Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc khi dạy tập đọc ở Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc khi dạy tập đọc ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc khi dạy tập đọc ở Lớp 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do –Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC KHI DẠY TẬP ĐỌC Ở LỚP 2’’ *********************** Quảng Bình , tháng 5 năm 2019 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Tiếng Việt trong chương trình học tập ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, trong đó phân môn Tập đọc lớp 2 có tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình môn Tiếng Việt, đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập.Việc dạy học sẽ giúp các em hiểu bài hơn,bồi dưỡng các em biết yêu cái thiện,cái đẹp, tránh xa cái ác đồng thời dạy cho các em biết suy nghĩ lôgic cũng nh biết tư duy hình ảnh. Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ, những phẩm chất tốt đẹp của ngời học sinh, rèn luyện tư duy giáo dục thẩm mỹ và giáo dục các em lòng yêu quý giữ gìn Tiếng Việt,trên cơ sở đó tạo điều kiện để các em học tập các môn học khác để phát triển toàn diện.Việc giảng dạy Tập đọc với mong muốn giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách chủ động, tích cực, giúp các em phát triển vốn từ, đọc hiểu và tiến tới đọc hay. Học sinh yêu quý Tiếng Việt được biểu hiện trong hành động cụ thể về khả năng nói đúng, viết đúng Tiếng Việt, giáo dục đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em. Qua thực tế giảng dạy năm học trước tôi nhận thấy trong giảng dạy, giáo viên đều lấy sách giáo khoa làm gốc. Điều này đúng vì sách giáo khoa là văn bản pháp lệnh của Nhà nước, nhưng chuyển tải nội dung sách giáo khoa như thế nào để học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức sách giáo khoa thì lại là một vấn đề về cách dạy, cách học. Đa số giáo viên chỉ làm theo hướng dẫn giảng dạy hoặc bài soạn để dạy, sách hướng dẫn nói gì thì giáo viên làm theo như thế. Chúng ta đều biết sách hướng dẫn giảng dạy đều là tài liệu tham khảo phục vụ chung cho cả nước nên nhiều phần nói chung chung cha phù hợp với học sinh của từng vùng, từng đối tượng.Vì vậy hiệu quả học tập của học sinh không cao. Xuất phát từ những lí do trên, thấy rõ đợc tầm quan trọng của dạy đọc nên tôi đã lựa chọn đề tài . “ Một số biện pháp luyện đọc khi dạy Tập đọc ở lớp 2 .” Với mong muốn phần nào sẽ giúp các em hoàn thiện về học tập, góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt thông qua sự hoàn thiện về nghe - nói - đọc -viết Tiếng Việt một cách thành thạo. *Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong các giờ Tập đọc với 23 học sinh ở lớp 2 .Từ tháng 9 đến tháng 4 - Năm học 2018 -2019. II/ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài có thể áp dụng cho tất cả các lớp của khối 2. Giáo viên tìm được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 , tạo điều kiện để học sinh phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập đồng thời bồi dưỡng cho học sinh yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, gia đình, nhà trường và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. *Quan điểm đổi mới cách dạy Tập đọc ở lớp 2: Loại A: Thuộc bài ,đọc đúng ngắt nghỉ, đúng tốc độ , đồng thanh đều.Cả nhóm phối hợp tốt. Loại B: Thuộc bài, đọc đúng và rõ ràng nhng đồng thanh cha đều, (bạn đọc to, bạn đọc nhỏ ). Loại C: Chưa thật thuộc bài (có bạn không đọc hoặc đọc sai), đồng thanh chưa đều, cả nhóm phối hợp với nhau chưa tốt. * Các nhóm thi đọc đồng thanh theo từng bài.Trưởng ban học tập tổ chức cùng đánh giá , cô giáo cùng đánh giá và ghi điểm theo tiêu chuẩn đã nêu, ghi bảng. VD: Đọc bài “Lượm”: NHÓM ĐIỂM Chích bông : A ,B, A, A, A. Sáo sậu : A, B, B, B, B. Vành khuyên : A, A, A, A, A. *Cuối cuộc thi, giáo viên cùng tổ trọng tài tổng hợp kết quả của các nhóm, so sánh và xếp loại nhóm nhất, nhì, ba, để động viên khen thưởng. Qua thực tế giảng dạy tôi đã tiến hành các biện pháp theo thứ tự sau: Biện pháp 1: Giáo viên đọc mẫu diễn cảm: Giáo viên đọc mẫu một cách chuẩn xác, phù hợp với từng văn bản. Biết hướng dẫn học sinh về cách đọc; sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động rèn kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài, tham gia các trò chơi luyện đọc, ...) phát triển kĩ năng đọc cho học sinh. Tôi luôn chú trọng cách đọc mẫu làm thế nào cho hấp dẫn, lôi cuốn được các em bắt chước cách đọc diễn cảm. Ví dụ : Bài thơ: ''Cô giáo lớp em '' Giáo viên đọc mẫu với giọng tình cảm, trìu mến, nhấn giọng ở các từ ngữ gởi tả, gợi cảm: mỉm cười, tươi, thoảng, Ví dụ : Bài : ''Bà cháu''. - Đọc mẫu giọng to, rõ ràng, thong thả, phân biệt giọng đọc ở các nhân vật, nhấn giọng ở các từ gợi tả: nảy mầm, vất vả, kết bao nhiêu là trái vàng trái bạc, móm mém,... '' + Người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi. + Giọng cô tiên: trầm ấm, dịu dàng: “ Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu không?”. Nhấn giọng ở các từ "Gieo hạt đào, giàu sang, sung sướng''. + Giọng hai anh em: Cảm động, tha thiết, kiên quyết. Nhấn giọng các từ, cụm từ: ''nhớ bà , xin bà sống lại '' . Đối với các bài thơ, tuỳ theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp câu thơ. Ví dụ : Bài thơ : '' Gọi bạn'' Lang thang / quên đường về/ Chạy khắp nẻo / tìm Bê Đến bây giờ Dê Trắng/ - Cho học sinh đọc theo từng từ, cụm từ để luyện đọc từng câu chứ không đọc từng con chữ, từng chữ rời rạc. Ví dụ : Bài thơ: '' Tiếng chổi tre '': Khi cơn giông // Vừa tắt / Tôi đứng trông // Trên đường lặng ngắt // * - Đọc văn xuôi : Ngoài việc hướng dẫn đọc theo từ, cụm từ tôi tiến tới hướng đẫn đọc theo câu. Cuối câu học sinh phải biết lên giọng hoặc xuống giọng phù hợp. Nếu câu có dấu chấm cảm ta phải đọc thay đổi giọng theo đúng ngữ cảnh và tình cảm của câu. Ví dụ : Bài '' Voi nhà ''. Toàn bài đọc với giọng linh hoạt. Cuối câu có dấu chấm cảm thì đọc lên cao giọng. Đoạn đầu thể hiện tâm trạng thất vọng khi xe bị sự cố: '' Thế này thì hết cách rồi ! '' Đoạn 2 : giọng hoảng hốt khi voi xuất hiện : ''Chạy đi ! Voi rừng đấy ! ''. Tôi hướng dẫn học sinh biết ngắt nghỉ ở các dấu câu, ở các từ ngữ cần nhấn giọng: '' ập xuống, khựng lại, chạy đi, vội vã, lừng lững, quặp chặt vòi,...'' * Đọc văn vần: -Học sinh đọc văn xuôi đã khó, đọc văn vần lại càng khó hơn. Khi đọc văn vần cần chú ý tiết tấu của đoạn văn. Tiết tấu là nhịp điệu của âm nhạc, ở sách tiếng việt lớp 2 có nhiều thể văn vần chúng ta thường gặp như: Thơ lục bát, thơ đường, thơ 5 chữ, thơ 4 chữ, thơ tự do. Ở đây không phải thể thơ nào cũng giống nhau phải thay đổi theo tiết tấu của câu, bài thơ theo thể thơ nào . - Khi đọc thơ lục bát thường đọc ngắt nhịp 2/4 (ở câu 6 chữ ) và nhịp 4/4 (ở câu 8 chữ ) Ví dụ : Bài thơ '' Mẹ '' Lặng rồi / cả tiếng con ve Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi Nhà em/ vẫn tiếng ạ ơi Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru. - Thơ 7chữ ( thơ đường ): đọc theo nhịp 4/3 hay 3/4. Ví dụ : Bài thơ '' Gió ''. Gió ở rất xa / rất rất xa. Nhưng thơ lục bát cũng có khi đọc theo nhịp 3/3 và 3/5 Những ngôi sao / thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con. - Đọc thơ 4 chữ theo nhịp 2/2 Ví dụ : Bài thơ '' Tiếng võng kêu '' Có gặp / con cò / Lặn lội / bờ sông ?/ Có gặp / cánh bướm / Cuối năm học 2017-2018, tôi đã tiến hành kiểm tra, khảo sát 26 học sinh lớp 2 qua bài đọc: “Cây và hoa bên lăng Bác” Kết quả thu được như sau: Đọc rõ ràng, mạch lạc, Đọc to, đôi chỗ ngắt Đọc nhỏ, chưa biết Sĩ số ngắt nghỉ đúng. nghỉ chưa đúng ngắt nghỉ 23 12 em = 51,2% 7 em = 30,,4,% 4 em = 17,4% em Qua so sánh, đối chiếu, tổng hợp cho thấy: Sử dụng nhiều biện pháp trong luyện đọc, sẽ giúp các em thêm hứng thú học tập, đem lại kết quả tốt. Với các biện pháp trên, chất lượng đọc của lớp tôi được nâng lên rõ rệt, học sinh yêu thích giờ tập đọc hơn, nhiều em đọc đã thể hiện được lời nhân vật và tình cảm của bài văn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_luyen_doc_khi_day_tap.doc