọi quá trình dạy. Chỉ có sự tìm tòi sáng tạo, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới phát huy được tính tích cực của mỗi học sinh và đạt được sự thành công qua mỗi bài dạy. Vốn từ các em trở nên đa dạng, phong phú khi các em phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo, tinh thần hợp tác làm việc, cùng với sự nhiệt tình của người giáo viên sẽ mang lại kết quả hoàn hảo nhất. II.Thực trạng vấn đề 1. Thuận lợi Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là một trong những trường có truyền thống hiếu học, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, trang thiết bị đồ dùng dạy học cần thiết luôn đầy đủ cho giáo viên và học sinh. Ban giám hiệu luôn quan tâm tới việc chỉ đạo đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học, đặt công tác bồi dưỡng cho giáo viên lên hàng đầu. Giáo viên tích cực học hỏi để tìm ra các phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm. Người thực hiện: Lê Hoài Vân 3 Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn Trỗi III.Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Qua nhiều năm giảng dạy lớp 2, từ những mong muốn giúp học sinh có được vốn từ phong phú và phong thái tự tin trong giao tiếp. Tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp sau: - Giải pháp: Tăng cường vốn từ cho học sinh qua các dạng bài tập. - Giải pháp: Giúp học sinh tích cực khi học Luyện từ và câu. - Giải pháp: Tìm từ qua các câu đố theo chủ điểm. 1. Tăng cường vốn từ cho học sinhqua các dạng bài tập Trong chương trình học Luyện từ và câu lớp 2, các dạng bài tập chủ yếu là tìm từ, đối đáp và đặt câu theo mẫu. Tuy nhiên các dạng bài tập này trong tài liệu hướng dẫn thường rập khuôn, máy mócvà được biên soạn trong phạm vi mọi đối tượng học sinh đều có khả năng làm được. Nên học sinh khó có thể mở rộng vốn từ cho mình. Vì vậy, tôi đã dựa vào các dạng bài tậpđể phân hóa thêm nhiều hoạt động, với mong muốn học sinh sẽ tích lũy được một nguồn vốn từ phong phú. Trong giải pháp này, tôi xây dựng ba biện pháp: 1.1. Hướng dẫn cho học sinh sử dụng các mẹo để tránh lẫn lộn giữa vần s/x, r/d/gi khi tìm từ Trong quá trình tìm từ, đặt câu, đối với học sinh lớp 2 việc phân biệt giữa các phụ âm đầu như s/x , r/d/gikhông phải là việc đơn giản, mặt khác do giọng nói đặc trưng của từng vùng miền nên ngôn ngữ nói của các em sẽ mang tính địa phương và sẽ mang luôn cả đặc trưng đó vào ngôn ngữ viết. Dẫn đến các từ, các câu các em tìm được hầu hết là bị sai. Ví dụ: Học sinh làm hoạt động [5. Tr 85] bài 6C tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 tập 2A. Yêu cầu của hoạt động là: Tìm từ có tiếng bắt đầu bằng s/x. Nhưng qua quan sát bài làm, tôi thấy học sinh còn nhầm lẫn s/xrất nhiều. Hình 1: Bài làm của học sinh còn nhầm lẫn giữa s/x Người thực hiện: Lê Hoài Vân 5 Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn Trỗi Hình 2: Bài làm của học sinh sau khi nắm được mẹo kết hợp với âm s/x 1.2. Mở rộng vốn từ qua dạng bài tập hỏi - đáp Học sinh muốn sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ được những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân với người xung quanh, thì đòi hỏi các em cần một vốn ngôn ngữ nhất định, trong đó có vốn từ. Vốn từ càng phong phú, các em càng thể hiện được một cách chính xác, đầy đủ và tinh tế những những điều mình muốn bày tỏ. Qua đó sẽ nâng cao được hiệu quả giao tiếp. Chất lượng của một cuộc giao tiếp luôn luôn tỉ lệ thuận với vốn từ của các em. Chính vì vậy, làm phong phú vốn từ cho các em là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết. Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 2, phần lớn là dạng bài tập hỏi - đáp, đối - đáp theo tình huống. Đây là dạng bài tập nhằm củng cố vốn từ cho học sinh, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Nên tôi đã dựa vào thế mạnh của dạng bài tập này và đưa ra các hoạt động phân hóa để trau dồi thêm vốn từ, kỹ năng đối thoại cho các em. Ví dụ 1: Trong hoạt động [4. Tr 20], bài 11A, tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 2, tập 1B, nhiệm vụ của học sinh là đối đáp về tác dụng của các đồ vật và nội dung của cuộc trò chyện trong tài liệu hướng dẫn là: - Học sinh A: Cái ghế dùng để làm gì? - Học sinh B: Cái ghế dùng để ngồi. Nhưng nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì cuộc đối đáp sẽ không thú vị và không thể khai thác được sự sáng tạo của học sinh trong khi dùng các cụm từ, các câu để đối đáp. Nên tôi đã hướng dẫn học sinh mở rộng cuộc trò chuyện dựa trên nội dung sẵn có để cuộc trò chuyện sinh động, sôi nổi hơn. - Học sinh A: Vậy bạn có biết chiếc ghế này được làm bằng gì không? - Học sinh B: Chiếc ghế này làm từ gỗ và được đôi bàn tay khéo léo của thợ mộc làm ra đấy. Người thực hiện: Lê Hoài Vân 7 Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn Trỗi Hình 3: Học sinh lớp 5 tham gia đóng vai cùng các em Qua cuộc trò chuyện trên, khi giao tiếp với chị lớp 5 các em sẽ mạnh dạn hơn, không còn rập khuôn, máy móc theo nội dung bài học nữa mà chủ động xử lí các tình huống nhạy bén, linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, trong các buổi sinh hoạt Sao, tôi cũng đưa ra các tình huống theo chủ điểm trong tháng để các em đóng vai với nhau. Qua đó sẽ giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn. Đồng thời, rèn luyện cho các em kỹ năng lễ phép, biết cách xưng hô hợp lí, dùng câu đầy đủ khi giao tiếp. 1.3 Tăng cường vốn từ của học sinh qua dạng bài tập đặt câu theo mẫu Ở lớp 2, học sinh bước đầu chập chững làm quen với việc đặt câu theo mẫu thật sự rất mới mẻ và hơi khó khăn. Tuy nhiên với sự thông minh và ham học hỏi, cộng với sự hướng dẫn của giáo viên thì học sinh vẫn hoàn thành được nội dung học của mình theo mẫu đưa ra. Nhưng nếu như học sinh chỉ đặt câu dừng lại ở mức độ đó thì vô tình dẫn các em rơi vào tình trạng máy móc, thiếu sáng tạo. Câu văn mà các em đặt khô khan và sáo rỗng, không có cảm xúc. Luyện tập đặt câu giúp các em nắm vững được cấu trúc của câu để vận dụng tốt vào giao tiếp, nhưng làm thế nào để thu hút sự chú ý người nghe và để người nghe hiểu được hết nội dung mình muốn truyền tải mới là việc khó. Vì Người thực hiện: Lê Hoài Vân 9 Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn Trỗi Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi. Bố còn tặng nhà trường một khóm hoa cúc đại đóa đẹp mê hồn. Bạn Hoa làm bài tập. Con hổ có bộ lông rất đẹp. Bà em nhai trầu. Học sinh đang học thể dục. Tiếp đến tôi đưa ra câu hỏi cho học sinh: + Bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?” là những từ thuộc nhóm nào? + Học sinh trả lời: Nhóm 1 + Bộ phận trả lời câu hỏi “Làm gì? là những từ thuộc nhóm nào? + Học sinh trả lời: Nhóm 2 Sau khi các em trả lời tốt các câu hỏi trên, tôi cho các em trực tiếp vận dụng để nối các từ ở nhóm 1 và các cụm từ ở nhóm 2 để tạo thành câu có nghĩa. Ví dụ: + Cậu bé làm bài tập. +Bà em đem hạt gieo trồng khắp nơi. + Học sinh làm bài tập. + Con hổ nhìn lên tán lá. Tôi thấy học sinh của mình rất hào hứng khi ghép câu. Từ những câu có sẵn, các em đã cắt, ghép được vô số câu khác với câu mẫu nhưng vẫn giữ đúng nghĩa, đúng cấu trúc câu. Để thử xem học sinh của mình có nắm được bài hay không, tôi đưa ra câu trước lớp là “Con hổ đang học thể dục” thì cả lớp cười ồ lên thích thú và cho rằng câu tôi vừa sắp xếp được là chưa hợp lí và sai nghĩa. Qua hoạt động này, sẽ giúp các em sàng lọc để dùng từ đặt câu chính xác, hợp lí và có nghĩa. Hơn thế nữa trong hoạt động này những học sinh đạt mức chưa hoàn thành cũng sắp xếp được rất nhiều câu có nghĩa. - Bước 4: Sau khi học sinh đã nắm chắc được mẫu câu “Ai làm gì”. Tôi muốn câu văn của các em có hình ảnh và giàu cảm xúc hơn. Câu văn có hình ảnh là câu văn mà ngoài hai bộ phận chính làm nòng cốt còn có thêm một số bộ phận phụ đi kèm mà ở các lớp học trên có khái niệm định ngữ và bổ ngữ. Mục đích hướng cho học sinh đặt câu có hình ảnh, có sắc thái biểu cảm, là bước đầu giúp các em cảm nhận được lời nói của mình đối với Người thực hiện: Lê Hoài Vân 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_mo_rong_von_tu_cho_ho.docx