Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 sửa ngọng hai phụ âm đầu L và N

docx 15 trang sangkienhay 12/11/2023 4060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 sửa ngọng hai phụ âm đầu L và N", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 sửa ngọng hai phụ âm đầu L và N

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 sửa ngọng hai phụ âm đầu L và N
 A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
 Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống của Việt Nam. Chính vì vấy môn 
Tiếng Việt là môn học rất quan trọng ở bậc Tiểu học được coi trọng và quan tâm 
hàng đầu. Môn Tiếng việt có vai trò nền tảng cho học sinh trau dồi vốn ngôn 
ngữ, rèn cho học sinh cả 4 kỹ năng "nghe, nói, đọc, viết" trong đó nói đúng 
chuẩn là một yêu cầu không thể thiếu được.
 Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt tâm trạng, tình cảm. Chức năng quan 
trọng của ngôn ngữ đã quy định sự cần thiết của việc phải nghiên cứu sâu sắc 
tiếng mẹ đẻ trong nhà trường nhất là trong lời nói.
 Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt trước hết là nói đúng và viết đúng 
chuẩn mực Tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Do đặc điểm lịch sử 
nước ta có 3 phương ngữ lớn: Phương ngữ miền Bắc, phương ngữ miền Trung, 
phương ngữ miền Nam, mỗi phương ngữ đều có số phụ âm đầu, vần và âm cuối 
thường được phát âm chưa chuẩn dẫn đến sai chính tả.
 Môn Tiếng việt ở Tiểu học có vai trò nền tảng cho học sinh trau dồi vốn 
ngôn ngữ, rèn cho học sinh sử dụng thành thạo Tiếng việt. Vì vậy môn Tiếng 
Việt rèn cho học sinh cả 4 kỹ năng "nghe, nói, đọc, viết" trong đó có nói đúng 
chuẩn là một yêu cầu không thể thiếu được.
 Hiện nay, trong nhà trường Tiếu học có rất nhiều học sinh mặc dù đã học 
đến lớp năm nhưng vẫn còn đọc, viết ngọng phụ âm L/N. Vì vậy rèn kĩ năng 
phát âm chuẩn L/N là vô cùng quan trọng trong mỗi nhà trường.
 Với thực tế, học sinh, cha mẹ và thậm chí cả nhân dân địa phương Vật Lại 
còn nhiều người nghe, nói, đọc, viết chưa chính xác 2 phụ âm đầu L/N.
 Chính vì những lí do trên mà năm học 2020-2021 này tôi đã nghiên cứu, 
tìm hiểu và mạnh dạn viết về "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 sửa 
ngọng hai phụ âm đầu L/N" nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn 
Tiếng Việt trong trường Tiểu học nói riêng và trong sự nghiệp giao dục nói 
chung.
II. Mục đích nghiên cứu
 Đề ra các biện pháp sửa ngọng âm đầu L/N cho học sinh lớp 2 giúp các 
em học tốt hơn môn Tiếng Việt và tự tin hơn trong giao tiếp.
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Phương pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh lớp 2
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 sửa ngọng hai 
phụ âm đầu L/N.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh lớp 2.
- Khảo sát thực trạng của việc lỗi phát âm L/N của học sinh. 3
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
 Chúng ta đã biết giao tiếp là một hiện tượng xã hội đặc biệt và ngôn ngữ 
chính là phương tiện để thực hiện giao tiếp. Có hai loại ngôn ngữ là nói và viết. 
Trong đó ngôn ngữ nói được sử dụng thường xuyên hơn. Ở mọi lúc, mọi nơi con 
người ta đều có thể sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp .
 Khi sử dụng ngôn ngữ để nói và viết Tiếng Việt đòi hỏi phải đảm bảo một 
số nguyên tắc:
 Nguyên tắc gây chú ý đến mặt vật chất của ngôn ngữ, đến sự phát triển 
thể chất của các bộ phận cơ quan cấu âm. Nguyên tắc này đi từ quy luật chung 
nhất là lời nói dễ dàng được thực hiện nếu người phát âm có khả năng điều 
khiên cơ quan cấu âm, phối hợp với các giác quan nói và nghe.
 Nguyên tắc thông hiểu các ý nghĩa ngôn ngữ và sự phát triển các kỹ năng 
từ vựng và ngữ pháp. Nguyên tắc này chú ý đến ý nghĩa ngôn ngữ. Nó là sự 
thống nhất giữa ngôn ngữ và tư duy, là sự phát triển đồng bộ giữa từ vựng và 
ngữ pháp. Bởi nếu không ý thức được đầy đủ về dạy ngữ nghĩa thì học sinh dễ 
dẫn đến những sai lầm khi phát âm.
 Nguyên tắc đánh giá tính biểu cảm của lời nói: Đây là nguyên tắc phân 
biệt chức năng thông báo và chức năng phong cách của đơn vị ngôn ngữ. Nó đòi 
hỏi một môi trường ngôn ngữ tốt để học tiếng có hiệu quả.
 Nguyên tắc phát triển cảm quan ngôn ngữ trong sự nhạy cảm của ngôn 
ngữ. Nguyên tắc này xuất phát từ quy luật khi học nói, trẻ phải nhớ được cần nói 
và viết như thế nào? Việc ghi nhớ này xảy ra một cách tự phát trong quá trình 
bắt chước lời nói của người xung quanh. Kết quả là sự nhạy cảm ngôn ngữ được 
hình thành. Đây là nguyên tắc ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát âm lệch chuẩn 
của học sinh do cảm quan sử dụng thiếu ý thức.
 Nghe, nói, đọc, viết tốt nhất là chìa khóa để học tốt các môn học khác 
như: Toán, Tự nhiên và Xã hội, Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục,...
 Việc dạy Tiếng việt trong nhà trường phải đặt ra mục đích cuối cùng 
không phải là trang bị cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt mà là hình 
thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt làm phương 
tiện giao tiếp. Kết quả của việc dạy học Tiếng Việt trong nhà trường chính là 
việc học sinh sử dụng Tiếng Việt như thế nào trong giao tiếp ở nhà trường, gia 
đình và xã hội. Nhưng muốn thực hiện được hành động giao tiếp, con người nói 
chung và nhất là ở bậc Tiểu học nói riêng phải có vốn kiến thức đúng chuẩn về 
ngôn ngữ mà nhà trường chính là nơi cung cấp cho học sinh vốn kiến thức này.
II. Khảo sát, thực trạng lỗi phát âm L/N
 Đầu năm học 2020-2021 tôi được nhà trường giao nhiệm vụ dạy lớp 2E. 
Qua thời gian đầu giảng dạy tôi tháy học sinh phát âm 2 phụ âm đầu L/N sai rất 
nhiều. Tôi đã tiến hành kiểm tra đọc, kết quả đạt được như sau: 5
+ Đầu lưỡi-quặt: Đầu lưỡi chạm ngạc cứng
+ Mặt lưỡi: Mặt lưỡi chạm ngạc cứng
+ Cuối lưỡi: Lưỡi lùi về họng
- Về cách phát âm và vị trí phát âm của L/N
 N là phụ âm tắc, vang, đầu lưỡi răng.
 Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở mặt sau của răng làm điểm cản hoàn 
toàn luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng sau bật ra, lưỡi thẳng, đầu lưỡi 
hơi tụt lại, tạo thành âm N (nờ) ví dụ trong từ nết na, quả na, nôm na.
 L là phụ âm xát, vang bên, đàu lưỡi - quặt, trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt 
ở vị trí trên làm điểm cản một phần luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng, 
thoát ra hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo chiều đi 
xuống, tạo thành âm L (lờ) trong từ: rầy la, thanh la, lân la.
2. Giáo viên nói đúng chuẩn
 Việc giáo viên phát âm đúng chuẩn vô cùng quan trọng. Không thể dạy 
học sinh nói đúng chuẩn trong khi mình chưa đúng chuẩn. Chính vì vậy giao 
viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện phát âm đúng chuẩn 
phụ âm đầu L/N. Muốn làm được điều này, ngoài việc nắm vững được phương 
thức phát âm hai phụ âm đầu L/N mà còn tự phát hiện ra bản thân còn phát âm 
chưa chuẩn ở mọi lúc, mọi nơi. Trao đổi, nhờ sự giúp đỡ qua lại của đồng 
nghiệp và người thân để kịp thời sửa ngọng (nếu sai) để luôn tự tin trước đồng 
nghiệp và học trò và quan trọng hơn là tấm gương để học trò noi theo.
 Khi làm mẫu cho học sinh luyện nói, đọc theo, giáo viên cần làm được cả 
mẫu đúng và mẫu sai của học sinh, nhờ đó học sinh lắng nghe, phân biệt đâu là 
mẫu đúng, đâu là mẫu sai để luyện theo mẫu đúng và tránh sai. Khi giáo viên 
làm mẫu luyện nói, đọc cần kết hợp phân tích lại phương thức phát âm L/N cho 
học sinh.
3. Luyện phát âm đúng các âm L/N theo các cấp độ
3.1. Luyện phát âm đúng các âm L/N
 Căn cứ vào cách phát âm và cị trí phát âm miêu tả trên hai âm vị L/N mỗi 
hoc sinh phải có ý thức tự luyện phát âm L/N.
 *Mục đích: luyện phát âm để cho bộ máy phát âm hoạt động nhuần 
nhuyễn, thuần thục, nhất là luyện đàu lưỡi thẳng khi phát âm N (nờ) và cong khi 
phát âm L (lờ) cho quen , mềm mại, linh hoạt.
 *Cách luyện:
 -Thời gian:
+ Luyện phát âm L/N nhiều lần, nhiều lúc, nhiều ngày, liên tục.
+ Đối với HS lớp mình phụ trách tôi tranh thủ ít phút thời gian ra chơi, cuối buổi 
học hằng ngày, trong tiết tập đọc phần luyện đọc từ khó, trong lúc nói chuyện 7
 A B
Vật dùng để nấu cơm Nồi
Trái với rách Lành
Cùng nghĩ với không quen Lạ
Thứ quả có nhiều mắt, hạt đen Na
 + Giáo viên có thể cho học sinh thi tìm những từ có phụ âm đầu L/N, sau 
đó cho học sinh đọc lại nhiều lần.
Ví dụ: Yên lặng, nhẫn nại, gian nan, nở hoa, lấm tấm, lá vàng, lo lắng, lăn lóc, lơ 
lửng, lung linh, lạnh lùng, lỏng lẻo, non nớt, nấu nướng, no nê.
 + Giáo viên cho các em luyện phát âm từ từ dễ, ngắn đến từ khó, dài, 
luyện làm nhiều lần, liên tục.
Ví dụ: Làm
 Làm việc chăm chỉ
 Sau khi các em đọc phát âm chuẩn rồi thì chuyển sang luyện đọc câu văn, 
câu thơ.
3.3. Luyện đọc các câu, đoạn văn thơ có các từ ngữ có phụ âm đầu L/N
 * Mục đích: Để các em nhớ phát âm và từ ngữ mang âm được phát gắn 
với nghĩa đi vào hoạt động giao tiếp bằng văn tự (chữ viết). Lúc này chữ viết 
nhắc nhớ lại âm và bật ra đúng.
 * Cách luyện:
-Thời gian: Luyện trong các giờ hoạt động tập thể và giờ sinh hoạt lớp.
- Hình thức: Giáo viên chọn câu văn, câu thơ, đoạn văn có ý nhĩa hấp dẫn, hay, 
vui vẻ, hài hước, nhằm tạo ra sự hấp dẫn, dễ nhớ, dễ thuộc, và gần gũi với các 
em. Từ đó các em sẽ tham gia hào hứng hơn.
Ví dụ:
+ Năm nay em lớn lên rồi
+ Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm..
+ Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
 (Ca dao)
 Lên non mới biết non cao 9
 *Mục đích: Luyện phát âm trong hoạt động nói, một hoạt động đòi hỏi 
nhớ âm - nghĩa đã cao hơn - nhớ tự động và phát âm chuẩn tự dộng, không có 
văn tự kích thích.
 *Cách kể câu chuyện:
+ Giáo viên chọn cho học sinh nhưng câu chuyện ngắn kể trước, những câu 
chuyện dài kể sau. Có thể lúc đầu cho học sinh kể phân vai, sau đó tự một mình 
kể theo giọng điệu các vai. Có như thế phần nào các em hứng thú rèn đọc phát 
âm hơn.
+ Lúc đầu cho các em kể chậm, vừa kể vừa nhớ cách phát âm, sau đó các em kể 
nhanh dần.
+ Các em tự kể chuyện một mình nhiều lần cho quen và kể cho bạn hoặc người 
khác nghe để mọi người kiểm tra cách phát âm L/N đã chuẩn chưa.
+ Các em tập kể nhiều lần.
+ Các em kể trên lớp, giờ ra chơi, truy bài cho bạn nghe và tự chỉnh sửa lỗi cho 
nhau.
 Trong các giờ kể chuyện giáo viên cần cho học sinh thực hành kể nhiều. 
Giáo viên cần chú ý sửa lỗi cho các em.
Ví dụ:
- Chiếc bút mực. ( Khi kể cần hcus ý một số từ như: nức nở, buồn lắm, loay 
hoay, ngoan lắm, ...)
4.2. Luyện phát âm L/N qua các bài hát có từ ngữ chứa nhiều phụ âm - nghĩa 
đã cao hơn - nhớ tự động và phát âm chuẩn tự động, không có văn tự kích 
thích.
 *Cách luyện:
+ Các em tự hát một mình và hát cho bạn, thầy cô, người khác nghe để các em 
có thể tự kiểm tra cách phát âm của mình hoặc nhờ thầy cô, mọi người sửa giúp.
+ Hát nhiều lần: Tìm các bài có nhiều phụ âm đầu L/N
+ Hát trong giờ âm nhạc, hát trong giờ Sinh hoạt tập thể, hát trong Hoạt động 
ngoài giờ, hát những lúc giải lao...
Ví dụ: - Học bài hát "Ba ngọn nến lung linh"
 (Ba là cây nến vàng.Mẹ là cây nến xanh.Con là cây nến hồng.Ba ngọn nến 
lung linh. La là lá la la. Thắm sáng một gia đình.Lung linh lung linh tình mẹ tình 
cha.Lung linh lung linh cùng một mái nhà.Lung linh lung linh cùng buồn cùng 
vui.Lung linh hai tiếng gia đình.Lung linh hai tiếng gia đình.)
4.3. Luyện phát âm L/n trong giao tiếp hàng ngày
 *Mục đích: Đây là mục đích luyện phát âm có phụ âm đầu L/n đi vào hoạt 
động giao tiếp mang tính tự động. 11
qua một số làn điệu dân ca các vùng miền.
4.5. Trò chơi học tập
Ví dụ 1: Trò chơi Xì điện
 Với trò chơi này các em sẽ được chỉ định nhanh một bạn nào nói câu hoặc 
từ có chứa âm đầu L/N khi mình đã nói xong. Khi áp dụng trò chơi này tôi thấy 
các em rất sôi nổi và tham gia tích cực.
Ví dụ 2: Trò chơi " Hái hoa dân chủ"
 Với hình thức này, tôi đã chuẩn bị một số câu được in sẵn và một số phần 
thưởng cho các em đã đọc đúng. Các em sẽ bốc thăm vào câu nào thì đọc câu đó 
như:
- Chị lan được lên lớp năm.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
 *Đọc và giải câu đố
Ví dụ:
 Mùa gì nóng bức
 Trời nắng chang chang
 Đi học đi làm
 Phải mang mũ nón?
 (mùa ...)
 Sau khi áp dụng biện pháp này tôi thấy học sinh rất hào hứng và tích cực 
tham gia chơi và sửa ngọng cho các bạn.
5. Hình thức kiểm tra lần L/N
5.1. Kiểm tra hoạt động bài
 Giáo viên chủ động nghĩ ra một số câu có nhiều tiếng có phụ âm đầu L/N 
để cho học sinh nói lại ở các tiết Sinh hoạt tập thể hay Hướng dẫn học.
Ví dụ:
 Học sinh lớp 2E luôn lễ phép, niềm nở với thầy cô.
 Ông tặng cho tôi một chiếc quạt nan rất đẹp.
 Nam rất chăm chỉ làm bài.
 Lớp mình hôm nay vắng năm bạn.
 Cô Linh nói năng nhẹ nhàng lắm.
 Chú công có bộ lông lộng lẫy.
 Những lời nói nặng nề làm Na chán nản.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_s.docx